Các loại rau họ cải vô cùng đa dạng, có thể kể đến một số loại phổ biến như cải kale, cải bó xôi, cải bẹ xanh,… nhưng loại phổ biến nhất chắc hẳn là rau cải ngọt. Đây là một loại rau cải vô cùng quen thuộc với các gia đình, dễ ăn mà lại mang đến nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên, trước tình trạng thực phẩm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật đáng báo động như hiện nay, nhiều người đã tự trồng rau cải tại nhà. Rau cải dù dễ trồng nhưng nếu chăm sóc không đúng cách cũng sẽ dễ bị sâu bệnh, năng suất và không chất lượng không cao. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm về cách trồng rau cải ngọt mà chắc chắn nó sẽ vô cùng hữu ích với những ai đang định trồng loài rau này!.
Hướng dẫn cách trồng rau cải ngọt cực kỳ đơn giản
Đặc điểm
Rau cải ngọt có tên khoa học là Brassica integrifolia. Đây là một loài cây thân thảo, sống hằng năm.
Cuống lá dài, lá có màu xanh nhạt. Thông thường, chiều cao của rau đạt khoảng 30cm là đã có thể thu hoạch. Nếu để lâu, ngọn rau sẽ tiếp tục phát triển và vươn dài, xuất hiện hoa ở ngọn.
Rau cải ngọt không có vị đắng, thế nên mới được gọi là rau cải ngọt.
Nguồn gốc xuất xứ của loài rau này đến từ 2 đất nước đông dân nhất thế giới, đó là Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện nay, loại rau này được trồng rất phổ biến ở nước ta.Vào mùa vụ trồng rau cải ngọt, giá thành của nó rất rẻ, mỗi bó rau cải ngọt có giá chỉ khoảng 3.000 – 5.000 đồng.
Công dụng
Trong cải ngọt có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, lipit, canxi, các loại vitamin,… rất tốt cho sức khỏe con người. Thông thường, người ta có thể chế biến rau cải ngọt bằng các hình thức như luộc, xào, nấu canh.
Sử dụng rau cải ngọt sẽ mang đến những công dụng như tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh; hỗ trợ ngăn ngừa ung thư hay các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, xương khớp; bảo vệ sức khỏe tim mạch; hỗ trợ giảm cân vô cùng hiệu quả;…
Một số món ăn ngon được chế biến từ rau cải ngọt có thể kể đến như cải ngọt xào tỏi, cải ngọt xào các loại nấm, canh cải ngọt thịt bằm, canh cải ngọt nấu với tôm,…
Chuẩn bị
Hạt giống
Gieo hạt là phương pháp chính để trồng cải ngọt. Bạn cần chuẩn bị những hạt giống chất lượng, hạt nhỏ, hình tròn, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao. Đây là khâu chuẩn bị vô cùng quan trọng, chính vì thế, bạn nên đến những cơ sở bán hạt giống uy tín để chọn mua.
Dụng cụ trồng
Nếu gia đình bạn không có nhiều diện tích đất thì bạn có thể tận dụng những dụng cụ như xô, chậu hay thùng xốp để trồng rau cải ngọt. Việc bạn cần đảm bảo ở đây là những dụng cụ này cần có lỗ thoát nước.
Đất trồng
Để trồng rau cải ngọt, bạn cần chọn những loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng như đất phù sa, đất thịt,… Nếu được, bạn có thể mua đất sạch đóng gói ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp.
Nếu trồng trực tiếp trên đất, bạn cần xử lý sạch đất, làm đất thâậtj kỹ, dọn sạch cỏ dại và tiến hành lên luống để dễ thoát nước, tránh ngập úng khi có mưa lớn. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn thêm xơ dừa, tro trấu để tăng độ tơi xốp cho đất.
Kỹ thuật trồng rau cải ngọt
Xử lý hạt giống
Trước khi gieo, bạn cần ngâm hạt giống trong nước ấm để giúp hạt nhanh nảy mầm. Thời gian gieo khoảng 4 – 6 tiếng. Sau đó, vớt ra, để ráo nước ở những nơi khô ráo và thông thoáng.
Đợi khoảng 8 giờ sau đó, hạt giống sẽ nảy mầm, bắt đầu nhú ra thì bạn đã có thể gieo hạt.
Gieo hạt
Tiến hành gieo hạt trực tiếp trên đất. Sau khi gieo, bạn có thể phủ thêm một lớp rơm rạ lên trên bề mặt. Sau đó, tưới đẫm nước cho hạt. Vài ngày sau, hạt giống đã bắt đầu nảy mầm, phát triển thành cây con. Bạn cần chăm sóc cẩn thận để rau cho thu hoạch với năng suất cao nhất.
Chăm sóc
Ánh sáng & nhiệt độ
Rau cải ngọt ưa ánh sáng vừa phải, có khả năng chịu được bóng râm. Chính vì thế, bạn không nên để rau tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp quá lâu, có thể là khô héo lá dẫn đến chết cây.
Mức nhiệt độ thích hợp nhất để rau cải ngọt sinh trưởng và phát triển tốt là khoảng 18 – 22 độ C.
Tưới nước
Là một loại cây thân thảo háo nước, nhu cầu nước tưới của rau cải ngọt khá lớn. Bạn cần chú ý tưới nước thường xuyên, có thể điều chỉnh theo điều kiện thời tiết nhưng chú ý không được tưới quá nhiều, làm cây bị úng, thối rễ.
Bón phân
Để rau cải ngọt phát triển tốt, bạn cần bổ sung đạm cho cây. Bạn có thể dùng các loại đạm hữu cơ (như đạm cá) hay các loại đạm hóa học (như Urea). Chú ý cách ly việc bón phân cho cây ít nhất 7 ngày trước khi thu hoạch.
Làm cỏ
Cỏ dại rất dễ phát triển, cạnh tranh chất dinh dưỡng với rau cải ngọt. Chính vì vậy, bạn cần phải thường xuyên nhổ cỏ để đất chậu được sạch sẽ và thông thoáng, rau cải ngọt có thể phát triển tốt nhất.
Phòng trừ sâu bệnh
Rau cải ngọt dễ bị các loại sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh ăn lá hay ruồi đục thân tấn công. Một số bệnh mà rau cải ngọt có thể gặp phải như bệnh chết cây con, bệnh thối nhũn,…
Để phòng trừ sâu bệnh, bạn cần có chế độ tưới nước và bón phân hợp lý, sử dụng biện pháp thủ công như dùng tay bắt sâu, chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi thật sự cần thiết.
Thu hoạch
Rau cải ngọt là loại cây ngắn ngày. Nếu bạn muốn thu hoạch rau cải non thì chỉ khoảng 5 – 7 ngày sau khi gieo thì bạn đã có thể thu hoạch.
Nếu muốn thu hoạch rau cải lớn thì bạn phải đợi khoảng 30 – 35 ngày sau khi trồng. Bạn có thể thu hoạch cả cây hoặc mỗi lá, chừa lại phần thân để tiếp tục thu hoạch tiếp theo. Nếu được chăm sóc tốt, bạn có thể thu hoạch liên tục trong vòng từ 1 – 2 tháng.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Bạn có thể trồng rau cải ngọt quanh năm, trong đó nếu trồng vào mùa khô, năng suất của rau sẽ cao hơn.
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số đối tượng sau không nên ăn rau cải ngọt:
Người bị đau dạ dày: Nếu ăn nhiều rau cải ngọt sẽ sinh khí nhiều, dẫn đến tình trạng đau bụng.
Người bị viêm đường tiêu hóa: rau cải ngọt có thể gây kích thích lên vùng bị viêm loét.
Người bị sỏi thận: Trong rau cải ngọt có chứa hàm lượng oxalat cao, có thể gây ức chế hấp thu canxi và kẽm, đồng thời dễ hình thành các sỏi oxalat.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Cát Phượng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Cát Phượng, một bác sĩ thú y với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong suốt sự nghiệp của mình, mình đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ những con chó và mèo đến các động vật hoang dã như hổ, sư tử và voi. Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho các loài động vật, mình còn đam mê nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng. Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động như giảng dạy và đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với cộng đồng. Ngoài công việc, mình thích du lịch, đọc sách và tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mình cũng rất yêu động vật và luôn mong muốn góp phần giúp cho các loài động vật được sống và phát triển tốt hơn.