Nếu như rau diếp cá, rau ngải cứu có mùi hơi nồng, gây ra cảm giác khó ăn thì rau cần tây lại có mùi vị thơm ngọt, rất dễ ăn. Chính vì vậy, loài rau này rất được ưa chuộng để chế biến thành những món ăn ngon. Tuy nhiên, rau cần tây lại có giá thành cao hơn những loại rau thông thường, cách trồng rau cần tây bằng hạt cũng không quá khó nên nhiều người đã có xu hướng tự trồng loại rau này tại nhà. Về cách trồng rau cần tây, hãy cùng tìm hiểu một cách đầy đủ và chi tiết nhất qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé!.
Hướng dẫn cách trồng rau cần tây bằng hạt
Đặc điểm
Rau cần tây có tên khoa học là Apium graveolens, thuộc họ Hoa tán. Đây là loài cây thân thảo với thân cây có nhiều rãnh dọc, mọc thẳng đứng, chiều cao mà cây rau cần tây có thể đạt được là 1,5m.
Lá rau cần tây có hình mắt chim, được xẻ thành 3 mảng hoặc không xẻ tùy điều kiện phát triển của cây. Ở dưới gốc có cuống lá, thuôn dài với mép lá lượn tai bèo.
Hoa có kích thước nhỏ, nhiều tán, màu trắng nhạt hoặc xanh lục nhạt.
Quả của cần tây có hình trứng hoặc hình cầu.
Rau cần tây có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, được trồng từ lâu đời ở các nước phương Tây. Ở nước ta, rau cần tây được trồng nhiều ở các vùng thung lũng, đầm lầy như Quãng Ngãi, Bình Định,…
Công dụng
Rau cần tây có mùi vị khá đặc biệt, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Thân rau cần tây có chứa tinh dầu, nước, hợp chất nitơ, chất béo. Đặc biệt, chất xơ có trong cần tây rất có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tim mạch, chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật, phòng chống ung thư.
Thông thường, người ta thường ăn sống hoặc nấu chín rau cần tây. Sử dụng rau cần tây tươi sống thường tốt hơn nấu chín vì chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Bên cạnh đó, sử dụng rau cần tây để làm salad cũng là một lựa chọn không tệ. Đặc biệt, rau cần tây rất thích hợp nếu sử dụng để nấu chung với thịt bò.
Ngoài ra, cần tây có thể kết hợp với phô mai, bơ đậu phộng. Nếu như kết hợp rau cần tây với dưa leo, táo, và chanh có thể tạo ra một ly sinh tố ngon và bổ dưỡng.
Chuẩn bị
Đất trồng
Rau cần tây rất nhạy cảm với những loại đất bị nhiễm mặn hay ngập úng. Chính vì vậy, khâu lựa chọn đất trồng cho rau cần tây rất quan trọng. Nên chọn những loại đất có độ dinh dưỡng cao, khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Trộn thêm phân bò ủ hoai, phân gà, phân trùn quế, xơ dừa,… vào đất trồng rau cần tây. Ngoài ra, trước khi trồng còn phải sử dụng vôi để bón lót nhằm mục đích xử lý sạch mầm bệnh.
Dụng cụ trồng
Nếu như vườn bạn không đủ rộng, nhà ở thành phố bị hạn chế diện tích đất thì bạn có thể tận dụng những dụng cụ như thùng xốp, khay, xô, chậu, bao tải xi măng có sẵn trong nhà để trồng rau cần tây. Chú ý đục lỗ thoát nước cho những dụng cụ này.
Hạt giống
Hạt giống rau cần tây rất dễ kiếm ở những cửa hàng cây giống, siêu thị hay thậm chí là ở chợ. Điều quan trọng là bạn phải lựa chọn những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Kỹ thuật trồng rau cần tây
Xử lý hạt giống
Trước khi gieo, bạn cần ngâm hạt giống rau cần tây trong nước ấm (nhiệt độ khoảng 35 – 45 độ C) trong vòng khoảng 15 – 20 tiếng. Sau đó, vớt hạt giống ra rồi rửa sạch bằng nước rồi ủ trong khăn ẩm (nhiệt độ khoảng 25 – 30 độ C) trong khoảng 1 ngày. Kiểm tra xem nếu hạt giống đã nứt và bắt đầu nhú mầm thì bạn có thể đem đi trồng.
Gieo hạt
Lựa chọn thời điểm mát mẻ để tiến hành gieo hạt. Cho đất trồng đã chuẩn bị vào trong dụng cụ trồng rồi tạo các hàng có độ sâu khoảng 1cm. Tiến hành gieo hạt vào những hàng đã tạo. Mỗi hạt cách nhau khoảng 5cm.
Sau khi gieo thì phủ một lớp đất mỏng lên trên. Phủ thêm một lớp tro trấu, rơm rạ lên trên để bảo vệ hạt giống. Cuối cùng, tưới một ít nước để giữ ẩm cho hạt nảy mầm và bén rễ.
Khoảng 12 – 14 ngày sau, hạt giống sẽ nảy mầm và phát triển thành cây mới. Bạn cần chăm sóc cẩn thận để cây cho thu hoạch.
Chăm sóc
Ánh sáng & nhiệt độ
Rau cần tây ưa ánh sáng nhẹ, chính vì thế, bạn cần đảm bảo rằng cây có đủ ánh sáng mỗi ngày nhưng không được quá gay gắt. Trong những ngày hè nắng to phải có biện pháp che chắn thích hợp.
Cần tây cũng ưa khí hậu mát mẻ. Mức nhiệt độ thích hợp nhất để cần tây sinh trưởng và phát triển là khoảng 16 – 20 độ C.
Tưới nước
Rau cần tây ưa ẩm, nhu cầu về nước tưới khá lớn. Trong những ngày nắng, bạn nên tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát còn ngày mưa chỉ cần tưới 1 lần là được. Không được để cây bị thiếu nước, sẽ làm cây sinh trưởng chậm, thân cây còi cọc. Cũng không nên tưới quá nhiều làm rau bị dập nát, hư thối.
Bón phân
Sau khi trồng khoảng 15 – 20 ngày, bạn có thể tiến hành bón phân cho rau bằng phân lân và ure pha loãng với nước rồi tưới đều vào buổi chiều mát. Sáng sớm hôm sau cần tưới xả lại.
Những lần bón phân sau cần căn cứ vào tình hình thực tế của rau để đưa ra kế hoạch bón phân thích hợp. Ngưng bón phân trước khi thu hoạch ít nhất khoảng 7 – 10 ngày.
Thu hoạch
Thời gian rau cần tây cho thu hoạch là khoảng 3 – 4 tháng sau khi gieo trồng. Thời gian cho thu hoạch còn phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện chăm sóc, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng,…
Bạn có thể tiến hành thu hoạch khi cây đạt chiều cao khoảng 30 – 45cm, cắt ngang gốc cách gốc cây khoảng 3cm. Sau đó, tiếp tục bón phân để có thể thu hoạch những lứa tiếp theo.
Câu hỏi thường gặp
Ở Việt Nam, bạn có thể trồng rau cần tây quanh năm. Tuy nhiên, rau cần tây sẽ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao nếu được trồng vào mùa lạnh, trong điều kiện thời tiết mát mẻ.
Nhìn chung, rau cần tây ít khi bị sâu bệnh tấn công. Bạn cần chú ý một số bệnh như bệnh thối lá, bạc lá hay các loài sâu ăn lá. Không nên sử dụng các loại thuốc hóa học khi phát hiên sâu bệnh mà nên áp dụng các biện pháp thủ công, chế phẩm sinh học an toàn với sức khỏe con người.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
- ↑Hướng dẫn cách trồng và chăm bón rau cần tây
- ↑Kỹ thuật trồng cây cần tây tại nhà xanh mơn mởn
- ↑Hướng dẫn cách trồng cần tây đúng kỹ thuật ngay tại nhà
- ↑Cách trồng cần tây đúng kỹ thuật, năng suất cao
- ↑Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau cần tây cho năng suất cao
- ↑Cách trồng rau cần tây đơn giản nhất tại nhà
Về bài viết này
Nguyễn Mai
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, tôi là Nguyễn Mai, một bác sĩ thú y và chuyên gia chăm sóc động vật với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tôi đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y và tiếp tục theo đuổi các khóa đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã tham gia nhiều dự án và chương trình chăm sóc động vật khác nhau, từ trại nuôi đến bệnh viện thú y. Tôi cũng đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ động vật nhỏ như chim và thỏ đến động vật lớn như trâu, bò và ngựa. Điều tôi yêu thích nhất khi làm việc với động vật là cảm giác được giúp đỡ và chăm sóc cho chúng, giúp chúng cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn. Tôi luôn cố gắng hết sức mình để đảm bảo rằng mọi con vật đều được chăm sóc tốt nhất có thể. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê viết lách và chia sẻ kiến thức về chăm sóc động vật. Tôi tin rằng việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho nhiều người yêu động vật và giúp cải thiện cuộc sống của chúng. Tôi mong muốn được tiếp tục trau dồi kiến thức và kinh nghiệm của mình, đồng thời đóng góp tích cực vào việc phát triển lĩnh vực chăm sóc động vật tại Việt Nam.