Hiện nay, việc trồng rau tại nhà để sử dụng đang trở thành xu hướng. Mỗi sớm mai thức dậy, được ngắm nhìn vườn rau do chính mình chăm sóc trong làn sương mờ thật tuyệt vời phải không nào? Bên cạnh đó, diếp cá là một loài rau nhỏ bé, rất dân dã và quen thuộc với người dân Việt Nam. Không chỉ là một loài rau trong ẩm thực, diếp cá còn được coi là một vị thuốc quý nhưng vô cùng rẻ và dễ kiếm. Hơn nữa, diếp cá vô cùng dễ trồng, thậm chí là “trồng một lần ăn cả năm”. Còn chần chừ gì nữa mà không tìm hiểu về cách trồng rau diếp cá cùng chúng tôi qua bài viết sau đây để áp dụng luôn nhé!.
Hướng dẫn cách trồng rau diếp cá mọc tốt um
Đặc điểm
Rau diếp cá còn được gọi bằng những cái tên khác như dấp cá, ngư tinh thảo, sầm thảo,… Tên khoa học của diếp cá là Houttuynia cordata Thunb.
Đây là loài cây thân thảo, mọc đứng. Thân cây trơn nhẵn, có màu xanh hoặc tím với chiều cao khoảng 20 – 40cm. Diếp cá còn có thân rễ mọc ngầm dưới đất, màu trắng, rễ nhỏ của cây thường mọc ở các đốt trên thân rễ.
Lá có hình trái tim, nhọn ở đầu, hơi cong ở phần cuống. Cuống lá dài, hình trụ tròn và có bẹ. Mặt lá trên có màu xanh lục, mặt lá dưới có màu tím. Dọc theo gân của cả 2 mặt lá có một ít lông.
Diếp cá cũng có hoa màu vàng nhạt, không có bao hoa ở bên ngoài. Hoa thường mọc theo cụm ở ngọn thành bông dài 2 – 3cm. Mùa hoa nở vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 hằng năm.
Cây có mùi tanh như cá nên người ta mới gọi nó là diếp cá. Trước đây, rau diếp cá thường mọc hoang dại rất nhiều, sau này mới được đưa về trồng ở trong vườn nhà.
Công dụng
Toàn bộ rau diếp cá đều chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu là nhóm aldehyt và dẫn xuất ceton như methynol ceton, … và 3-oxodocecanal. Tinh dầu diếp cá có tác dụng giống như kháng sinh, có tác dụng giúp kháng khuẩn. Bên cạnh đó, trong diếp cá còn có chứa nhiều loại khoáng chất khác.
Một số công dụng mà diếp cá mang lại khi sử dụng như sau:
- Điều trị mụn vô cùng hiệu quả.
- Tốt cho những người bị bệnh đái tháo đường.
- Kiểm soát cân nặng, hỗ trợ giảm cân.
- Giải độc cơ thể.
- Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng…
Diếp cá còn có thể được sử dụng trong một số bài thuốc giúp trẻ em hạ sốt, trị mụn nhọt sưng tấy nhưng chưa có mủ, táo bón, sỏi thận,…
Trong cuộc sống, người ta thường sử dụng rau diếp cá để ăn sống hay ăn kèm cùng một số món ăn khác, giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Chuẩn bị
Chậu trồng
Nếu không có diện tích đất để trồng thì cũng không sao cả khi mà bạn hoàn toàn có thể trồng rau diếp cá trong chậu hay tận dụng những thùng xốp bỏ đi. Chú ý rằng, chậu trồng diếp cá cần có lỗ thoát nước ở dưới đáy.
Đất trồng
Để trồng diếp cá, bạn nên chuẩn bị những loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn có thể trộn thêm một ít xơ dừa, phân hữu cơ,… để đất thêm nhiều dinh dưỡng hơn.
Nếu bạn trồng trực tiếp trên đất với số lượng lớn thì bạn nên xới đất thật kỹ, bón lót một ít phân để đất thêm màu mỡ.
Cây giống/Cành giống
Hiện nay, ở chợ hay các nhà vườn, cây diếp cá giống được bày bán rất nhiều. Nếu không, bạn cũng có thể chuẩn bị cành diếp cá giống để giâm cành, phát triển thành cây mới. Cành diếp cá giống có chiều dài khoảng 3 – 4cm.
Kỹ thuật trồng rau diếp cá
Nếu trồng diếp cá theo phương pháp giâm cành, bạn cần găm cành vào đất trồng đã chuẩn bị sẵn, độ sâu khoảng 2 – 3cm. Đặt cành giâm ở nơi thoáng mát. Chú ý tưới nước đầy đủ khoảng 2 lần mỗi ngày. Khoảng 7 – 10 ngày sau, cây sẽ ra rễ mới và bắt đầu phát triển.
Nếu chuẩn bị cây con, bạn chỉ cần trồng trực tiếp cây vào đất trồng đã chuẩn bị với mật độ phù hợp là được.
Chăm sóc
Ánh sáng & nhiệt độ
Rau diếp cá là loại ưa bóng. Chính vì thế, bạn nên để chậu rau diếp cá tránh ánh sáng trực tiếp hoặc che chắn, tạo bóng râm để cây phát triển tốt nhất.
Mức nhiệt độ thích hợp nhất để diếp cá phát triển là khoảng 25 – 35 độ C.
Tưới nước
Nhu cầu về độ ẩm của diếp cá khá lớn. Bạn nên tưới nước cho diếp cá thường xuyên, không tưới quá nhiều nhưng cũng không để cây bị thiếu nước, khô hạn, làm diếp cá bị còi cọc, chậm phát triển.
Bón phân
Diếp cá cũng không cần quá nhiều phân bón. Trong giai đoạn cây đang phát triển, bạn có thể bổ sung một ít phân hữu cơ với liều lượng nhỏ cho cây là được.
Làm cỏ
Cỏ dại có thể sinh trưởng và cạnh tranh dinh dưỡng với rau diếp cá. Chính vì thế, bạn cần chú ý đến việc làm cỏ thường xuyên cho diếp cá.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Diếp cá ít khi bị sâu bệnh hại tấn công. Vấn đề chủ yếu mà rau có thể gặp phải là nấm làm thối thân và lá. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Carbenzim, Anvil, Mexyl-MZ và các thuốc gốc đồng để phun cho cây.
Thu hoạch
Nếu bạn chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng thì khoảng 2 – 3 tháng sau, bạn đã có thể thu hoạch diếp cá để sử dụng. Ngưng hẳn việc bón phân và phun thuốc cho diếp cá ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch.
Khi thu hoạch, bạn nên dùng dao hoặc kéo sạch để cắt hết phần thân của cây rau diếp cá, chừa lại khoảng 1 – 2cm phần gốc để rau tiếp tục phát triển, cho thu hoạch thêm thật nhiều lứa nữa.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Mặc dù rau diếp cá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không hợp lý cũng có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi sử dụng diếp cá, bạn cần lưu ý rằng, không sử dụng rau diếp cá với số lượng lớn trong một thời gian ngắn mà nên sử dụng kết hợp với các loại rau khác.
Việc sử dụng các bài thuốc từ rau diếp cá cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay người có chuyên môn về y dược.
Tất nhiên rồi! Diếp cá vô cùng dễ trồng, sức sống vô cùng mãnh liệt nên bạn hoàn toàn có thể trồng nó quanh năm.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Phương Linh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, mọi người!. Tôi là Phương Linh, một bác sĩ thú y và chuyên gia nghiên cứu về động vật. Hiện tại, tôi 29 tuổi và đam mê công việc của mình từ khi còn rất trẻ. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ thú y và sau đó tiếp tục học tập và nghiên cứu về các loài động vật khác nhau, đặc biệt là thú cưng. Ngoài công việc của mình, tôi cũng rất đam mê viết sách về động vật và thú cưng. Tôi hy vọng qua việc viết sách, tôi có thể chia sẻ với mọi người những kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thế giới động vật và giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn bên cạnh những người bạn bốn chân của chúng ta. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về động vật hay thú cưng, hãy liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Cảm ơn bạn đã đọc giới thiệu về tôi!