Cà rốt là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và vô cùng quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của các gia đình Việt Nam. Một sự thật mà bạn có thể chưa biết về cà rốt là chỉ với phần đầu củ thừa lại sau khi sơ chế, bạn đã có thể trồng lên những cây cà rốt mới. Việc trồng cà rốt tại nhà đang ngày càng phổ biến khi vấn nạn thực phẩm bị nhiễm bẩn xuất hiện tràn lan trên thị trường. Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu về cách trồng cà rốt bằng đầu củ qua bài viết dưới đây của chúng tôi!
Hướng dẫn phương pháp trồng cà rốt bằng đầu củ
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Kỹ thuật trồng cà rốt bằng đầu củ
Để trồng cà rốt, bạn có thể tận dụng phần đầu củ bỏ đi sau khi sơ chế thực phẩm để trồng nên những lứa cà rốt mới. Bạn cần đảm bảo phần đầu củ này còn tươi.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị đất trồng dinh dưỡng, có độ tơi xốp cao để trồng cà rốt. Những gia đình bị hạn chế về diện tích đất vườn có thể tận dụng những dụng cụ như thùng xốp để trồng cà rốt.
Sau đó, bạn cần đặt phần đầu củ cà rốt trên vào một bát hoặc khay nước, lưu ý lượng nước vừa đủ không ngâm ngập hết củ. Sau khi phần đầu củ ra rễ và nảy mầm thì bắt đầu di chuyển cà rốt ra để trồng xuống đất đã chuẩn bị sẵn. Sau khi trồng thì tưới một ít nước để đảm bảo độ ẩm cho cà rốt nhanh bén rễ trong đất.
Chăm sóc
Việc chăm sóc cây cà rốt sau khi trồng là điều vô cùng cần thiết, giúp cây nhanh thích nghi và phát triển tốt. Trong quá trình chăm sóc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Ánh sáng & nhiệt độ
Đảm bảo cây có đủ ánh sáng nhưng không được quá gay gắt. Tuy cây có khả năng chịu lạnh nhưng mức nhiệt độ thích hợp nhất cho cây là khoảng 20 - 25 độ C.
Tưới nước
Cà rốt yêu cầu cao về chế độ tưới nước. Bạn cần chú ý tưới nước với lượng vừa đủ cho cây, thời điểm thích hợp nhất là buổi sáng sớm. Nếu thiếu nước, củ sẽ nhỏ, nhánh phân nhiều còn nếu nhiều nước, củ dễ bị thối, nứt và bị giảm chất lượng.
Bón phân
Bón phân bằng nitơ nhưng có hàm lượng kali cao và phân lân tù 5 - 6 tuần sau khi gieo giúp cho củ có thể phát triển tốt nhất.
Loại bỏ cây cà rốt kém chất lượng
Bạn cần chú ý cắt tỉa bỏ những cây xấu, yếu ớt để dồn chất dinh dưỡng cho những cây khỏe mạnh hơn. Đảm bảo rằng cây luôn được thông thoáng, có đủ không gian để phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh
Vấn đề sâu bệnh hại cây cà rốt sẽ không xảy ra quá nhiều nhưng bạn cũng không nên chủ quan mà hãy quan sát, theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý sâu bệnh. Cây cà rốt có thể bị bệnh tuyến trùng, bệnh thối nhũn, bệnh thối đen, bệnh đốm vòng,... do nấm và vi khuẩn gây ra.
Thu hoạch và bảo quản
Thông thường, khoảng 2,5 - 3 tháng sau khi trồng, bạn đã có thể thu hoạch củ cà rốt. Bên cạnh đó, thời gian thu hoạch cà rốt cũng phụ thuộc vào giống, thời tiết, cách trồng và chăm sóc.
Sau khi thu hoạch, bạn cũng cần bảo quản cà rốt một cách hợp lý để có thể sử dụng lâu dài. Bạn có thể sử dụng hộp hoặc bọc kín để vào tủ lạnh; cắt bỏ những phần hư, dập rồi rửa sạch hay trần sơ qua nước sôi rồi bỏ vào hộp.
Câu hỏi thường gặp
Mặc dù là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng bạn cũng không được ăn quá nhiều cà rốt, có thể gây ra một số triệu chứng trên cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm dân gian từ cà rốt mà thay vào đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay người có chuyên môn.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn lựa chọn được cà rốt tươi ngon khi đi chợ:
Màu sắc: Nên lựa chọn những củ cà rốt có màu cam tươi sáng, có độ nặng và chắc thịt.
Vỏ ngoài: Nên chọn cà rốt có lớp vỏ bên ngoài trông bóng loáng, nhẵn mịn, không sần sùi hoặc xuất hiện các đốm li ti lạ thường nào trên bề mặt. Không mua cà rốt có da nhăn nheo, mềm nhũn.
Phần cuống: Chọn những củ cà rốt có phần cuống xanh tươi, không bị thối hay dập nát.
Kích thước: Chọn những củ cà rốt có kích thước vừa phải, không quá to.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.