Đậu rồng còn được biết đến với cái tên đậu khế còn tên khoa học là Psophocarpus tetragonolobus. Đây là một loại cây có quả vô cùng đặc biệt, cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người, mang lại hiệu quả kinh tế cũng rất cao. Hiện nay, đậu rồng đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi, cách trồng cây đậu rồng sai quả cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này!.
Hướng dẫn cách trồng cây đậu rồng sai quả
Đặc điểm
Đậu rồng là loài cây thân thảo, dây leo. Chiều dài mà đậu rồng có thể bò lên đến trên 3m.
Lá có 3 lá chét, hình tam giác nhọn.
Hoa có hình dáng tương tự hoa của đậu cove, thường mọc thành chùm ở nách lá. Mỗi chùm hoa có khoảng 3 – 6 hoa có màu trắng hoặc tím nhạt.
Trái đậu rồng có hình 4 cạnh với 4 cánh, mép có khía răng cưa. Bên trong trái có chứa khoảng 20 hạt hình cầu, mày trắng, vàng hoặc nâu tùy loại. Hạt này có thể trồng thành cây mới được.
Hiện nay, cây đậu rồng được trồng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tại Indonesia.
Công dụng
Trái đậu rồng có vị ngọt. Trong ẩm thực, người ta thường chế biến đậu rồng thành nhiều món ăn ngon như xào, nướng hoặc nấu canh chua. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn kèm đậu rồng với các loại mắm, cá kho, thịt kho,… hay làm gỏi cũng có mùi vị rất đặc biệt.
Trong đậu rồng có chứa nhiều khoáng chất như protein, vitamin A, vitamin B12, vitamin E,… Những món ăn được chế biến từ đậu rồng mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người như tăng cường hệ miễn dịch; giảm quá trình lão hóa ở da; tốt cho những người thiếu máu, người bị tiểu đường; tốt cho mắt;…
Chuẩn bị
Hạt giống
Gieo hạt là phương pháp nhân giống đậu rồng phổ biến nhất. Bạn có thể mua hạt giống ở các cửa hàng uy tín, trên các sàn thương mại điện tử hay tận dụng hạt giống từ quả của những vụ trước.
Để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao, bạn cần chọn những hạt giống sáng bóng, có màu nâu và to tròn. Đặc biệt, nếu chọn giống từ quả của vụ trước thì cần chọn những quả đã già, chuyển sang đen, vỏ đã khô.
Đất trồng
Đậu rồng có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây có thể cho thu hoạch năng suất cao nhất, bạn nên chọn những loại đất nhiều mùn, tơi xốp, giàu các chất dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt như đất thịt nhẹ, đất cát pha,…
Thùng xốp
Đừng quá lo lắng nếu như bạn không có nhiều diện tích đất vườn để trồng đậu rồng vì bạn hoàn toàn có thể trồng nó trong thùng xốp. Nên chuẩn bị những thùng xốp có kích thước lớn, đục thêm vài lỗ ở dưới đáy để giúp cây thoát nước.
Kỹ thuật trồng cây đậu rồng
Trước khi gieo, bạn cần ngâm hạt giống đậu rồng trong nước ẩm khoảng vài tiếng đồng hồ rồi mới đem đi gieo.
Tiến hành gieo hạt đậu rồng như sau: Cho đất trồng đã chuẩn bị vào trong thùng xốp, tạo các hố nhỏ trên đất, khoảng cách giữa các hố là 20 – 25cm. Mỗi hố gieo khoảng 2 – 3 hạt. Sau khi gieo thì phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi rải thêm rơm rạ để giữ ẩm, giúp hạt nhanh nảy mầm. Chú ý tưới nước đều đặn hằng ngày.
Khoảng 7 – 10 ngày sau, cây đậu rồng đã nảy mầm, cây con đã cao khoảng 7 – 10cm. Lúc này, bạn cần tỉa bỏ những cây con còi cọc, chỉ giữ lại những cây con khỏe mạnh và phát triển xanh tốt.
Chăm sóc
Ánh sáng & nhiệt độ
Đậu rồng cần nhiều ánh sáng để quang hợp và phát triển tốt. Bạn cần đảm bảo rằng, cây có đủ ánh sáng mỗi ngày. Trong những ngày nắng gắt thì cần có biện pháp che chắn, tránh tình trạng cây bị cháy lá.
Đậu rồng cũng ưa khí hậu ấm áp. Mức nhiệt độ thích hợp nhất để loài thực vật này sinh trưởng và phát triển là khoảng 18 – 30 độ C.
Tưới nước
Đậu rồng cũng ưa ẩm, bạn cần chú ý tưới nước khoảng 1 – 2 lần/ngày cho cây. Liều lượng nước tưới phù hợp và có thể điều chỉnh dựa vào điều kiện thời tiết cụ thể.
Bón phân
Loài cây này có thể sinh trưởng mà không cần quá nhiều phân bón. Khi cây ra khoảng 2 – 3 lá to thì bạn có thể hòa tan phân ure và phân NPK vào trong nước rồi tưới cách gốc cây khoảng 5 – 7cm.
Khi cây đã có khoảng 4 – 5 lá to thì tiến hành vun gốc, kết hợp tưới bổ sung đạm ure cho cây.
Trong giai đoạn cây đang phát triển, bạn có thể bón phân chuồng hữu cơ đã ủ hoai mục để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. Giai đoạn cây ra hoa, bạn có thể bón cho cây một ít kali.
Làm giàn
Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn, bạn nên tiến hành cắm cọc đơn giản hoặc thiết kế những giàn leo phù hợp với điều kiện cụ thể của bạn. Vì là một loại cây thân leo như đậu đũa, việc làm giàn sẽ giúp đậu rồng có thể leo bám và phát triển tốt nhất.
Cắt tỉa
Khoảng 40 – 50 ngày sau khi gieo, lúc này, đậu rồng đã leo phủ kín giàn, bạn cần tiến hành tỉa bớt cành lá bị sâu bệnh để cây tập trung ra hoa kết trái.
Phòng trừ sâu bệnh
Đậu rồng ít khi bị sâu bệnh tấn công. Đôi khi rầy mềm có thể tấn công và gây hại phần ngọn non. Nếu phát hiện rầy, bạn có thể sử dụng dung thuốc sinh học BrighTin để phun phòng trừ.
Thu hoạch
Khoảng 2 – 2,5 tháng sau khi gieo, cây đậu rồng có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên. Khoảng 2 – 3 ngày sau khi nở thì hoa sẽ thụ phấn và dần nhú quả. Sau khi hoa héo khoảng 1 tuần, quả sẽ nhanh chóng phát triển. Chiều dài của quả trưởng thành khoảng 15 – 20cm. Trái đậu rồng sẽ có màu xanh đậm dần rồi cho thu hoạch.
Cây cho thu hoạch nhiều đợt. Sau mỗi lứa thu hoạch thì cần bổ sung thêm phân bón, tưới nước đầy đủ cũng như vun xới gốc cho cây.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Ở miền Nam, khí hậu nóng ẩm quanh năm nên cây đậu rồng được trồng phổ biến hơn. Tại đây có 2 vụ trồng đậu rồng, đó là vụ Xuân (gieo hạt vào tháng 2) và vụ Thu (gieo hạt vào tháng 8)
Ở miền Bắc, thời vụ trồng đậu rồng thường bắt đầu vào khoảng cuối tháng 7 – đầu tháng 8.
Đậu rồng sau khi thu hoạch nên sử dụng luôn để đảm bảo giá trị dinh dưỡng được giữ nguyên. Nếu chưa sử dụng kịp, bạn có thể cho đậu rồng vào túi nilon kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 2 ngày.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.