Đậu đũa hay tên gọi khác là đậu dải áo là loại thực vật có giá trị dinh dưỡng cao, nó được trồng khá phổ biến trên đất nước ta. Đậu đũa cực kỳ giàu dinh dưỡng, chất xơ và protein, ngoài ra đậu đũa là nguồn cung cấp biochanin A đóng vai trò quan trọng trong các khẩu phần ăn để phòng chống bệnh ung thư. Đậu đũa không chỉ dễ ăn mà còn bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, là một loại thực phẩm tuyệt vời mà ai cũng nên trồng. Cách trồng đậu đũa khá đơn giản và dễ chăm sóc. Hãy cùng Wikifarm khám phá cách trồng đậu đũa ít sâu bệnh, cho ra sai quả thông qua bài viết dưới đây:
Hướng dẫn cách trồng đậu đũa năng suất cao
Giới thiệu cây đậu đũa
Đặc điểm của cây: Đậu đũa thuộc loại cây leo hằng năm, được người dân trồng để chế biến thực phẩm, là món ăn khá phổ biến trong mâm cơm Việt Nam. Rễ cây đậu đũa phát triển mạnh, có thể đâm sâu tới 3m nên khả năng chịu hạn của cây đậu đũa khá tốt. Thân cây đậu đữa được chia làm 2 loại: Loại dạng bụi và loại dạng leo, đối với cây dạng leo thì khi trồng bà con cần chú ý làm giàn vì cây có thể leo từ 2-4m. Lá cây đậu đũa có màu xanh đậm, dạng lá kép với 3 lá chét hình tam giác, dài từ 7 – 12 cm, rộng khoảng 4 – 5 cm. Hoa đậu đũa là loại hoa lưỡng tính, tùy từng loại hạt giống mà hoa đậy đũa có màu trắng, vàng hoặc tím. Qủa đậu đũa có mày xanh dài 35 - 75 cm.
Phân loại:
- Đậu đũa lùn: tên gọi khác là đậu đũa ngồi, cây đậu đũa lùn cao 50 – 70 cm, trái ngắn 30 – 35 cm, thịt trái chắc, ngon, hạt dày, thời gian sinh trưởng ngắn (70 - 75 ngày), cây ch ra năng suất thấp hơn cây đậu đũa leo.
- Đậu đũa leo: thuộc loại cây thân sinh trưởng vô hạn, cho ra trái dài 40 – 70 cm, màu trái thay đổi từ xanh nhạt (giống hạt trắng) đến xanh rất đậm (giống hạt đen). Các loại giống cây đậu đũa leo: giống đậu hạt trắng, hạt đỏ, hạt trắng đỏ, hạt đen và hạt trắng đen. Lưu ý khi trồng đậu đũa leo phải bắt giàn. So với đậu đũa lùn thì đậu đũa leo cho ra năng suất cao hơn nên được trồng phổ biến hơn.
Tìm hiểu thêm🌴Cách trồng dừa🌴
Chuẩn bị trồng cây
Đất trồng: Trồng đậu đũa không kén đất, nhưng đòi hỏi đất phải thoát nước, tơi xốp, loại tốt nhất để cây phát triển đó là đất thịt nhẹ, nhiều chất hữu cơ, có độ pH 6 -7. Trước khi trồng cây thì bà con phải cày rồi phơi ải ít nhất 1 tuần, sau đó bón vôi bột, rồi xử lý đất bằng thuốc Basudin 10H rải đều trước khi phay đất để hạn chế sâu hại từ đất.
Ánh sáng: Đậu đũa là loại cây thực vật ưa ánh sáng mạnh nên khi trồng cây đậu đũa lưu ý điều kiện chiếu sáng từ 11-13 giờ trong ngày.
Nhiệt độ: Đậu đũa là loại cây ưa nhiệt độ ấm áp, nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển đó là từ 25 - 35 độ. Trên 35 độ cây vẫn phát triển nhưng cho ra năng suất thấp.
Chọn giống cây: Để trồng cây cho ra năng suất cao thì khâu chọn hạt giống khá quan trọng. Lưu ý phải chọn những hạt giống to, chắc, khỏe, không bị bệnh, không chọn những hạt lép. Bà con nên chọn mua hạt giống đậu đũa ở các cửa hàng hay trang thương mại điện tử uy tín.
Đọc thêm 🌾Cách trồng kê🌾
Trồng cây bằng hạt
Ngâm hạt: Trước khi gieo hạt, cần ngâm hạt trong nước với tỷ lệ nước là 2 sôi 3 lạnh, ngâm trong vòng 4 tiếng để hạt dễ nảy mầm. Sau khi ngâm đủ thời gian, lấy hạt giống ra và ủ ngay vào khăn ẩm, thường xuyên bổ sung nước cho đến khi hạt giống nứt nanh mới đem gieo vào khay trồng
Làm đất: Để làm đất, cần cày bừa kỹ, làm cỏ, lên luống và san phẳng mặt luống. Đất cần được chuẩn bị sao cho dễ tưới nước và thoát nước tốt. Khi làm luống rộng khoảng 90-100cm, rãnh rộng khoảng 30-40cm; cao khoảng 30cm.
Gieo hạt: Sau khi đã chuẩn bị đất kỹ lưỡng, hạt giống được ủ cho đến khi nứt nanh thì mới gieo. Gieo 2 hàng trên luống, với khoảng cách hàng 60-65cm, cây cách cây 25-30cm. Sau khi gieo hạt xong thì phủ đất kín hạt dày 1 cm, sau đó tưới nhẹ trên mặt luống.
Nên đọc 🌶Cách trồng ớt🌶
Chăm sóc sau khi trồng
Làm giàn: Đối với những cây đậu đũa leo bà con lưu ý khi trồng cần phải làm giàn giúp cây vươn lên hấp thụ các chất dinh dưỡng. Có thể dùng cọc cắm giàn chữ A cao khoảng 1,5 – 1,8 m; khoảng cách 0,5 – 0,6 m; sau đó giăng dây để đậu đũa leo lên giàn.
Lưu ý khi cây ra hoa cần tỉa bớt lá già, lá bị sâu bệnh để hạn chế sự lây lan của sâu bệnh.
Tưới nước: Khi chăm sóc đậu đũa, việc tưới nước đều đặn là rất quan trọng để giúp cây phát triển. Cần tưới nước cho cây một ngày hai lần vào sáng sớm và chiều tối, đảm bảo độ ẩm là đất là 70% đặc biệt là thời kỳ cây ra hoa, tạo quả.Nếu trong thời kỳ này không cung cấp nước đầy đủ thì cây sẽ cho ra năng suất thấp, hạt không chắc thịt.
Bón phân: Để cây cho ra năng suất cao và chất lượng quả tốt thì việc bón phân sau khi gieo hạt vô cùng quan trọng. Việc bón phân chia làm 3 giai đoạn:
- Lần 1: Sau trồng 10 ngày, trung bình 1 ha thì hòa tan phân kali và ure pvới nước rồi tưới vào gốc cây với hàm lượng: 13 kg đạm urê, 50 kg NPK loại 16:16:8
- Lần 2: Sau trồng 25 ngày, tương tự như lần 1 nhưng với hàm lượng nhiều hơn đó là : 25 kg đạm urê, 50 kg NPK loại 16:16:8
- Lần 3: Sau trồng 40 ngày, khi cây ra hoa rộ, bà con cần bón theo hàm lượng sau: hòa tan 25 kg đạm urê, 50 kg kali clorua, 75 kg NPK loại 16:16:8 rồi tưới vào hốc cây.
Bài viết hay 🍑 Cách trồng bưởi 🍑
Phòng trừ sâu bệnh
Việc chăm sóc và bảo vệ cây khỏi sâu bệnh là việc vô cùng quan trọng bởi nếu không chăm sóc, bảo vệ cây trước sâu bệnh thì cây sẽ cho ra năng suất thấp, thậm chí là làm chết cây.
Đối với cây đậu đũa thì cần lưu ý những sâu bệnh sau: âu vẽ bùa, bọ phấn, sâu đục quả, bệnh héo vàng, gỉ sắt… Trong đó, sâu đục quả là đối tượng khó phòng trị nhất bởi khi phát hiện thì sâu đã đục vào trong trái, để phòng ngừa sâu đục quả thì chỉ nên dùng có loại thuốc gốc vi sinh, thảo mộc, thuốc có thời gian cách ly ngắn như như Biocin, Actame,Confitin ,...
Ngoài các sâu bệnh đã kể trên thì còn có một số bệnh khác như đốm lá, thán thư hại lá,... các bệnh này phát triển mạnh vào mùa mưa, khi phát hiện có thể điều trị bằng các loại thuốc sau: Benzeb, Carbenzim, Alpine.
Bài viết hay 🌞 cách trồng hoa hướng dương 🌞
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống đậu đũa có thể trồng quanh năm ở nhiều vùng miền khác nhau. Nhưng thời điểm để trồng đậu đũa tốt nhất, cho ra năng suất cao, ít sâu bệnh đó là:
Thời điểm đông xuân: gieo hạt vào tháng 11 – 12
Thời điểm xuân hè: gieo hạt vào tháng 2 – 3
Thời điểm hè thu: gieo hạt vào tháng 5 – 6
Thời điểm thu đông: gieo hạt vào tháng 8 – 9
Tính từ lúc gieo đậu đũa đến lúc thu hoach đậu đũa là khoảng 50 -60 ngày, thời gian thu hoạch còn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc cây của bà con.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.