Nước dừa là thức uống khá quen thuộc đối với mỗi người, vì vậy trồng dừa không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, mà nó còn giúp cải thiện sức khỏe như: chống oxy hóa, hỗ trợ phòng ngừa sỏi thận, ổn định huyết áp,.....Ở nước ta dừa được trồng nhiều ở các tỉnh Miền Tây như: Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre,.... với đủ các loại dừa: Dừa xiêm, dừa Tam Quang, dừa lửa, dừa dứa, dừa dâu, dừa sáp...Để trồng được vườn dừa có năng suất cao, đáp ứng đủ các nhu cầu thị người thì bà con gặp phải không ít những khó khăn. Vì vậy, bài viết dưới đây wikifarm sẽ giới thiệu chi tiết đến các bạn kỹ thuật trồng cây dừa đúng cách đem lại năng suất cao.
Hướng dẫn cách trồng cây dừa năng suất cao
Giới thiệu cây dừa
Đặc điểm của cây: Cây dừa là 1 trong loại cây thân gỗ, cây ăn quả lâu năm ở nước ta. Nó thường được tìm thấy nhiều ở những vùng nhiệt đới ẩm và phát triển rất tốt trên đất pha cát với khả năng chống chịu mặn tốt. Đây là loài cây ưa nước nên thường được trồng ở ven biển, ven các bờ đê, bờ ao. Cây dừa có thể cao tới 30m với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.
Phân loại:
- Giống dừa cao: Phổ biến như: dừa ta, dừa bung, dừa bung,.. Đặc điểm của giống dừa cao là gốc to, đường kính gốc khoảng 0,5 - 0,7m. Phân thân to khoảng 0,25m- 0,30m với chiều cao tâm 20-30m. Giống dừa này chịu thụ phấn chéo hoàn toàn nên sẽ ảnh hưởng đến trái bị lai hoàn toàn.
- Giống dừa lùn: gồm các loại dừa quen thuộc như: dừa xiêm, dừa Tam Quan, dừa dứa,...có đặc điểm như: cao khoảng 10-12m; đường kính khoảng 0,35m. Giống dừa này tự thụ phấn hoàn toàn nên trái sẽ ít khi bị lai.
Chuẩn bị trồng cây
- Chọn đất trồng: Cây dừa phát triển tốt nhất ở đất phù sa, đất đỏ bazan. Ngoài ra thì ở các vùng đất khác vẫn trồng được nhưng tỷ lệ sống hoặc năng suất quả không cao.
- Nhiêt độ và độ ẩm: Nhiệt độ thích hợp cho cây dừa tăng trưởng đó là từ 27- 29 độ. Nếu trồng cây ở nơi có nhiệt độ thấp hơn thì cây sẽ giảm năng suất hoặc cây ra trái sẽ bị rụng. Độ ẩm phù hợp khi trồng cây dừa đó là từ 60-90%.
- Ánh sáng: Dừa là cây ưa sáng, nếu bị che bóng rợp thì cây bị cằn cõi, chậm cho trái.
- Nước: Dừa là loại cây trồng cho trái quanh năm, vì vậy cần cung cấp lượng nước tưới đầy đủ cho cây dừa nhất là trong mùa khô để đảm bảo năng suất cho cây. Vì vậy dừa thường được trồng ven các bờ ao, bờ đê vì có sẵn nguồn nước.
Chọn giống
Dân gian cho rằng chọn trái giống nên chọn trái to, ngon, cơm dày thì cây con sau này sẽ nhận được hệ gen chuẩn. Dừa giống phải là trái khô rụng từ cây xuống. Lưu ý khi chọn dừa giống phải chọn cây có tuổi thọ nhiều năm, với giống dừa cao thì tuổi thọ cây mẹ từ 15-30 năm, với giống dừa lùn thì tuổi cây mẹ từ 10-15 năm là đạt chuẩn.
Giống như cách trồng cây bưởi, chọn giống tốt sẽ là yếu tố chính quyết định trái dừa to và cho ra nhiều trái.
Trồng cây
Bước 1: Sau khi chọn được giống dừa đạt chuẩn. Người trồng sẽ dùng dao vạt một phần vỏ cho mầm cây dễ phát triển. Đặt trái dừa nằm nơi mát mẻ, có hơi ẩm tầm 1 đến 2 tháng để trái đâm chòi non
Bước 2: Ươm giống. Cho dừa đã lên mầm (lên mọng) vào bất đất đường kính khoản 30cm (to hơn chiều dài trái dừa một xíu), tưới nước giữ ẩm, để nơi có ánh nắng đề cây con phát triển.
Bước 3: Khi cây con được khoảng 3-4 lá mầm và rể đã đâm ra khỏi bầu thì tiến hành trồng.
Bước 4: Cây dừa phát triển tốt nhất ở đất phù sa, đất đỏ bazan. Ngoài ra thì ở các vùng đất khác vẫn trồng được nhưng tỷ lệ sống hoặc năng suất quả không cao. Sau khi chọn được nơi trồng phù hợp thì tiến hành đào hố, hố trồng dừa nên gần nguồn nước và nhiều ánh sáng, không bị che khuất bởi những cây khác. chiều sâu hố chỉ nên ngập quả dừa khoảng 5cm để giữ quả dừa không bị xê dịch.
Bước 5: Cây dừa không cần bón lót. Sau khi trồng khoảng 1 năm, cây đã bén rễ thì tiến hành bón phân quanh gốc theo chiều rộng tán lá. Đào khoảng 3 lỗ nhỏ xung quanh gốc, cho phân vào lỗ và lấp lại. Cây sẽ tự hấp thụ phân. Ở nơi gần nguồn nước dừa không cần được tưới nước.
Cây dừa trồng ở nơi phù hợp thì khoảng 3 năm sẽ bắt đầu cho trái.
Chăm sóc cây
Để dừa luôn tăng trưởng, phát triển tốt cho ra nhiều trái thì bạn nên bón phân chuồng ủ hoặc phân bón hóa học NPK. Đặc biệt là giai đoạn dừa cho trái rất cần tăng cường phân kali để dừa đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Ngoài ra để phòng ngừa dừa rụng trá non, hay bị bọ đục,.. thì cần bón thêm vôi, phân hữu cơ,...
Để phát huy tối đa tác dụng của phân bón giúp cây dừa luôn đủ dinh dưỡng cho hiệu quả sử dụng cao, cùng một lượng phân nhưng chia ra bón nhiều lần trong năm tốt nhất là bón hàng tháng hoặc ít nhất là 6 lần/năm.
Phòng trừ sâu bệnh
Kẻ thù lớn nhất của cây dừa là bọ cánh cứng, con nhộng của con bọ này này dân gian gọi là con đuông dừa. Khi bị bọ cánh cứng tấn công thì phần "não" của cây dừa tức là phần lá non nhất của cây sẽ bị đục rỗng dẫn đến cây dừa mất sức dần và chết.. Khi phát hiện cây dừa bị bọ (đuông dừa) tấn công thì chủ vườn phải lập tức chặt bỏ và giết toàn bộ bọ/ đuông con bên trong rồi đốt cây dừa đi nếu không sẽ bị lây lan cả vườn. Ngoài ra có một cách chủ vườn hay dùng để trị đuông dừa đó là đục 1 lỗ bằng ngón chân cái trên thân cây dừa, sau đó nhét một tấm vải đã tẩm thuốc trừ sâu vào đó và đậy lại. Nước dẫn từ rễ lên thân cây sẽ cuốn theo thuốc hóa học lên củ hủ để tiêu diệt con đuông dừa (cách này khá nguy hiểm vì thuốc sẽ ngấm vào trái)
Ngoài đuông dừa thì kẻ thù thứ 2 của cây dừa đó là kiến vương: Các con kiến cắn phá và đục phần mô mềm ở ngọn, đọt non, chúng thường tấn công vào giai đoạn cây con khiến cho cây bị chết. Cách để trị kiến vương đó là dùng vôi quét kín phần gốc dừa để ngăn chúng đẻ trứng, thường xuyên phun nấm xanh (Metarhizium anisopliae) hoăc dùng các loại thuốc hóa học như: Chlorantraniliprole+Thiamethoxam (Virtaco 40WG), Thiamethoxam (Actara25 WG), phun lên cây hoặc phun vào các lỗ bị đục, bị cắn phá.
Câu hỏi thường gặp
Khi chủ vườn thấy cây bị rụng trái non hoặc trồng cây nhưng không ra quả thì đối với trường hợp này, chủ vườn cần bón thêm vôi với khối lượng từ 3 – 4 kg/ cây; thay đổi công thức bón phân, bón nhiều phân hữu cơ, phân kali loại CLORUA.
Sau khi trồng cây dừa đúng kỹ thuật, bạn cần chăm sóc đúng cách thì dừa mới tăng trưởng phát triển cho ra nhiều trái đó là: tạo bồn đất quanh gốc cây dừa để giữ chất dinh dưỡng cho cây, thúc đẩy cây cho ra nhiều trái; chăm sóc bón phân đúng thời hạn với liều lượng vừa đủ; ngoài ra phải phòng ngừa sâu bệnh, dịch hại, thường xuyên thăm vườn, quan sát để phòng ngừa kịp thời, tránh bị sâu bệnh phá hoại cây. Nếu bạn thực hiện tốt các vấn đề trên, thì cây dừa của bạn sẽ phát triển tốt, cho ra nhiều trái, trái dừa nhiều nước, nước ngọt và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Cát Phượng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Cát Phượng, một bác sĩ thú y với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong suốt sự nghiệp của mình, mình đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ những con chó và mèo đến các động vật hoang dã như hổ, sư tử và voi. Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho các loài động vật, mình còn đam mê nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng. Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động như giảng dạy và đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với cộng đồng. Ngoài công việc, mình thích du lịch, đọc sách và tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mình cũng rất yêu động vật và luôn mong muốn góp phần giúp cho các loài động vật được sống và phát triển tốt hơn.