Cây mít ta, hay còn gọi là mít dai, là một loại cây ăn quả vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Mít không chỉ cho quả mà còn mang đến nhiều công dụng hữu ích khác cho đời sống con nguời. Hơn nữa, hiệu quả kinh tế mà cây mít ta mang lại cũng rất cao. Vậy, bà con nông dân đã biết cách trồng cây mít ta nhanh ra quả hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé!
Hướng dẫn cách trồng mít ta nhanh ra quả
Đặc điểm
Cây mít ta có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus Lamk. Đây là loài cây thân gỗ với vỏ mày nâu, hơi sần sùi. Cây cao, chiều cao trung bình khoảng 7 – 20m.
Rễ cây thuộc dạng rễ cọc, bám rất sâu trong lòng đất. Điều này giúp cây có thể hút được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Lá thuộc dạng lá đơn với phiến lá tương đối dày. Lá có màu xanh, mặt trên đậm hơn mặt dưới, mọc đối xứng nhau, gân lá nổi lên rõ ràng trên mặt lá. Chiều dài của lá khoảng 8 – 15cm.
Hoa đơn tính, trên một cây có cả hoa đực và hoa cái. Trong đó, hoa đực nhỏ và dài, thường không có cánh hoa còn hoa cái mọc thành cụm từ nhiều hoa nhoe, nhụy tách đôi và nổi lên trên. Hoa thường có màu vàng xanh.
Quả có kích thước khá lớn, có thể nặng từ vài cân đến vài chục cân. Vỏ bên ngoài có nhiều gai nhỏ, sần sùi. Bên trong có nhiều múi vàng, vị ngọt thơm và ăn dai giòn sần sật. Bên trong cái múi mít là hạt mít to tròn, vỏ màu nâu nhạt. Bao quanh các múi mít là các sơ dài.
Thời gian cho quả là khoảng 3 năm sau khi trồng.
Công dụng
Trong cuộc sống, cây mít ta mang lại rất nhiều công dụng hữu ích cho đời sống con người, có thể kể đến như:
Cho quả giàu dinh dưỡng: Mít là một loại cây ăn quả, chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành những món ăn khác như chè, sữa chua hay sấy khô, làm mứt,…
Mang lại hiệu quả kinh tế cao: Quả mít có giá trị kinh tế cao do giá bán của nó trên thị trường dao động khoảng 20.000 – 50.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, thân cây mít cũng có thể sử dụng để làm gỗ cho đời sống con người như làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm đình chùa,…
Làm cây cảnh trang trí: Hình ảnh cây mít ta sai trĩu quả vô cùng thú vị, có thể sử dụng để trang trí những không gian như nhà vườn, biệt thự, quán cafe, nhà hàng, khu du lịch,… Cây mít có tán xanh tươi, khỏe mạnh nên mang lại bóng mát, hơn nữa cây mít còn có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ chất độc hại để không khí thêm trong lành hơn.
Làm thuốc chữa bệnh: Những bộ phận của cây mít ta đều có khả năng làm thuốc chữa bệnh. Ví dụ như lá có thể làm thuốc điều trị chứng khó tiêu, rễ có thể điều trj tiêu chảy,…
Chuẩn bị
Chọn cây giống
Có nhiều phương pháp để nhân giống cây mít. Tuy nhiên, để năng suất và chất lượng cây trồng được cao nhất, cây sai trĩu quá. Cây giống mít ta được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng cây cảnh hay vườn ươm cây giống. Nên chọn những cây giống khỏe mạnh, phát triển xanh tốt và không bị sâu bệnh.
Đất trồng
Để trồng cây mít ta, bạn chỉ cần chọn những loại đất trồng tơi xốp và giàu các chất dinh dưỡng là được.
Sau đó, bạn cần chuẩn bị những hố với độ sâu, kích thước tùy thuộc vào kích thước cây mà bạn đã mua. Ngoài ra, bạn cần rải vôi bột để khử trùng và cân bằng độ PH cho đất và trộn thêm các loại phân bón, mùn trấu cho đất trồng thêm dinh dưỡng.
Kỹ thuật trồng cây mít
Kỹ thuật trồng cây mít ta vô cùng đơn giản. Trước hết, bạn cần nhẹ nhàng tháo bầu của cây mít giống. Sau đó, đặt cây mít giống vào ở giữa hố. Tiến hành lấp đất, nén chặt và cố định cây. Cuối cùng, tưới cho cây một ít nước để cây thích nghi với môi trường mới, đảm bảo đủ độ ẩm để bén rễ.
Chăm sóc
Tưới nước
Trong giai đoạn đầu sau khi trồng cây mít, cung cấp nước đều đặn. Tuy nhiên, sau khi cây mít đã đạt 1 năm tuổi, hạn chế lượng nước cung cấp. Nếu trồng cây vào mùa mưa, bạn có thể không cần tưới nước cho cây.
Bón phân
Bón phân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên năng suất thu hoạch.
Sau khi thu hoạch, bón khoảng 5kg phân chuồng đã được ủ hoai mục/gốc và 0.4kg phân lân/gốc mít để giúp cây phục hồi và phát triển rễ tốt hơn.
Trước khi cây ra hoa, bổ sung 0.4kg phân AT-02 để hỗ trợ cây trổ hoa đều hơn.
Trước khi thu hoạch trái khoảng 1 tháng, bón 0.3kg phân NPK (13-7-19 + TE) để trái phát triển to và không bị thối, rụng.
Từ năm thứ 4 trở đi, bón định kỳ với 25kg phân chuồng đã được ủ hoai mục + 1kg vôi bột và phân hóa học. Chia phân hóa học thành 3 lần bón, cách nhau 10 ngày/lần với urê, kali và DAP.
Khi cây ra hoa, tiếp tục bón kali và DAP 3 lần cách nhau 10 ngày/lần. Khi cây ra trái, bón thêm urê và kali.
Hiện nay, bà con có thể dùng đến máy bay phun thuốc trừ sâu để bón phân cho cả vườn mít hiệu quả hơn. Máy bay đem lại nhiều lợi ích đáng kể như: tiết kiệm lượng phân bón, rải đều phân và đảm bảo sức khỏe cho bà con,…
Tỉa cành, tạo tán
Tỉa cành giúp loại bỏ cành không cần thiết, cành nhỏ, cành mọc không đúng hướng, và cành bị sâu bệnh.
Giữ lại khoảng 4-5 cành mít cấp 1, cách gốc từ 45cm, mọc theo hướng khác nhau, và duy trì khoảng cách giữa cành trên và cành dưới là 45cm.
Hạn chế số lượng cành cấp 2 để tránh cây quá dày, tạo điều kiện cho sâu bệnh và cung cấp thêm khí oxy cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Theo dõi và phòng trừ các bệnh như chảy nhựa, thối gốc, thối quả, ruồi đục quả, sâu đục thân, đục cành, rầy, rệp bằng cách sử dụng các loại thuốc phòng trừ thích hợp.
Bao trái mít trong giai đoạn trái rụng sinh lý để bảo vệ trái khỏi sâu đục trái.
Thu hoạch
Như đã đề cập ở trên, khoảng 3 năm sau khi trồng, cây mít ta sẽ cho thu hoạch. Lúc này, bạn đã có thể tận hưởng thành quả cho những công sức mình đã bỏ ra. Lưu ý cẩn thận khi thu hoạch để hạn chế trái bị dập nát.
Đọc thêm:
Câu hỏi thường gặp
Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây mít là khoảng tháng 5 – 7 hằng năm. Bởi vì lúc này là đầu mùa mưa, lượng mưa đều đặn, các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm vô cùng ổn định để cho cây mít ta bén rễ, thích nghi và phát triển nhanh chóng.
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên, khi ăn mít, bạn vẫn cần lưu ý những điểm sau:
Không ăn quá nhiều mít trong một thời gian ngắn.
Ăn mít đúng thời điểm, không ăn mít khi đang đói.
Hạn chế ăn mít khi bị tiểu đường, gan nhiễm mỡ,…
Nên ăn mít kèm cùng các loại hoa quả khác.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
- ↑Kỹ thuật trồng cây mít ta đúng chuẩn, cho ra quả nhanh nhất
- ↑Kỹ thuật trồng và 5 cách chăm sóc mít ta nhanh ra quả nhất
- ↑Các biện pháp sau kích thích cây mít ra quả sai từ gốc đến
- ↑Mẹo giúp cây mít thái ra quả sớm, sai trĩu quả
- ↑kỹ thuật trồng chăm sóc cây mít đạt hiểu quả cao
- ↑Cây mít – Đặc điểm, Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít
Về bài viết này
Nguyễn Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, tôi là Nguyễn Nam, 29 tuổi, là một bác sĩ thú y và chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê thế giới động vật và luôn có niềm yêu thích mãnh liệt dành cho những sinh vật này. Từ khi còn nhỏ, tôi đã bắt đầu khám phá và tìm hiểu về đa dạng của thế giới động vật. Với tư cách là một chuyên gia chăm sóc thú cưng, tôi có kinh nghiệm và kiến thức để giúp các loài vật nuôi của bạn tìm thấy sức khỏe trong cuộc sống của chúng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, tôi rất sẵn lòng hỗ trợ bạn. Hãy cùng nhau khám phá và yêu thương thế giới động vật nhé!