Cherry không phải là một loại hoa quả bản địa của Việt Nam. Đây là một loại quả được đặt lên bàn cân so sánh với quả dâu tây bởi hương vị ngọt ngào và giá trị dinh dưỡng của nó. Trong những năm trở lại đây, một số giống cherry đã được du nhập vào Việt Nam nên nhiều người đã thử trồng loài cây này. Tuy nhiên, cách trồng cherry còn khá xa lạ, gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình trồng và chăm sóc. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm về cách trồng cây cherry trong chậu mà chắc hẳn nó sẽ vô cùng hữu ích đối với quý bạn đọc.
Hướng dẫn cách trồng cây cherry trong chậu
Đặc điểm
Cây cherry có tên khoa học là Prunus Pseudocerasus, còn được biết đến với tên gọi khác là cây anh đào.
Đây là loài cây thân gỗ, sống lâu năm. Chiều dài của cây có thể đạt tới là khoảng 10m. Thân cây có màu xám bạc đặc trưng.
Lá câythuôn dài hình bầu dục, có màu xanh đậm. Lá nhọn và mỏng dần về phía ngọn. Mép lá có răng cưa.
Hoa có 5 cánh, khá giống với hoa tường vi, màu trắng hoặc hồng nhạt, nở quanh năm.
Quả cherry mọng nước, mọc thành chùm, cuống khá dài. Khi còn non, quả có màu xanh, khi chín quả dần chuyển sang màu đỏ đến tím thẫm. Mỗi quả có đường kính khoảng 2,5cm.
Quả cherry có vị ngọt, giàu dinh dưỡng, bên trọng phần thịt quả có màu kem. Mùa thu hoạch cherry thường vào khoảng tháng 11 hằng năm.
Trên thế giới, cherry được trồng ở các quốc gia khu vực ôn đới như Mỹ, Canada, Úc, Newzealand,…
Công dụng
Cherry là loại quá nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người. Theo nghiên cứu, cherry có chứa lượng lớn vitamin A cùng đạm, kali, magie và kẽm. Việc sử dụng cherry sẽ mang lại một số công dụng như sau:
- Ngăn ngừa tiểu đường, cải thiện sức khỏe tim mạch: Trong quả cherry có chứa anthocyanin, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Việc sử dụng cherry thường xuyên cũng giúp bạn kiểm soát được sự hấp thụ đường của cơ thể, giảm huyết áp cũng như nguy cơ mắc các bệnh về tim.
- Cải thiện giấc ngủ: Melatonin có trong cherry sẽ giúp cơ thể điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn, tránh tình trạng mất ngủ.
- Làm đẹp da, chống lão hóa: Các chất chống oxy có trong cherry sẽ giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, cải thiện làn da, làm chậm quá trình lão hóa da.
- Tăng cường chức năng não bộ: Thành phần polyphenol có trong quả cherry sẽ giúp cơ thể tăng cường trí não, phòng bệnh mất trí nhớ.
- Ngăn ngừa ung thư: Vitamin C cùng carotenoids và anthocyanins sẽ giúp cơ thể phòng ngừa một số loại bệnh ung thư.
Trên thực tế, cherry thường được sử dụng trực tiếp như những loại hoa quả khác. Ngoài ra, quả cherry cũng có thể kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác để làm các món bánh, món kem, sinh tố, nước ép,… theo nhiều cách khác nhau.
Loại quả này cũng là một lựa chọn tuyệt vời để bạn mua làm quà tặng biếu cho người thân, bạn bè.
Ngoài ra, nhiều người cũng đã lựa chọn cherry để làm cây trồng trang trí trong nhà hay những không gian khác. Những cây cherry với quả chín mọng sẽ giúp không gian trở nên sinh động hơn.
Chuẩn bị
Đất trồng
Để trồng cây cherry, bạn nên chọn đất phù sa và bổ sung thêm các loại phân hữu cơ như phân vi sinh. Đảm bảo đất trồng cây cherry cần được xử lý kỹ, sạch mầm bệnh.
Chậu trồng
Chậu trồng cây cherry cần có kích thước phù hợp với từng giai đoạn của cây. Thông thường, mỗi năm bạn cần thay chậu một lần cho cây sau mỗi lần thu hoạch. Chính vì vậy, theo chúng tôi, bạn nên chọn chậu làm bằng sứ để bảo vệ bộ rễ của cây.
Chọn giống
Mặc dù có đến 500 giống cherry khác nhau nhưng chỉ có một vài giống thích hợp với khí hậu nước ta. Trong đó, giống cherry Mỹ nhiệt đới là giống được trồng nhiều nhất do có đặc điểm là dễ trồng, phù hợp với khí hậu nhiệt đới và cho nhiều quả.
Thông thường, có thể trồng cherry bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên, đối với việc trồng cherry trong chậu với số lượng ít thì bạn nên đến các vườn ươm để mua cây cherry con. Những cây cherrry con cần có chiều cao khoảng 20 – 30cm, bộ rễ khỏe, lá xanh và không bị sâu bệnh. Cây con trồng bằng cách gieo hạt cần đạt tối thiểu 4 tháng còn cây con trồng bằng cách giâm cành cần đạt tối thiểu 2 tháng.
Kỹ thuật trồng cây cherry
Cho đất trồng đã chuẩn bị vào trong chậu sao cho cách miệng chậu khoảng 5 – 7 cm. Sau đó, nhẹ nhàng tháo túi bầu rồi đặt cây thẳng ở giữa chậu.
Tiếp tục cho đất vào để phủ kín bầu cây giống rồi dùng tay ấn nhẹ xung quanh gốc để giúp cây cố định hơn. Phủ một lớp rơm ra trên miệng chậu nhằm mục đích giữ ẩm và tránh việc tưới nước làm xói vào gốc.
Cuối cùng, tưới nhẹ một lượng nước vừa đủ để cung cấp độ ẩm, giúp cho cây nhanh chóng bén rễ.
Chăm sóc
Ánh sáng
Cây cherry ưa ánh sáng. Bạn cần đảm bảo rằng cây được cung cấp đầy đủ ánh nắng để cho cây ra nhiều quả mọng và đẹp.
Nhiệt độ
Cây ưa khí hậu mát mẻ, khả năng chịu lạnh tốt nhưng chịu nóng kém. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây cherry sinh trưởng và phát triển tốt là khoảng 20 – 25 độ C.
Chế độ nước tưới
Cây cherry là loài cây ưa ẩm ướt, khả năng chịu hạn kém. Trong suốt quá trình cây sinh trưởng và phát triển, bạn cần chú ý cung cấp đầy đủ nước cho cây.
Mỗi ngày, bạn cần tưới nước cho cây 1 lần với lượng vừa đủ, không tưới quá nhiều. Tốt nhất, bạn nên tưới vào sáng sớm, tránh tưới muộn dễ gây úng và tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển.
Bón phân
Bạn cần bón phân thường xuyên để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây, giúp cho cây sai trái.
Sau trồng được khoảng 10 – 15 ngày, cây bắt đầu bén rễ thì bạn cần tiến hành pha 3 – 5g ure với 3 lít nước rồi tưới vào gốc cho cây.
Với các lần bón tiếp theo, bạn có thể sử dụng các loại phân NPK với hàm lượng cao với lượng từ 5 – 7 g pha với 3 lít nước. Tiến hành tưới định kỳ khoảng 25 – 30 ngày/lần.
Trong giai đoạn cây ra hoa và đậu quả, bạn có thể phun các loại phân bón lá cho cây.
Cắt tỉa
Tiến hành cắt tỉa cho cây cherry mỗi năm 1 lần vào mùa xuân. Sau khi cây cho thu hoạch quả xong, bạn có thể tiến hành cắt tỉa các đầu ngọn, điều chỉnh tán cây theo ý muốn của mình.
Phòng trừ sâu bệnh
Rệp: Rệp phát triển trong điều kiện ẩm ướt hoặc mưa nhiều, làm cây giảm năng suất, quả bị chua hoặc dị tật. Để phòng trừ, bạn cần sử dụng các loại thiên địch để hạn chế rệp sinh trưởng.
Sâu đục cành non: Sâu non đẻ trứng trên các lá non và thân cây, sau khi nở ra thì ăn lá và cành, làm cây còi cọc và chết dần. Để phòng trừ, bạn cần tiến hành cắt tỉa và tiêu hủy những cành lá bị bệnh để tránh lây lan trên diện rộng.
Thu hoạch
Thông thường, đối với cây cherry được trồng theo cách gieo hạt thì sẽ cho thu hoạch khoảng 2 – 3 năm sau khi trồng. Còn đối với cây được trồng từ cành giâm là khoảng 1 năm.
Mùa thu hoạch cherry là khoảng tháng 1 hằng năm. Khi thu hoạch, bạn cần chú ý nhẹ nhàng tách quả chín, tránh làm tổn thương sang cuống của những quả khác.
Câu hỏi thường gặp
Vốn có nguồn gốc từ khu vực ôn đới, cây cherry sẽ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu mát mẻ. Chính vì thế, bạn nên trồng cây cherry vào mùa thu. Đây là thời điểm có thời tiết vô cùng thuận lợi để cây cherry nhanh bén rễ và phát triển tốt.
Giống như vú sữa hoàng kim, cherry thuộc loại trái cây cao cấp nên giá bán cũng cao hơn so với những loại quả khác. Một kilogam cherry có thể có giá từ vài trăm nghìn đến 1 triệu đồng.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Phương Linh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, mọi người!. Tôi là Phương Linh, một bác sĩ thú y và chuyên gia nghiên cứu về động vật. Hiện tại, tôi 29 tuổi và đam mê công việc của mình từ khi còn rất trẻ. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ thú y và sau đó tiếp tục học tập và nghiên cứu về các loài động vật khác nhau, đặc biệt là thú cưng. Ngoài công việc của mình, tôi cũng rất đam mê viết sách về động vật và thú cưng. Tôi hy vọng qua việc viết sách, tôi có thể chia sẻ với mọi người những kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thế giới động vật và giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn bên cạnh những người bạn bốn chân của chúng ta. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về động vật hay thú cưng, hãy liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Cảm ơn bạn đã đọc giới thiệu về tôi!