Mít ruột đỏ là một giống mít cũng được trồng phổ biến không kém gì mít ta. Đây là một giống mít vốn có nguồn gốc từ Thái Lan, mang đến hiệu quả kinh tế vô cùng cao. Thậm chí, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo nhờ loại quả này. Vậy cách trồng mít ruột đỏ có khó không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!.
Hướng dẫn cách trồng mít ruột đỏ đúng kỹ thuật
Đặc điểm
Mít ruột đỏ có tên khoa học là Artocarpus Heterophyllus. Đây là một loài cây thân gỗ, sống lâu năm. Khác với cây mít ta có thể cao lên đến 10m thì cây mít ruột đỏ có chiều cao khiêm tốn hơn, chỉ khoảng vài mét.
Thân cây được bao phủ bởi một lớp vỏ mịn màu xanh nâu. Lá mít có màu xanh, hình bầu, phiến lá dày, mặt trên nhẵn còn mặt dưới có gân nổi nhám.
Quả mít có kích thước lớn, mỗi quả có khối lượng trung bình khoảng 10kg, thậm chí có thể lên đến 15 - 20kg nếu được chăm sóc tốt. Bên trong quả là các múi mít màu đỏ cam (khá giống màu của củ cà rốt). Múi mít to dày, giòn, ăn có vị ngọt và hương thơm hấp dẫn.
Mít ruột đỏ được trồng rộng rãi ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Công dụng
Mít ruột đỏ chứa hàm lượng vitamin và chất xơ dồi dào, vô cùng tốt cho sức khỏe con người. Chính vì thế, việc sử dụng mít ruột đỏ sẽ mang đến một số công dụng như sau:
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Ngăn ngừa một số bệnh lý như ung thư, thiếu máu, loãng xương,...
- Làm sáng da, đẹp dáng.
- Hồi phục sức khỏe sau khi khỏi ốm hoặc chơi thể thao, vận động mạnh.
- Hỗ trợ sự phát triển của các tế bào thần kinh, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.
- Giảm đường huyết, ổn định đường huyết, kiểm soát lượng đường trong cơ thể.
- Ổn định hệ tiêu hóa, cân bằng đường ruột.
Ngoài ra, giá trị kinh tế mà mít ruột đỏ mang lại vô cùng lớn. Trong cuộc sống, người ta thường ăn sử dụng mít bằng cách bổ ra, ăn trực tiếp hoặc chế biến thành những món ăn như chè, sữa chua mít,... hay làm mít sấy khô.
Chuẩn bị
Đất trồng
Mít ruột đỏ không quá kén đất, hoàn toàn có thể trồng ở vùng đất cát pha thịt hay đất đồi núi đều được. Trong đó, đất cát pha thịt là loại đất thích hợp nhất. Trước khi trồng, đất cần được xử lý sạch mầm bệnh bằng cách vun xới thật kỹ.
Chọn giống
Có thể trồng mít ruột đỏ theo 2 cách là gieo hạt và ghép cành. Tuy nhiên, gieo hạt sẽ rất lâu cho thu hoạch, năng suất quả cũng không cao bằng ghép cành.
Tốt nhất, bạn nên đến các vườn ươm để lựa chọn những cây giống được nhân giống theo phương pháp ghép, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, là dòng F1 thuần chủng và có chiều cao khoảng 20 - 30cm.
Kỹ thuật trồng mít ruột đỏ
Đào hố, bón lót
Trước khi tiến hành trồng mít ruột đỏ, bạn phải tiến hành đào hố. Hố để trồng mít ruột đỏ phải có độ rộng khoảng 0,7 - 0,8m còn độ sâu khoảng 0,6 - 0,7m. Sau đó tiến hành bón lót bằng phân chuồng hữu cơ đã ủ hoai mục, lân và vôi bột. Chú ý trộn đều phân rồi mới bón lót, sau đó lấp một lớp đất mỏng lên. Thực hiện việc bón lót trước khi trồng ít nhất 7 ngày.
Trồng cây
Tiến hành trồng cây mít ruột đỏ bằng cách bóc vỏ bầu rồi đặt cây vào hố. Đặt cây thẳng đứng, không quá không, sau đó lấp đất lại và nén chặt xung quanh. Chú ý cẩn thận, tránh làm vỡ bầu làm đứt rễ, cây sẽ bị héo ngay sau khi trồng được vài ngày.
Để giúp cây đứng vững, bạn cần cắm hai cọc chéo buộc giữa cây rồi dùng rơm rạ, cỏ khô phủ xung quanh gốc cây. Cuối cùng, tưới một ít nước để đảm bảo đủ độ ẩm, giúp cho cây nhanh chóng bén rễ.
Ngoài ra Wikifarm giới thiệu cho bạn về hướng dẫn cách trồng mít ta, nếu bạn chưa biết có thể vào đọc để tham khảo.
Chăm sóc
Chế độ tưới nước
Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của các loại cây trồng. Trong những tháng đầu tiên sau khi trồng, bạn cần đảm bảo rằng, cây mít ruột đỏ được cung cấp đủ nước mỗi ngày. Sau khi cây đã phát triển, bén rễ sâu trong lòng đất, bạn chỉ cần đảm bảo rằng, cây không bị thiếu nước, đất quá khô hạn là được.
Chế độ phân bón
Việc bón phân cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cây có đủ chất dinh dưỡng để phát triển và nuôi quả.
Trong năm đầu tiên, bạn có thể sử dụng nước phân chuồng ủ hoai để bón cho cây mít ruột đỏ.
Sang năm thứ 2 - 3, sử dụng phân chuồng, phân lân và kali bón cho cây mít mỗi năm một lần. Từ năm thứ 4 trở đi vẫn tiếp tục chế độ bón phân trên nhưng cần tăng lượng phân bón.
Cắt tỉa
Trong quá trình phát triển, cây mít ruột đỏ cũng xuất hiện các cành tăm, cành sâu bệnh. Bạn cần tiến hành cắt tỉa thường xuyên để giúp cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây mít rất dễ bị các loài sâu hại như rệp sáp, rầy mềm, ruồi đục quả, sâu đục thân,... tấn công. Làm giảm năng suất quả mít, quả dễ bị thối và hỏng.
Để phòng trừ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như trebon, shespa 25EC,... để phun cho cây.
Thu hoạch
Thông thường, sau khoảng 2 năm thì cây mít ruột đỏ sẽ ra trái và cho thu hoạch. Ngoài ra, thời gian từ khi cây ra hoa cho đến khi cho thu hoạch là khoảng 5 tháng.
Việc thu hoạch mít vào thời điểm nào còn căn cứ vào màu sắc và hình dạng của quả. Khi chín, vỏ của quả mít ruột đỏ sẽ chuyển sang màu hơi vàng sáng, các gai mít sẽ nở căng lên, khi vỗ nghe có tiếng kêu bồm bộp.
Nên lựa chọn những ngày không mưa để thu hoạch mít. Sau khi thu hoạch thì bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo.
Câu hỏi thường gặp
Bạn hoàn toàn có thể trồng mít ruột đỏ quanh năm. Trong đó, khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm là thời điểm có nhiều mưa, vô cùng thuận lợi để trồng loài cây này.
Hiện nay, trên thị trường, bạn có thể mua mít ruột đỏ ở chợ, siêu thị hay các cửa hàng hoa quả, trái cây. Mít ruột đỏ sẽ có giá dao động khoảng 120.000 – 300.000 đồng/kg. Điều này còn phụ thuộc vào việc mít đã lột múi sẵn hay chưa.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Lê Hồng
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Lê Hồng – một chuyên gia về động vật đam mê nghiên cứu và chăm sóc các loài vật trong tự nhiên. Tôi năm nay 34 tuổi và đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Tôi yêu thích động vật từ nhỏ và luôn muốn hiểu rõ hơn về chúng. Đó là lý do tại sao tôi đã theo đuổi con đường này và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu động vật. Ngoài việc là một chuyên gia về động vật, tôi còn rất đam mê viết blog về động vật để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình đến cộng đồng. Tôi tin rằng việc chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cuộc sống của các loài vật và cách chúng ta có thể bảo vệ chúng. Tôi hy vọng thông qua những hoạt động của mình, tôi sẽ giúp đỡ mọi người có được những thông tin hữu ích về động vật và đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực này.