Quả dưa lưới là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng vì chúng sở hữu nhiều vitamin và hoạt chất có lợi cho sức khỏe của con người. Hiện nay, tại Việt Nam không có nhiều nơi trồng dưa lưới vì loại cây này không dễ trồng. Khi trồng đòi hỏi người trồng phải biết kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật trồng dưa lưới ngoài trời.
Kỹ thuật trồng dưa lưới ngoài trời
Đặc điểm
Hiện nay, còn có nhiều loại dưa lưới khác nhau như dưa lưới Tú Thanh, dưa lưới giống nhật Taki, dưa lưới hoàng kim,... Dù có nhiều loại nhưng cũng chỉ mới xuất hiện sau này. Nguồn gốc của cây dưa lưới là ở các quốc gia châu Phi và Ấn Độ. Theo phát hiện, người Ai Cập là người đầu tiên trồng loại cây này. Thuở sơ khai, cây dưa lưới trồng ra quả có kích thước nhỏ và không ngọt. Sau này, cây dưa lưới được trồng với kỹ thuật hiện đại nên cho quả to và có vị ngọt thanh.
Quả dưa lưới có thể năng từ 1.5 - 3.5kg. Quả hình bầu dục, da xanh hoặc vàng tùy loại. Khi chín trên quả xuất hiện nhiều đường đan xen nhau nên mới có tên gọi là dưa lưới hoặc dưa vân lưới.
Công dụng
Theo nghiên cứu, dưa lưới chứa rất nhiều loại vitamin như A, C, E và axit folic. Những chất này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Ăn dưa lưới giúp mắt sáng, tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, dưa lưới còn hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến phụ khoa, tinh thần, ngăn ngừa ung thư và nhiều bệnh lý khác.
Chuẩn bị
Trước khi trồng dưa lưới ngoài trời, người trồng cần chuẩn bị một số yếu tố sau:
Nhiệt độ và ánh sáng
Nguồn gốc xuất xứ của trái dưa lưới là từ những quốc gia có khí hậu ấm áp. Vì vậy, dưa lưới có thể phát triển trong nhiệt độ từ 25 - 30 độ C. Cây không thể phát triển và cho trái khi trồng ở nhiệt độ quá cao.
Mỗi miền của nước ta sẽ có thời gian thích hợp để gieo trồng dưa lưới. Chẳng hạn ở miền Trung và miền Nam thích hợp trồng dưa lưới quanh năm, còn miền Bắc chỉ thích hợp trồng tháng 3 - 4, hoặc từ tháng 9 - 10.
Về ánh sáng, cây con cần được hấp thụ ánh nắng mặt trời từ 8 - 12 tiếng/ngày. Nếu thời tiết không có nắng, âm u thì cây không thể cho quả nhiều, ngon ngọt được.
Đất trồng
Ngoài yếu tố nhiệt độ và ánh sáng thì đất trồng cũng là yếu tố quan trọng trong việc trồng dưa lưới. Đất trồng dưa lưới ngoài trời nên là đất có độ pH từ 6 đến 6.6, độ ẩm 75 - 80%, đất màu mỡ và tơi xốp nhẹ.
Trước khi trồng, người trồng nên cải tạo đất từ 15 - 20 ngày để loại bỏ sâu bệnh có sẵn trong đất, vệ sinh sạch sẽ cỏ dại, những cây còn sót lại của mùa vụ trước. Sau khi vệ sinh, người trồng nên rắt ít bột vôi khử khuẩn, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chế phẩm sinh học trước 30 - 45 ngày.
Hạt giống
Nếu có sẵn hạt giống F1 thì người trồng không cần ngâm ủ mà trực tiếp gieo ngay. Đối với những loại khác thì phải ngâm trong nước trước 6 - 8 tiếng trước khi gieo. Mỗi một lỗ chỉ gieo 1 hạt và duy trì độ ẩm cho đến khi hạt nảy mầm.
Sau khi hạt giống phát triển thành cây con, người trồng nên chọn lọc lại những cây khỏe mạnh và loại bỏ cây ốm yếu, lá bị sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng dưa lưới ngoài trời
Hiện nay, trồng dưa lưới ngoài trên có hai phương pháp, đó là trồng trên giàn hoặc trồng bò lan trên mặt đất. Mỗi phương pháp sẽ có kỹ thuật trồng khác nhau. Dưới đây là kỹ thuật trồng dưa lưới ngoài trời tùy vào từng phương pháp.
- Trồng trên giàn: Đối với phương pháp này, người trồng sẽ trồng hai hàng song song với nhau, mỗi hàng cách nhau 60 - 80cm và mỗi cây cách nhau 40 - 50cm. Lưu ý khi cắm giàn, người trồng cần phải đeo túi giữ quả và mỗi cây chỉ nên giữ lại 1 quả. Quá nhiều quả cây sẽ không đủ chất dinh dưỡng nuôi và cho quả không chất lượng.
- Trồng bò lan: Đối với phương pháp này, mỗi cây cách nhau khoảng 60 - 80cm. Mỗi cây có thể giữ lại 2 - 3 quả.
Cách chăm sóc
Bên cạnh việc biết kỹ thuật trồng cây dưa lưới thì người trồng cần phải biết cách chăm sóc thì cây mới có thể sinh trưởng và phát triển được. Dưới đây là một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây dưa lưới:
Bón phân: Bón lót nên bón phân chuồng và NPK. Ngoài bón lót, người trồng cần bón thúc. Việc bón thúc sẽ tùy giai đoạn. Hiện nay, người trồng cần thực hiện bón thúc 3 lần: 18 - 20 ngày sau khi gieo hạt, 7 - 10 ngày sau khi có quả và 16 - 18 ngày sau khi có quả.
Tưới nước: Giữ ẩm cho cây những ngày nhiều nắng và giảm lượng nước tưới vào những ngày ít nắng, ngày mưa. Nên tưới nước vào gốc và không được tưới từ ngọn xuống.
Cắt tỉa: Cắt bớt lá thấp và giữ lại những quả đạt chuẩn và số lượng quả tùy theo phương pháp trồng. Đối với phương pháp trồng giàn thì giữ lại 1 quả/cây còn phương pháp bò lan thì giữ lại 2 - 3 quả/cây.
Ngăn ngừa sâu bệnh: Những bệnh thường gặp ở dưa lưới khi trồng ngoài trời như rệp, sâu vẽ bùa, rầy mềm,... Khi cây có những dấu hiệu này thì người trồng nên loại bỏ những cây này, tránh trường hợp lây lan.
Thu hoạch
Kể từ thời điểm ra trái từ 28 - 35 ngày, người trồng có thể thu hoạch. Trước khi thu hoạch, người trồng nên giảm lượng nước tưới thì quả sẽ giòn ngọt hơn. Sau khi thu hoạch nên để quả thêm 2 - 3 ngày thì ăn sẽ ngon hơn.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Phương Linh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, mọi người!. Tôi là Phương Linh, một bác sĩ thú y và chuyên gia nghiên cứu về động vật. Hiện tại, tôi 29 tuổi và đam mê công việc của mình từ khi còn rất trẻ. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ thú y và sau đó tiếp tục học tập và nghiên cứu về các loài động vật khác nhau, đặc biệt là thú cưng. Ngoài công việc của mình, tôi cũng rất đam mê viết sách về động vật và thú cưng. Tôi hy vọng qua việc viết sách, tôi có thể chia sẻ với mọi người những kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thế giới động vật và giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn bên cạnh những người bạn bốn chân của chúng ta. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về động vật hay thú cưng, hãy liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Cảm ơn bạn đã đọc giới thiệu về tôi!