Cây măng cụt là loại cây ăn quả được nhiều người yêu thích vì quả măng cụt chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Hiện nay, nhiều gia đình có dự định trồng cây măng cụt nhưng chưa biết về cách trồng như thế nào. Vì vậy, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ tổng hợp chi tiết về cách trồng cây măng cụt.
Hướng dẫn cách trồng cây măng cụt cho trái siêu sớm
Đặc điểm
Măng cụt còn được gọi với tên là trúc tử. Tên khoa học của cây măng cụt là Garcinia mangostana, thuộc họ Bứa. Cây măng cụt là loại cây ăn quả, có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nhiệt đới cho nên loại cây này được trồng nhiều ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Cây măng cụt có chiều cao dao động từ 7 - 25m. Quả măng cụt có thể ăn khi còn sống. Khi quả chín, quả sẽ chuyển từ màu xanh lá sang màu đỏ tím. Ruột măng cụt có màu trắng, chia thành nhiều múi, có vị chua chua ngọt ngọt và mùi thơm khó cưỡng.
Tác dụng
Theo nghiên cứu, quả măng cụt chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số công dụng của quả măng cụt mà bạn nên biết:
Tăng cường sinh lực
Chất axit tryptophan trong măng cụt có mối liên hệ trực tiếp với serotonin. Đây là chất dẫn truyền với hệ thần kinh liên quan đến cảm xúc, giấc ngủ. Vì vậy, khi ăn măng cụt, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn.
Ngăn ngừa lão hóa
Trong măng cụt có chứa xanthones, catechin và cùng nhiều loại vitamin khác. Những chất này có công dụng cực kỳ tốt đối với làn da và ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Bên cạnh đó, quả măng cụt còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa nên sẽ phục hồi lại các tế bào da đã bị tổn thương và giảm thiểu tình trạng lão hóa. Vì vậy, thường xuyên ăn măng cụt sẽ giúp làn da của bạn tràn đầy sức sống.
Ngăn ngừa ung thư
Vỏ măng cụt chứa hàm lượng lớn xanthones có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Hỗ trợ giảm mùi cơ thể
Xanthones còn có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy, khi sử dụng nước súc miệng bằng nước măng cụt bạn sẽ giảm được mùi hôi răng miệng.
Ngăn ngừa béo phì
Ăn măng cụt giúp điều chỉnh lượng cholesterol có trong máu, hạn chế tình trạng sinh ra các mảng bám trong mạch, hạ huyết áp và chống béo phì hiệu quả. Vì vậy, những người đang trong chế độ ăn kiêng thì có thể ăn quả măng cụt.
Chuẩn bị
Giống trồng
Măng cụt tại Việt Nam hiện nay chỉ có một giống. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cá thể trong một quần thể cây có đặc tính tốt hơn những cây còn lại. Vì vậy, bạn có thể chọn những trái măng cụt từ cây có đặc tính tốt giữ lại làm giống.
Đất trồng
Cây măng cụt có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng đất giàu chất dinh dưỡng, có độ ẩm vừa phải. Măng cụt không kén đất nhưng bạn nên trồng măng cụt ở trên đất giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt. Lưu ý là không nên trồng cây trên đất nhiễm mặn, phèn.
Cách trồng cây măng cụt
Bạn tiến hành lựa chọn hạt giống to, nặng và không bị sâu bệnh sau đó rửa sạch. Bạn mang hạt đi gieo vào bầu đất hoặc liếp ươm. Đất gieo hạt nên trộn thêm tro trấu, xơ dừa hoặc cát mịn có trộn thêm ít phân hữu cơ.
Sau khi gieo xong, bạn tiến hành tưới nước giữ ẩm để hạt đủ nước nảy mầm. Sau 20 - 30 ngày gieo, hạt sẽ tách vỏ và nảy mầm thành cây con.
Khi cây đã lớn, bạn chuyển cây sang bầu lớn hơn để cây phát triển rễ. Khi chuyển cây, bạn nên nhẹ tay để tránh gây tổn thương rễ. Cây con phát triển khá chậm, khoảng 2 tháng cây măng cụt mới cho một cặp lá mới.
Hướng dẫn chăm sóc & thu hoạch
Chăm sóc
Ngoài lưu ý về kỹ thuật trồng cây măng cụt thì bạn cần phải biết cách chăm sóc cây măng cụt. Một số lưu ý khi chăm sóc cây măng cụt mà bạn nên biết:
Lượng nước: Rễ măng cụt không có lông hút nên bạn cần bổ sung nước đầy đủ cho cây vào mùa khô. Đất trồng cây phải có độ thoát nước tốt. Đặc biệt sau khi cây trổ hoa, bạn cần thường xuyên tưới nước để cây cho quả to và chất lượng.
Tỉa cây: Tỉa cây chia làm hai giai đoạn. Đối với cây còn nhỏ, bạn tỉa bỏ các cành đan chéo, cành vượt. Khi cây trưởng thành và cho quả, bạn nên tỉa bỏ những bộ phận bị sâu bệnh sau khi thu hoạch. Bạn không nên tỉa quá nhiều vì khi đó ánh nắng mặt trời sẽ chiếu thẳng vào cây và không tốt cho sự phát triển của cây.
Bón phân: Cây măng cụt là loại cây ăn quả nên cần nhiều chất dinh dưỡng để nuôi quả. Bạn nên bổ sung phân chuồng, phân NPK có hàm lượng N để giúp cây phát triển nhanh hơn.
Ngăn ngừa sâu bệnh: Một số bệnh thường gặp ở cây măng cụt đó là sượng trái, bệnh thán thư, sâu vẽ bùa,... Khi cây gặp những bệnh này thì bạn nên sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật an toàn cho sức khỏe để chữa bệnh cho cây.
Thu hoạch
Bạn có thể thu hoạch măng cụt sau khoảng 4 tháng thu hoạch. Khi thu hoạch, bạn nên chọn những quả có vỏ ửng đỏ. Đối với quả non thì chọn những quả chuyển hồng.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Cát Phượng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Cát Phượng, một bác sĩ thú y với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong suốt sự nghiệp của mình, mình đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ những con chó và mèo đến các động vật hoang dã như hổ, sư tử và voi. Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho các loài động vật, mình còn đam mê nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng. Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động như giảng dạy và đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với cộng đồng. Ngoài công việc, mình thích du lịch, đọc sách và tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mình cũng rất yêu động vật và luôn mong muốn góp phần giúp cho các loài động vật được sống và phát triển tốt hơn.