Dâu tây là loại quả mang đến hương vị độc lạ. Vốn không phải là một loài thực vật bản địa của Việt Nam giống như cây cherry nhưng hiện nay, việc trồng dâu tây đang trở nên phổ biến rộng rãi. Đa phần mọi người đều nghĩ, dâu tây là loài thực vật ưa lạnh nên sẽ thích hợp trồng ở miền bắc hơn. Trên thực tế, chỉ cần đáp ứng các điều kiện về đất trồng và thời vụ là ở miền nam cũng hoàn toàn có thể trồng loài cây này. Vậy cách trồng dâu tây ở miền nam có gì cần lưu ý? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!.
Hướng dẫn cách trồng dâu tây ở miền nam bằng hạt/cây non
Đặc điểm
Dâu tây có tên khoa học là Fragaria. Đây là loài thực vật thân thảo, sống lâu năm và có nguồn gốc từ khu vực Châu Mỹ.
Thân của dâu tây ngắn với nhiều lá mọc gần nhau. Chồi nách được mọc ra từ nách lá, có thể phát triển thành thân nhánh, thân bò hoặc phát hoa.
Rễ của dâu tây thuộc loại rễ chậu, phát triển ở độ sâu khoảng 30cm trong lòng đất, giúp cây hút nước và các chất dinh dưỡng.
Lá bao quanh thân, cuống dài, mép lá có răng cưa và được bao phủ bởi một lớp lông.
Hoa có màu trắng với năm cánh tròn, mỏng và nhụy vàng. Là hoa lưỡng tính nên dâu tây tự thụ phấn.
Quả có màu đỏ, hồng khi chín tùy vào từng loại. Khi còn non quả có màu xanh. Thực chất đây là quả giả do đế hoa phình to, trong khi đó, quả thật nằm ở bên ngoài quả giả, bao phủ bề mặt quả, thường được gọi là hạt. Quả mọng nước, có mùi thơm, vị ngọt xen lẫn vị chua.
Công dụng
Dâu tây cung cấp những quả mọng giàu dinh dưỡng cho cơ thể con người. Đây là một nguồn thực phẩm giàu vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C,.. cùng các khoáng chất khác. Dâu tây giúp cơ thể con người tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, tốt cho tim mạch cũng như làm đẹp da, sáng mắt,...
Không chỉ quả, những bộ phận khác của cây dâu tây cũng có những công dụng nhất định. Ví dụ như lá dâu tây có thể dùng để làm trà, điều trị tiêu chảy, viêm gan hay rễ có thể phơi khô, sắc thành thuốc chữa bệnh viêm bàng quang,...
Thông thường, người ta có thể ăn dâu tây trực tiếp như các loại trái cây khác hay xay sinh tố, làm mứt, làm các loại bánh hay nước giải khát (như trà dâu tây, sữa chua dâu tây,...)
Việc trồng dâu tây còn có những tác dụng nhất định trong việc làm đẹp cảnh quan xung quanh. Đặc biệt, cây dâu tây còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những tình cảm chân thành nhất nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó để làm quà tặng cho người thân, bạn bè.
Chuẩn bị
Đất trồng
Để trồng được dâu tây ở miền nam, điều đầu tiên là bạn phải lựa chọn được loại đất trồng phù hợp. Cây dâu tây sẽ phát triển tốt nếu được trồng trên đất thịt nhẹ, khả năng giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng,... Đất trồng dâu tây cũng cần phải được xử lý kỹ, không chứa mầm bệnh.
Dụng cụ trồng
Nếu bạn muốn trồng dâu tây để trang trí hay bị hạn chế về diện tích đất vườn thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng chậu để trồng dâu tây. Kích thước chậu trồng dâu tây cũng không cần quá to nhưng quan trọng là phải có lỗ thoát nước ở dưới đáy.
Chọn giống
Có 2 cách để trồng dâu tây ở miền nam là trồng bằng cây con và trồng bằng hạt giống. Mỗi cách trồng đều có những ưu nhược điểm riêng. Trong đó, việc trồng bằng cây con sẽ cho thu hoạch nhanh hơn, tỷ lệ cho thu hoạch quả chất lượng tốt cũng cao hơn.
Nếu trồng bằng cây con, bạn có thể mua cây giống ở các vườn ươm, chọn những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, phát triển tốt.
Nếu trồng bằng hạt, bạn cần mua hạt giống ở các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.
Kỹ thuật trồng dâu tây ở miền nam
Cách trồng dâu tây bằng cây con
Trước khi trồng, bạn cần bón một ít phân NPK vào đất. Điều này sẽ giúp đất trồng có đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển nhanh chóng sau khi trồng.
Sau đó, tiến hành cho đất vào chậu đã chuẩn bị rồi cho cây dâu tây con vào, lấp đất lại và nén chặt. Cuối cùng, tưới một ít nước để đất ẩm, giúp cây nhanh chóng bén rễ.
Cách trồng dâu tây bằng hạt
Nếu trồng dâu tây bằng hạt, trước hết bạn cần phải ngâm và ủ hạt giống cho đến khi hạt bắt đầu nảy mầm thì mới đem đi gieo.
Sau đó, tiến hành gieo hạt vào đất trồng đã chuẩn bị. Chú ý mật độ và khoảng cách giữa các hạt. Sau khi gieo thì phủ một lớp rơm rạ, cành lá khô lên trên bề mặt để giữ ẩm cho hạt giống. Chú ý tưới nước thường xuyên để giúp hạt giống nhanh nảy mầm.
Nếu bạn chưa biết cách trồng cây dâu tây trong chậu có thể đọc lại bài viết trên của chúng tôi.
Chăm sóc
Ánh sáng & nhiệt độ
Dâu tây cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu bị thiếu ánh sáng, cây sẽ sinh trưởng kém, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và kết quả. Chính vì thế, bạn cần đảm bảo rẳng, chậu dâu tây của bạn được đặt ở nơi đón được nhiều ánh nắng mặt trời.
Dâu tây ưa khí hậu mát mẻ. Mức nhiệt độ thích hợp nhất để cho cây dâu tây sinh trưởng và phát triển là khoảng 18 - 22°C.
Tưới nước
Trong giai đoạn cây con, bạn cần tưới nước đầy đủ cho cây mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Điều này sẽ giúp cây dâu tây có đủ độ ẩm để phát triển khỏe mạnh.
Bạn cần hạn chế tưới nước cho cây vào giữa trưa nắng nóng để tránh tình trạng cây bị sốc nhiệt, làm cây nhanh héo hay tránh tưới quá muộn trong ngày khiến đất luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Khi tưới, bạn nên tưới trực tiếp vào đất, tránh tưới vào lá hoặc quả.
Khi cây đã trưởng thành thì bạn chỉ cần tưới mỗi ngày một lần vào sáng sớm là được.
Bón phân
Trong quá trình chăm sóc, bạn có thể chia thành 2 đợt bón phân cho cây dâu tây:
- Bón thúc lần 1 khi cây đang trong thời kỳ chuẩn bị ra hoa: Sử dụng phân NPK pha loãng với nước rồi tưới vào gốc, không tưới vào lá.
- Bón thúc lần 2 khi cây đang trong giai đoạn nuôi quả: Trong giai đoạn này, việc bón phân sẽ tùy thuộc vào tình trạng thực tế của cây.
Cắt tỉa
Để giúp cây tập trung dinh dưỡng thân và quả, hoa đầu tiên phải được loại bỏ.
Trong quá trình thụ phấn, bạn cũng cần cắt bỏ những chồi, hoa hay quả bị biến dạng. Ngoài ra, cắt tỉa bớt những cành lá xum xuê cũng sẽ giúp chậu cây được thông thoáng và đẹp hơn.
Câu hỏi thường gặp
Miền nam có khí hậu nóng ẩm quanh năm, 2 mùa mưa và khô rõ rệt nên thời điểm thích hợp nhất để trồng dâu tây là khoảng tháng 9 – 10 hằng năm. Lúc này là cuối mùa mưa, các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm vô cùng thuận lợi cho dâu tây.
Do dâu tây là loại cây khá là nhạy cảm với sâu bệnh nên đối với việc trồng dâu tây ở miền nam, bạn vẫn phải lưu ý đến vấn đề này.
Chú ý quan sát thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý sâu bệnh. Đồng thời, bạn cũng cần phải thường xuyên loại bỏ thân lá úa vàng hay bị sâu bệnh tấn công. Trong giai đoạn cây bắt đầu ra trái, bạn cần chú ý hơn tới các loại côn trùng (như kiến,…) có thể gây hại cho quả dâu tây.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bảo Anh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia chăm sóc thú cưng
Xin chào, tôi là Bảo Anh, 29 tuổi và hiện tại tôi đang làm bác sĩ thú y cũng như là chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi yêu thích động vật và luôn cố gắng tìm cách để giúp chúng có một cuộc sống khỏe mạnh. Tôi có kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý của thú cưng, cũng như tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc hàng ngày cho chúng. Tôi luôn nỗ lực để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của thế giới động vật và các nghiên cứu mới nhất về sức khỏe của chúng. Ngoài ra, tôi còn là một người thân thiện và cởi mở. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ những người cùng đam mê với động vật. Tôi mong muốn được gắn kết với cộng đồng yêu thú cưng và cùng nhau chăm sóc cho các bé cưng của chúng ta được tốt nhất có thể. Đó là một vài thông tin về tôi. Cảm ơn bạn đã đọc và hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội trao đổi thêm trong tương lai.