Dưa hấu là loại cây ăn quả quen thuộc và nhận được sự ưa chuộng của nhiều người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong dưa hấu chứa rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe của con người. Hiện nay, có nhiều loại dưa hấu. Tùy mỗi loại sẽ có giá thành khác nhau. Để trồng dưa mang lại giá trị kinh tế cao cần lưu ý một số kỹ thuật trồng dưa. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng dưa hấu trên đất ruộng.
Kỹ thuật trồng dưa hấu trên đất ruộng
Đặc điểm
Tên khoa học của dưa hấu là Citrullus lanatus. Dưa hấu thuộc dạng thân leo và được trồng chủ yếu ở miền Nam Việt Nam. Đây là loại quả giàu nước và nhiều vitamin. Dưa hấu có nguồn gốc xuất xứ từ một số quốc gia châu Phi. Sau này, dưa hấu đã trở thành một mảnh ghép trong ẩm thực nói chung và nước uống giải khát nói riêng được nhiều người ưa chuộng.
Lá dưa hấu có mềm, có nhiều lông và có kích thước khá lớn. Lá lớn và dày giúp bảo vệ quả tránh khỏi ánh nắng gắt và giữ ẩm cho đất. Vì thuộc dạng dây leo nên dưa hấu thường được trồng trên giàn hoặc có giá đỡ.
Quả dưa hấu to, có hình dạng oval hoặc tròn. Vỏ dưa cứng, dày và có màu xanh đậm hoặc nhạt tùy theo loại. Phần thịt bên trong có màu đỏ đậm hoặc nhạt và có vị ngọt. Quả dưa hấu có thể nặng từ vài ký đến vài chục ký tùy theo giống cây và chất dinh dưỡng được cung cấp.
Chuẩn bị
Đất trồng
Dưa hấu sinh trưởng và phát triển tốt ở loại đất dày khoảng 30 - 50cm, dễ thoát nước và không nhiễm phèn, mặn. Theo người dân có kinh nghiệm, dưa hấu chủ yếu được trồng trên đất gò, đất ruộng để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây vào mùa khô.
Đất trước khi trồng cần được rải một lớp vôi đều bề mặt liên tiếp từ 5 - 7 ngày. Sau đó lên liếp đơn hoặc liếp đôi. Mặt liếp được làm bằng phẳng, ở giữa sẽ cao hơn bên mép để thuận tiện tưới nước. Tiếp tục bón lót phân chuồng, phân NPK vào đất.
Sau khi đã bón lót, người trồng tiến hành tưới đẫm nước rồi phủ màng. Khi phủ màng phải được kéo căng. Hai mép được cố định bằng cách lấp đất xung quanh. Người trồng tiến hành đục lỗ, mỗi lỗ cách nhau 35 - 40cm. Sau đó, dùng chày xôm lỗ có đường kính khoảng 7cm và xử lý mầm bệnh trước khi gieo trồng bằng cách phun thuốc trừ nấm.
Giống dưa
Tùy vào nhu cầu và sở thích, người trồng có thể lựa chọn giống dưa phù hợp để gieo trồng.
Kỹ thuật trồng dưa hấu trên đất ruộng
Người trồng có thể trồng theo hai cách:
- Gieo thẳng: Người trồng dùng đầu chày ít nhọn và xom lỗ cạn 2 - 3cm rồi đặt hạt giống vào.
- Đặt cây con: Người trồng dùng đầu chày nhọn xom lỗ sâu 5 - 7cm rồi đặt hạt giống vào.
Sau khi trồng, người trồng cung cấp đủ nước giữ ẩm cho đất trong vòng 3 ngày đầu.
Cách chăm sóc
Tưới nước: Lượng nước tưới sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn trồng. Đối với những cây chưa đến 2 tuần tuổi thì dùng vòi, thùng búp sen để tưới. Đối với những cây từ 2 tuần tuổi trở lên thì bơm nước vào rãnh khoảng 2 - 4 ngày/lần.
Bón phân: Người trồng sẽ cung cấp liều lượng và loại phân bón phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây và phụ thuộc vào diện tích trồng mà liều lượng phân bón sẽ thay đổi. Cụ thể người trồng cần bón từng giai đoạn như sau:
- 7 - 10 ngày sau khi gieo
- 18 - 20 ngày sau khi gieo
- 20 - 35 ngày sau khi gieo
- Trước khi cây ra hoa và sau khi cây úp nụ
- 35 - 40 ngày sau khi gieo, lúc này người trồng cần bón thúc để cây có thêm chất dinh dưỡng để cho quả có chất lượng cao
- 7 - 10 ngày trước khi thu hoạch quả
Quan sát dây dưa hấu và cắt tỉa: Người trồng tiến hành bấm ngọn lần thứ nhất sau khi cây ra được 3 - 4 lá. Đối với những nhánh dài 5 - 7cm, người trồng tỉa lại chỉ để lại khoảng 2 - 3 nhánh khỏe. Tỉa bỏ tất cả những dây chèo, dây bơi để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Người trồng nên dùng những que làm bằng tre để cố định cho nhánh dưa bò theo một hướng đồng thời giúp dây dưa vuông góc với luống.
Thụ phấn: Người trồng tiến hành thụ phấn cho hoa khi cây bắt đầu ra hoa rộ. Thời điểm thụ phấn là 7 - 9 giờ sáng. Thụ phấn rất đơn giản. Người trồng chỉ cần chọn hoa đực khỏe và tốt rồi nướm nhụy hoa cái. Lưu ý, quả sẽ phát triển đồng đều khi thời gian úp nụ càng ngắn.
Lựa trái: Một dây chỉ cần tuyển chọn giữ lại 1 quả to. Người trồng tiến hành tuyển quả sau khi gieo hạt từ 40 - 45 ngày. Khi quả lớn bằng quả chanh, người trồng chọn trái thứ ba trên dây chính. Nếu dây chính không có quả tốt thì người trồng chọn trái thứ hai ở dây nhánh. Quả được tuyển phải đầy đặn, dài, nhiều lông tơ, không bị sâu bệnh tấn công.
Bảo vệ trái bằng rơm: Khi quả dưa to bằng quả cam, người trồng tiến hành sửa cho trái đứng, lót rơm bên dưới trái để không bị thối.
Thu hoạch
Sau khi trồng từ 60 - 70 ngày, dưa hấu chín khoảng 80 - 90% thì người trồng tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch 4 - 5 ngày, người trồng không cung cấp nước cho dưa vì làm như vậy sẽ giúp dưa ngon ngọt, bảo quản được lâu hơn. Bên cạnh đó, trước khi thu hoạch 10 ngày, người trồng ngưng phun các loại thuốc và tưới phân để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bảo Anh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia chăm sóc thú cưng
Xin chào, tôi là Bảo Anh, 29 tuổi và hiện tại tôi đang làm bác sĩ thú y cũng như là chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi yêu thích động vật và luôn cố gắng tìm cách để giúp chúng có một cuộc sống khỏe mạnh. Tôi có kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý của thú cưng, cũng như tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc hàng ngày cho chúng. Tôi luôn nỗ lực để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của thế giới động vật và các nghiên cứu mới nhất về sức khỏe của chúng. Ngoài ra, tôi còn là một người thân thiện và cởi mở. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ những người cùng đam mê với động vật. Tôi mong muốn được gắn kết với cộng đồng yêu thú cưng và cùng nhau chăm sóc cho các bé cưng của chúng ta được tốt nhất có thể. Đó là một vài thông tin về tôi. Cảm ơn bạn đã đọc và hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội trao đổi thêm trong tương lai.