Vùng đất Nam Mỹ xa xôi không chỉ nổi tiếng về rừng rậm nhiệt đới Amazon mà còn là nơi xuất xứ của nhiều loại hoa quả tươi ngon và chất lượng. Một trong số đó có thể kể đến là dưa pepino. Đây là một loại quả có hình dáng nhỏ nhắn, bắt mắt cùng màu sắc kích thích người mua. Vậy dưa pepino là gì? Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa pepino như thế nào? Liệu có khó hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Dưa Pepino là gì? Kỹ thuật trồng & chăm sóc dưa pepino
Dưa pepino là gì?
Dưa pepino có tên khoa học là Solanum muricatum. Nó còn được gọi là dưa hấu Nam Mỹ. Cây dưa pepino trưởng thành có thể cao tới 2m.
Đây là loại dưa mà quả của nó chỉ có một lớp vỏ mỏng. Lớp vỏ mỏng này lột ra khá dễ dàng. Khi cầm quả dưa lên thì bạn có thể ngửi thấy mùi thơm nhè nhẹ, quả chín hẳn sẽ có mùi thơm hơn. Khi bổ quả dưa thì bạn có thể thấy bên trong là ruột vàng ruộm, cùi dày, không có hạt hoặc hạt nhỏ li ti có thể ăn được. Mỗi quả sẽ có hình trái trứng, cân nặng khoảng 200 - 300g, chiều dài khoảng 10 - 20cm.
Dưa pepino cũng cho năng suất cao với giá bán hợp lý nên đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, nhiều người còn trồng dưa pepino để làm cây cảnh trồng trong nhà.
Dưa pepino cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong quả dưa pepino có chứa vitamin C, đường (gồm sucrose, glucose và fructose) và axit trái cây. Trong đó, hàm lượng vitamin C trong dưa pepino cao hơn nhiều so với hầu hết các loại trái cây khác. Chính vì thế, việc sử dụng dưa pepino sẽ giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa, giảm táo bón và xoa dịu vết loét dạ dày. Ngoài ra, dưa pepino còn giúp cơ thể giảm được một lượng cholesterol xấu trong cơ thể, rất có lợi cho người bị bệnh tiêu hóa, tiểu đường,...
Kỹ thuật trồng dưa Pepino
Chuẩn bị
Trước khi trồng dưa pepino, bạn cần chuẩn bị:
- Đất trồng: Dưa pepino cũng không quá kén đất. Bạn có thể trồng trong các loại đất bình thường dành cho cây ăn trái. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị những loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt.
- Không gian trồng: Bạn có thể trồng dưa pepino ở ngoài trời, trong chậu đất hoặc nhà kính đều được. Nếu được trong nhà kính, năng suất của quả thu hoạch được có thể cao hơn gấp 2 - 3 lần so với trồng ngoài trời.
- Hạt giống: Thông thường, người ta sẽ trồng dưa pepino bằng cách gieo hạt. Bạn cần chuẩn bị những hạt giống chất lượng, mua ở các cửa hàng uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Kỹ thuật trồng
Trước khi trồng, bạn cần xử lý hạt giống bằng cách ngâm trong nước ấm (tỷ lệ 2 nước sôi 3 nước lạnh) trong một đêm. Điều này nhằm mục đích kích thích hạt giống nhanh nứt nanh, vỏ mềm. Sau đó, bạn cần gieo hạt giống xuống đất trồng đã chuẩn bị. Sau khi gieo thì cần bổ sung chất dinh dưỡng như mùn, phân lân, phân hữu cơ,… Sau đó, tưới nước đều đặn để đảm bảo độ ẩm để giúp cây nhanh nảy mầm hơn. Khi hạt giống dưa pepino đã nảy mầm và bắt đầu ra lá non, phát triển tốt thì bạn cần tiếp tục chăm sóc cẩn thận để cây ra quả, cho thu hoạch.
Kỹ thuật trồng dưa Pepino
Chuẩn bị
Trước khi trồng dưa pepino, bạn cần chuẩn bị:
- Đất trồng: Dưa pepino cũng không quá kén đất. Bạn có thể trồng trong các loại đất bình thường dành cho cây ăn trái. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị những loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt.
- Không gian trồng: Bạn có thể trồng dưa pepino ở ngoài trời, trong chậu đất hoặc nhà kính đều được. Nếu được trong nhà kính, năng suất của quả thu hoạch được có thể cao hơn gấp 2 - 3 lần so với trồng ngoài trời.
- Hạt giống: Thông thường, người ta sẽ trồng dưa pepino bằng cách gieo hạt. Bạn cần chuẩn bị những hạt giống chất lượng, mua ở các cửa hàng uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Cách trồng
Trước khi trồng, bạn cần xử lý hạt giống bằng cách ngâm trong nước ấm (tỷ lệ 2 nước sôi 3 nước lạnh) trong một đêm. Điều này nhằm mục đích kích thích hạt giống nhanh nứt nanh, vỏ mềm. Sau đó, bạn cần gieo hạt giống xuống đất trồng đã chuẩn bị. Sau khi gieo thì cần bổ sung chất dinh dưỡng như mùn, phân lân, phân hữu cơ,… Sau đó, tưới nước đều đặn để đảm bảo độ ẩm để giúp cây nhanh nảy mầm hơn. Khi hạt giống dưa pepino đã nảy mầm và bắt đầu ra lá non, phát triển tốt thì bạn cần tiếp tục chăm sóc cẩn thận để cây ra quả, cho thu hoạch.
Chăm sóc dưa pepino như thế nào?
Trong quá trình chăm sóc dưa pepino, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Ánh sáng & nhiệt độ
Dưa pepino là loài cây ưa nắng. Chính vì thế, bạn cần đảm bảo rằng, cây có đủ ánh sáng để phát triển, đặc biệt là quá trình quang hợp. Mức nhiệt độ thích hợp để cây dưa pepino phát triển là 34 độ C. Nếu vượt quá mức này, cây có thể bị héo và chết, bạn cần di chuyển đến khu vực mát mẻ hơn.
Tưới nước
Dưa dưa pepino yêu cầu độ ẩm cao. Vì vậy, bạn cần phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất trồng. Tuy nhiên, cũng không được tưới quá nhiều, có thể làm cây bị ngập úng, thối rễ.
Bón phân
Khi cây được khoảng 2 tuần, bạn nên nên tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách bón thêm phân trùn quế, phân bò ủ hoai, phân vi sinh,… Chú ý bón đều đặn mỗi tuần để đất trồng có đầy đủ dinh dưỡng, giúp cho cây phát triển tốt.
Làm giàn, cắt tỉa
Thân cây dưa pepino khá mềm nên bạn cần làm giàn hoặc cắm cọc để cành không bị gãy, quả không chạm đáy. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt tỉa thường xuyên để cây được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại tấn công.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Vấn đề sâu bệnh hại tấn công dưa pepino cũng là điều mà bạn cần chú ý. Dưa pepino thường gặp các loại sâu bệnh như vàng lá, rầy, rệp,… Bạn cần chú ý theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh và đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Câu hỏi thường gặp
Tùy vào việc chăm sóc, dưa pepino có thể cho thu hoạch vào khoảng 2 – 6 tháng sau khi gieo trồng. Khi thu hoạch, bạn cần chú ý cẩn thận nhẹ nhàng cho vào rổ, có thể ăn trực tiếp sau khi hái. Nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật, dưa pepino sẽ cho thu hoạch liên tục trong vòng 2 – 3 năm. Sau khi thu hoạch, bạn có thể cắt tỉa lá để cây tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, thường thì trồng cây mới sẽ cho năng suất cao hơn.
Đối với quả dưa pepino chưa chín, bạn có thể bảo quản trong vài ngày ở những nơi khô ráo, đặc biệt là không nên cho vào tủ lạnh còn đối với những quả đã chín, bạn có thể đem đi rửa sạch, để ráo nước rồi bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, có thể cho vào trong túi zip rồi mới cho vào tủ lạnh.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Phương Linh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, mọi người!. Tôi là Phương Linh, một bác sĩ thú y và chuyên gia nghiên cứu về động vật. Hiện tại, tôi 29 tuổi và đam mê công việc của mình từ khi còn rất trẻ. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ thú y và sau đó tiếp tục học tập và nghiên cứu về các loài động vật khác nhau, đặc biệt là thú cưng. Ngoài công việc của mình, tôi cũng rất đam mê viết sách về động vật và thú cưng. Tôi hy vọng qua việc viết sách, tôi có thể chia sẻ với mọi người những kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thế giới động vật và giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn bên cạnh những người bạn bốn chân của chúng ta. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về động vật hay thú cưng, hãy liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Cảm ơn bạn đã đọc giới thiệu về tôi!