Cây thanh long là loại cây ăn quả quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Cây thanh long là loại cây có thể sinh trưởng và cho quả ngon ngọt trong môi trường nắng nóng. Nhiều gia đình chọn trồng cây thanh long vì mục đích kinh tế. Bên cạnh đó, cũng có gia đình chọn trồng cây này vì mục đích làm cảnh. Trồng cây thanh long không khó nhưng cần đúng kỹ thuật và chuyên môn. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách trồng cây thanh long đơn giản tại nhà.
Hướng dẫn cách trồng cây thanh long đơn giản tại nhà
Đặc điểm của cây thanh long
Cây thanh long còn có tên gọi khác là cây mắt rồng, cây lòng chảo hoặc cây tường liên. Đây là loại cây thuộc họ Xương Rồng. Cây thanh long có thể sống và thích nghi tốt với môi trường nhiều ánh nắng gắt nên loại cây này được trồng nhiều ở tỉnh Bình Thuận, tỉnh Tiền Giang.
Cây thanh long thuộc dạng thân leo và có thể dài lên đến 10m, sống bám vào những trụ bê tông bằng rễ phụ. Thân cây thanh long có màu xanh, có nước bên trong và có gai nhỏ bên ngoài tương tự như cây xương rồng. Hoa thanh long có màu trắng hoặc vàng. Khi hoa rụng, quả bắt đầu phát triển. Quả thanh long ban đầu có màu trắng hồng sau đó lớn dần và chuyển sang màu đỏ khi chín. Hiện nay, có hai loại thanh long là thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng. Hai loại này được trồng nhiều và quả ăn rất ngon. Bên trong quả chứa phần thịt và chi chít hạt nhỏ li ti ăn vào có cảm giác rất vui miệng.
Công dụng
Nhiều người rất thích ăn thanh long vì quả này ăn có vịt ngọt thanh, mọng nước. Ăn quả thanh long không chỉ có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu mà còn hỗ trợ phòng ngừa, chữa trị một số loại bệnh như viêm phế quản, lao phổi, mụn nhọt,...
Đối với thân cây thanh long, người ta sử dụng thân cây để giải độc. Hoa thanh long được sử dụng để chữa trị bệnh ho, bổ phế quản.
Chuẩn bị
Đất trồng
Đất thích hợp trồng cây thanh long là loại đất xám bạc màu, đất cát, đất ở các núi dốc dễ bị xói mòn, rửa trôi. Trước khi trồng cây thanh long, người trồng cần phải bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng cho đất bằng cách bón phân hữu trơ vào đất. Đất trồng cây thanh long phải được chuẩn bị kỹ lưỡng bằng cách cày bừa, làm sạch cỏ vì nếu không làm kỹ thì sau này người trồng sẽ mất nhiều chi phí làm cỏ.
Đối với những vùng đất thấp hay bị nhiễm phèn, trước khi trồng thì người trồng nên tạo gò đất cao khoảng 10 - 20cm.
Chọn giống
Bên cạnh việc chuẩn bị đất trồng thì khâu quan trọng tiếp theo đó là chọn cành trồng. Hiện nay, mọi người trồng cây thanh long bằng cách hom cành. Khi trồng thanh long bằng phương pháp này, người trồng phải chọn những cành có từ 1 - 2 năm tuổi trở lên, chiều dài khoảng 50 - 70cm. Cành đẹp, không bị sâu bệnh. Trước khi trồng, người trồng để cành ở nơi khô ráo khoảng nửa tháng để cành nhú rễ rồi mới đem trồng.
Cách trồng
Cách trồng thanh long rất đơn giản. sau khi đã chuẩn bị xong đất trồng, trụ và cành thì người trồng đặt 4 hom quanh 4 phía. Để hom cách mặt đất khoảng 1cm. Áp sát hom vào trụ và cột dây nilon hoặc dây kẽm vào trụ. Sau đó tưới ít nước, ủ ít rơm hoặc cỏ khô giữ ẩm giúp hom bám rễ nhanh hơn.
Cách chăm sóc
Thanh long tuy dễ thích nghi với môi trường khắc nghiệt nhưng người trồng cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cây trong những giai đoạn đặc biệt như mùa khô, cây ra hoa và chuẩn bị kết trái.
Ngoài ra, tưới nước đủ chưa giúp cây có thể phát triển tốt mà người trồng cần phải bón phân cho cây. Liều lượng phân bón sẽ tùy thuộc vào số tuổi của cây. Người trồng có thể bón phân NPK trong từng giai đoạn như dưới 1 năm tuổi, từ 1 - 3 năm và sau khi thu hoạch quả.
Bên cạnh đó, không phải lúc nào cây thanh long cũng tươi tốt như mong muốn của người trồng. Việc cây bị héo, hư hỏng sẽ không thể tránh khỏi. Do đó, việc cắt tỉa cành sẽ diễn ra sau mỗi mùa thu hoạch. Các cành ở phía dưới gốc sẽ được giữ lại còn những cành ở trên đỉnh trụ sẽ được loại bỏ bớt theo nguyên tắc 1 cành mẹ, 2 cành con. Có như thế cây mới đủ chất dinh dưỡng nuôi cành to khỏe được.
Khi cây ra quả, kiến và ruồi sẽ là những loại côn trùng chủ yếu sẽ tấn công quả. Khi bị hai loại côn trùng này tấn công quả sẽ bị xấu vỏ. Điều này sẽ khiến giá trị của trái thanh long bị giảm xuống. Để phòng ngừa những loại này, người trồng có thể sử dụng các loại bã mồi để xua đuổi kiến và ruồi. Liều lượng như thế nào còn tùy vào tình hình thực tế. Ngoài bị kiến và ruồi đục quả, cây thanh long còn bị nhiều loại sâu khác tấn công khiến thân bị héo, thối. Người trồng phải chú ý chăm sóc cây thường xuyên để phát hiện kịp thời và đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Thu hoạch
Khoảng 1 tháng sau khi hoa nở, người trồng có thể thu hoạch quả. Khi thu hoạch, người trồng nên chọn những quả có màu đỏ và dùng vật sắc bén để cắt như dao, liềm.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Thu Thủy
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Thu Thủy, một chuyên gia về vật nuôi và cây trồng với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hiện tại, tôi đã 32 tuổi và đang sống tại Việt Nam. Tôi đam mê về việc nuôi và trồng các loại cây, động vật, và thường xuyên tìm hiểu về những kiến thức mới nhất liên quan đến lĩnh vực này. Tôi thích viết về những kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức của mình với mọi người. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý vườn tược, nuôi động vật và trồng các loại cây trồng khác nhau. Tôi cũng có kiến thức về các loại thuốc thú y, phân bón và các kỹ thuật nuôi trồng hiện đại. Với niềm đam mê của mình, tôi hy vọng có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy những thông tin hữu ích và hướng dẫn về cách trồng cây, nuôi động vật và quản lý vườn tược tốt hơn.