Các loại rau cung cấp một lượng chất xơ vô cùng dồi dào cho cơ thể con người. Đa số các loài rau đều là cây trồng ngắn ngày, cho thu hoạch rất nhanh. Cũng thật là thú vị khi bạn có thể tận dụng những không gian nhỏ trong gia đình để tự tay trồng những cây rau chất lượng, sạch, không bị nhiễm thuốc trừ sâu nhỉ? Sau đây, mời quý bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về cách trồng cải bẹ xanh – một loại rau họ cải được nhiều người yêu thích – qua bài viết này nhé!
Hướng dẫn cách trồng cải bẹ xanh to tươi tốt
Đặc điểm
Cải bẹ xanh còn gọi được gọi với những cái khác như rau cải xanh, rau cải canh, rau cải cay, rau cải đắng,… còn tên khoa học là Brassica juncea.
Cải bẹ xanh là loài cây thân thảo, mọc thành bụi, sống lâu năm. Thân cây được hợp thành từ những bẹ lá to, màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối.
Lá và thân cây có vị cay cay, hơi đắng.
Trong cải bẹ xanh chứa nhiều chất xơ cùng các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu vô cùng cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra, tương tự như cải kale, lượng calo trong rau cải bẹ xanh vô thấp trong khi lượng vitamin C và vitamin K vô cùng dồi dào.
Công dụng
Thông thường, người ta có thể chế biến cải bẹ xanh theo các hình thức xào, luộc hay nấu canh, ăn sống, muối dưa đều được.
Sử dụng cải bẹ xanh sẽ mang lại một số công dụng cho cơ thể con người như sau: tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch; phòng chống ung thư; cải thiện trí nhớ, tốt cho não và hệ thần kinh; bảo vệ sức khỏe tim mạch; giúp sáng mắt, cải thiện thị lực; chống lão hóa, làm đẹp da;…
Một số món ăn ngon được chế biến từ cải bẹ xanh có thể kể đến như: cải bẹ xanh xào tỏi, canh cải bẹ xanh nấu tôm, canh cải bẹ xanh thịt bằm, cải bẹ xanh cuốn thịt bò,…
Chuẩn bị
Hạt giống
Trồng cải bẹ xanh bằng hạt giống là phương pháp chủ yếu. Để trồng cải bẹ xanh, bạn cần chuẩn bị những hạt giống cải bẹ xanh chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Bạn có thể mua chúng ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Số lượng hạt giống tùy thuộc vào diện tích đất trồng mà bạn có.
Dụng cụ trồng
Nếu bạn không có diện tích đất vườn rộng thì cũng đừng lo lắng nhé bởi vì bạn có thể tận dụng những dụng cụ như thùng xốp, xô chậu,… để trồng cải bẹ xanh. Những dụng cụ này chỉ cần đảm bảo có lỗ thoát nước, tránh gây gây úng rễ cho cây là được.
Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm những dụng cụ như khay ươm, bầu đất,… để tiến hành gieo hạt và ươm giống.
Đất trồng
Cải bẹ xanh có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, những loại đất có độ tơi xốp cao, chứa nhiều mùn cùng khả năng thoát nước tốt, không chứa mầm bệnh là loại đất lý tưởng nhất để trồng cải bẹ xanh.
Nếu trồng trực tiếp trên đất, bạn cần cày bừa, xới xáo đất thật kỹ, làm sạch cỏ dại rồi bón vôi và phân bón hữu cơ trong khoảng 10 – 14 ngày.
Sau đó, bạn cần lên luống, tạo rãnh thoát nước. Mặt luống bằng phẳng, chiều cao khoảng 10 – 20cm.
Kỹ thuật trồng cải bẹ xanh
Gieo hạt
Trước khi gieo, bạn có thể ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 40 – 50 độ C trong khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ rồi vớt ra, để ráo. Tiếp tục ủ hạt giống trong khăn ẩm khoảng 24 tiếng đồng hồ, để hạt giống nứt nanh thì bạn có thể đem đi gieo trồng.
Tiến hành gieo hạt giống vào khay ươm hoặc bầu đất đã chuẩn bị rồi tưới nước đầy đủ. Bạn cần chú ý các biện pháp che mưa, che nắng cho hạt giống, giúp hạt giống nhanh bén rễ và phát triển thành cây con.
Thông thường, khoảng 10 – 12 ngày sau khi gieo hạt, hạt giống đã nảy mầm thành cây con, có khoảng 2 – 3 lá thì bạn có thể đem đi trồng.
Trồng cây con
Cho đất trồng đã chuẩn bị vào trong dụng cụ trồng. Lựa chọn thời điểm mát mẻ, tốt nhất là vào buổi chiều muộn để trồng cây con. Sau đó, bạn tiến hành trồng cây con. Chú ý cẩn thận và nhẹ nhàng. Sau khi trồng thì bạn cần nén chặt gốc, tưới đẫm nước để đảm bảo độ ẩm.
Trồng dặm
Khoảng 2 – 3 ngày sau khi trồng cây con, bạn có thể tiến hành trồng dặm những vị trí cây bị chết. Trồng dặm vào buổi chiều mát mẻ và chú ý tưới nước sau khi trồng.
Chăm sóc
Ánh sáng và nhiệt độ
Cải bẹ xanh ưa sáng, bạn cần đảm bảo cây có đủ ánh sáng để có thể quang hợp, giúp cây phát triển tốt.
Cải bẹ xanh ưa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt, có thể sinh trưởng trong mức nhiệt độ từ 6 – 27 độ C, trong đó, 15 – 18 độ C là mức nhiệt độ lý tưởng nhất.
Tưới nước
Cải bẹ xanh cần có đủ nước để sinh trưởng tốt hơn. Trong những ngày mùa hè, bạn cần tưới nước mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Vào những ngày mưa mát mẻ thì có thể điều chỉnh lượng nước tưới sao cho phù hợp, không để cây bị ngập úng, thối rễ.
Bón phân
Có thể chia thành 2 đợt bón phân cho cải bẹ xanh như sau:
Đợt 1 (khi trồng cải bẹ xanh được khoảng 7 – 10 ngày): sử dụng phân bón NPK hòa tan với nước rồi tưới cho rau, sau đó tưới lại bằng nước sạch để rửa trôi lượng phân bón còn sót trên lá.
Đợt 2 (cách đợt 1 khoảng 10 ngày): sử dụng phân bón NPK rải lên gốc rau rồi tưới đẫm nước.
Làm cỏ
Cỏ dại có thể sinh trưởng và phát triển, cạnh tranh trực tiếp với rau cải bẹ xanh. Chính vì thế, bạn cần tiến hành làm cỏ thường xuyên, đảm bảo rau được thông thoáng.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Cải bẹ xanh có thể bị sâu khoang, rầy mềm, hay sâu tơ, sâu xanh da láng,… tấn công và gây hại. Chú ý kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh. Nếu phát hiện, bạn cần xử lý bằng thuốc trừ sâu chuyên dụng thích hợp. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên các biện pháp bắt sâu thủ công hơn.
Ngoài ra, cải bẹ xanh cũng có thể bị thối nhũn hay thối bẹ.
Thu hoạch
Rau cải bẹ xanh là cây trồng ngắn ngày. Thông thường, khoảng 35 – 40 ngày sau khi trồng, bạn đã có thể thu hoạch. Khi thu hoạch, bạn cần dùng dao cắt sát phần gốc một cách cẩn thận để tránh việc rau bị dập nát.
Chú ý rằng, ngưng bón phân hay sử dụng các loại thuốc trừ sâu tối thiểu 10 ngày trước khi thu hoạch.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Bạn có thể trồng cải bẹ xanh quanh năm nhưng nếu trồng vào vụ Đông – Xuân, bạn sẽ có thể thu hoạch cải bẹ xanh với năng suất cao nhất.
Khi bảo quản cải bẹ xanh để sử dụng dần, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Không nên rửa rau rồi mới cất vào tủ lạnh.
Nhúng lá rau vào nước rồi vảy hết nước nếu thấy rau bị héo úa.
Khi bảo quản trong tủ lạnh cần cho vào túi nilon, có thể cho thêm vào một tờ giấy ăn vào bên trong để hút bớt nước trong rau, thời gian bảo quản được lâu hơn.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Cát Phượng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Cát Phượng, một bác sĩ thú y với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong suốt sự nghiệp của mình, mình đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ những con chó và mèo đến các động vật hoang dã như hổ, sư tử và voi. Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho các loài động vật, mình còn đam mê nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng. Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động như giảng dạy và đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với cộng đồng. Ngoài công việc, mình thích du lịch, đọc sách và tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mình cũng rất yêu động vật và luôn mong muốn góp phần giúp cho các loài động vật được sống và phát triển tốt hơn.