Rau càng cua có tên khoa học là Peperomia pellucida. Đây là một loài rau có cái tên khá độc lạ, giàu dinh dưỡng, mang lại công dụng bất ngờ cho sức khỏe con người. Vốn là một loài rau hoang dại, phân bố chính ở khu vực có khí hậu nhiệt đới, hiện nay, rau càng cua đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Mặt khác, việc tự tay trồng rau càng cua cũng rất thú vị, loài rau này cũng rất dễ trồng và chăm sóc lại giúp bạn có được những mớ rau ngon mà đảm bảo chất lượng. Bạn có thể note lại những thông tin hữu ích về cách trồng rau càng cua sau khi tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi!
Hướng dẫn cách trồng rau càng cua bằng hạt
Đặc điểm
Rau càng cua là một loài cây thân thảo, thường bò lan khi trưởng thành. Thân cây nhỏ, nhẵn bóng, có màu xanh nhạt và mọng nước. Chiều cao trung bình của cây khoảng 20 – 30cm.
Lá cây mọc so le nhau, có hình trái tim, màu xanh trong, phiến lá dạng màng, có cuống. Chiều dài của lá khoảng 15 – 20mm.
Hoa có hình chấm bi nhỏ, màu trắng và mọc thành từng chùm dài. Chiều dài của hoa gấp 2 – 3 lần lá. Khi hoa tàn, quả sẽ xuất hiện. Quả mọng, hình cầu, có mũi nhọn cứng, ngắn ở đỉnh.
Rau khi ăn sống hơi chua giòn ngon cảm giác rất lạ miệng, đặc biệt là chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao.
Trong tự nhiên, rau càng cua có thể mọc hoang dại ở những khu vực như vách đá, trong rừng, bờ sông bờ suối,…
Giá trị dinh dưỡng & công dụng
Về giá trị dinh dưỡng, cũng như các loại rau khác, rau càng cua chứa nhiều nước và chất xơ. Ngoài ra, rau càng cua còn chứa các vitamin C cùng protein, chất béo, carbohydrate, phốt-pho, canxi, magie, sắt,…
Chính vì thế, sử dụng rau càng cua sẽ mang lại những công dụng sau:
- Giải khát: Rau càng cua chứa khoảng 92% là nước, đây là một loài rau này là một lựa chọn tuyệt vời cho những bữa cơm ngày hè nắng nóng.
- Tốt cho sức khỏe tim mạch và huyết áp: Kali, magie có trong rau vô cùng tốt cho tim mạch và huyết áp hay góp phần vào việc chữa đái tháo đường, cao huyết áp,…
- Chữa trị một số bệnh ngoài da: Bạn có thể giã nát rau càng cua, vắt lấy nước rồi chấm vào vết thương do bệnh ghẻ lở gây ra, sẽ mau lành hơn.
- Ngăn ngừa ung thư: Một số chất được chiết xuất từ rau càng cua sẽ có công dụng ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư.
- Một số công dụng khác: chống oxy hóa, kháng khuẩn, bổ sung sắt cho người thiếu máu, hỗ trợ giảm cân,…
Một số món ăn ngon từ rau càng cua, có thể kể đến như rau càng cua xào tỏi, gỏi rau càng cua thịt bò, canh rau càng cua,…
Chuẩn bị
Hạt giống
Tương tự như cách trồng mồng tơi, Bạn có thể trồng rau càng cua bằng chính hạt của nó. Chính vì thế, bạn cần chuẩn bị những hạt giống rau càng cua chất lượng mua tại các cơ sở bán hạt giống uy tín. Chú ý đảm bảo hạt giống còn hạn sử dụng, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao.
Dụng cụ trồng
Nếu bạn không có điều kiện để trồng rau càng cua trực tiếp trên đất thì bạn có thể trồng trong chậu, trong thùng xốp hay bao tải. Tuy nhiên, những dụng cụ này cần có lỗ thoát nước ở dưới đáy. Bạn cũng có thể sử dụng những khay trồng rau chuyên dụng đã có đầy đủ lỗ thoát nước.
Đất trồng
Để trồng rau càng cua, bạn nên chọn những loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng cùng khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn thêm phân trùn quế, trấu hun hoặc mụn dừa để tăng độ dinh dưỡng cho đất trồng rau càng cua.
Kỹ thuật trồng rau càng cua
Trước khi gieo, bạn nên ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 2 – 5 tiếng đồng hồ. Sau đó, đem hạt giống đi rửa sạch rồi ủ trong khăn ấm cho đến khi hạt có dấu hiệu nảy mầm thì có thể đem đi gieo.
Gieo hạt trực tiếp vào đất ẩm đã cho vào dụng cụ trồng. Đợi khoảng vài ngày sau, hạt giống sẽ bén rễ và phát triển thành cây con. Bạn cần cẩn thận chăm sóc để cây cho thu hoạch.
Chăm sóc
Ánh sáng
Rau càng cua ưa bóng, thích những nơi ẩm ướt. Chính vì thế, bạn nên để cây ở những khu vực bóng râm, ánh sáng yếu và ẩm ướt. Tránh để rau tiếp xúc với ánh sáng gay gắt làm cây bị cháy thân và lá.
Chế độ nước
Là một loài cây ưa ẩm, rau càng cua cần được tưới nước mỗi ngày. Mỗi ngày tưới nước 1 lần cho cây là đủ. Sử dụng bình tưới nước có vòi hoa sen để tưới đều và nhẹ nhàng cho rau.
Chú ý lượng nước tưới, tránh tưới quá nhiều làm cây bị sâu bệnh, ngập úng thối rễ.
Chế độ dinh dưỡng
Khi cây đã bắt đầu ra lá, rễ cây cũng tương đối ổn định, bạn có thể sử dụng một số loại phân bón hữu cơ để bón cho cây.
Đồng thời, bạn cũng có thể bón định kỳ 2 tuần 1 lần bằng các loại phân bón lá hữu cơ như phân đạm cá, phân bánh dầu dạng nước,… để cây hấp thụ nhanh chóng.
Việc bón phân trên thực tế còn căn cứ vào mức độ sinh trưởng và màu sắc của lá rau. Nên ngưng bón phân trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày.
Nhổ cỏ, tỉa cây
Trong quá trình sinh trưởng sinh trưởng của cây, bạn cần chú ý nhổ cỏ dại để không cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây.
Nếu cây mọc quá dày, bạn có thể tiến hành tỉa bớt để cây có đủ không gian để sinh trưởng.
Thu hoạch
Thời gian cho thu hoạch của rau càng cua khá nhanh. Khoảng 30 – 45 ngày sau khi trồng, bạn đã có thể thu hoạch loài rau này.
Lựa chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát để thu hoạch rau càng cua. Dùng dao hoặc kéo để cắt thu hoạch, chừa lại một đoạn gốc khoảng 3 – 4 cm để chúng tiếp tục phát triển.
Rau càng cua cho thu hoạch quanh năm, sau khi thu hoạch, bạn nên tiếp tục chăm sóc cẩn thận để cây tiếp tục sinh trưởng, cho thu hoạch được những lứa mới.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Thời điểm thích hợp nhất để trồng rau càng cua là tháng giêng hoặc tháng tám âm lịch. Nếu như bạn chủ động được nguồn nước tưới tiêu thì bạn có thể trồng nó quanh năm.
Mặc dù có nhiều công dụng và lợi ích tuyệt vời nhưng một số người bị tiêu chảy, gặp tình trạng tỳ vị hư hàn hay người bị sỏi thận không nên sử dụng rau càng cua để tránh gây ra những tác hại về sức khỏe. Ngoài ra, phụ nữ có thai và cho con bú cũng nên hạn chế ăn loại rau này.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Phan Duy
Tôi là Phan Duy, năm nay 27 tuổi, một người đam mê với việc trồng cây và trồng rau. Từ khi còn nhỏ, tôi đã có niềm yêu thích mãnh liệt với việc trồng cây. Đây không chỉ là một sở thích, mà còn là một phần của cuộc sống hàng ngày, mang đến cho tôi niềm hạnh phúc không thể nào tả được.
Tôi đã tích lũy được một chút kiến thức về trồng cây và trồng rau thông qua việc tự học và tham gia vào các khóa học tại trường lớp. Từ cách chăm sóc đúng cách, lựa chọn loại đất phù hợp, đến việc điều chỉnh ánh sáng và nước cho cây cối, tôi luôn cố gắng học hỏi và hoàn thiện khả năng của mình trong lĩnh vực này.
Hiện tại, tôi là một công tác viên tại WikiFarm, nơi tôi có cơ hội chia sẻ kiến thức của mình về trồng cây và trồng rau với cộng đồng. Tôi tin rằng thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn, chúng ta có thể giúp nhau trở thành những người lành nghề hơn trong việc xây dựng những khu vườn xanh tươi.