Nấm là một loài thực vật vô cùng đa dạng về chủng loại, có một số loại nấm ăn được, một số khác lại là nấm độc hay gây bệnh. Những loại nấm ăn được có rất nhiều công dụng trong đời sống con người, không đơn thuần chỉ là một loại nguyên liệu trong ẩm thực. Nếu như nấm kim châm giúp cho nồi lẩu kim chi thêm ngon hơn, nấm bào ngư xám nấu với thịt bò vô cùng hấp dẫn thì nấm linh chi lại là một loại thuốc quý. Nói đến nấm linh chi, đây là một loại nấm có giá không hề rẻ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự trồng nó ngay tại nhà mình để sử dụng thay vì bỏ tiền túi ra để mua về. Nếu như bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về cách trồng nấm linh chi tại nhà thì có thể tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi!
Hướng dẫn cách trồng nấm linh chi tại nhà
Đặc điểm
Nấm linh chi còn được gọi với những cái tên khác như nấm lim hay nấm trường thọ, còn tên khoa học của nó là Ganoderma lucidum.
Nấm linh chi có kích thích lớn, màu sẫm, hình dáng bên ngoài có nắp mũ hình quả thận, trên bề mặt có nhiều đốm đỏ, không có màng dưới bề mặt. Thể của quả có hình thận, hình quạt hoặc hình tròn với đường kính khoảng 5 – 18cm, độ dày khoảng 1 – 2cm.
Nấm tươi khá mềm, phần trong nấm xốp và có hạt màu trắng cho đến nâu nhạt. Cuống nấm có hình trụ, phân nhánh, chiều dài khoảng 6 – 10cm, đường kính khoảng 1 – 3,5cm.
Nấm linh chi có vị đắng cùng mùi thơm nhẹ.
Dựa vào màu sắc của cây nấm, có thể chia nấm linh chi thành 6 loại, đó là: linh chi đen, linh chi vàng, linh chi đỏ, linh chi tím đỏ, linh chi trắng và linh chi xanh.
Nấm linh chi có nguồn gốc từ châu Âu. Hiện nay, loài nấm này đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước ở khu vực cận nhiệt và ôn đới. Ở Việt Nam, một số tỉnh trồng nhiều nấm linh chi như Bắc Kạn, Tuyên Quang,…
Công dụng
Trong nấm linh chi có chứa nhiều chất béo, protein, các loại vitamin, khoáng chất, axit amin cùng nước.
Chính vì thế, việc sử dụng nấm linh chi sẽ mang lại những công dụng sau:
- Nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch: Nấm linh chi giúp các tế bào bạch cầu tăng độ nhận diện, chống lại các yếu tố xấu từ bên ngoài có thể gây bệnh cho cơ thể, chống nhiễm trùng, giúp sức đề kháng của cơ thể được nâng cao.
- Phòng chống ung thư: Nấm linh chi giảm số lượng và kích thước của khối u ác tính ở trong cơ thể người bệnh bị ung thư đại trực tràng. Bên cạnh đó, sử dụng nấm linh chi cũng có tác dụng nhất định đối với bệnh nhân bị ung thư vú.
- Cải thiện và nâng cao sức khỏe hệ thần kinh: Nấm linh chi giúp cơ thể giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp cơ thể trở nên thoải mái hơn.
Tuy nhiên, việc sử dụng nấm linh chi không được bừa bãi, tùy tiện mà phải có kế hoạch hợp lý và chỉ dẫn từ những người có kiến thức chuyên môn.
Chuẩn bị
Nhà trồng nấm
Nhà trồng nấm là môi trường để nấm linh chi sinh trưởng và phát triển tốt. Nhà trồng nấm có thể làm dạng chữ A, phải sạch sẽ, thoáng khí, có khả năng thoát nước và giữ được độ ẩm. Nguyên vật liệu xây dựng có thể là thép chống rỉ, xung quanh có lưới chống côn trùng.
Trước khi trồng nấm có thể sử dụng vôi bột để khử trùng. Khoảng 5 – 7 ngày sau mới bắt đầu trồng.
Nguyên liệu
Để trồng nấm linh chi, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu để tạo phôi bao gồm các loại gỗ không chứa độc tố như gỗ mít, gỗ cao su, mùn cưa,…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn cần tiến hành trộn và ủ nguyên liệu mùn cưa để giúp nguyên liệu lên men, tỏa nhiệt, tiêu diệt được các mầm bệnh gây hại, làm bay hơi các chất ẩm không cần thiết.
Chú ý không để nguyên liệu bị lẫn tạp chất. Nguyên liệu làm phôi nấm nên được ủ trong 8 tiếng trở lên và không được quá 1 tháng.
Kỹ thuật trồng nấm linh chi
Đóng bịch phôi
Đóng bịch phôi đòi hỏi sự cẩn thận để cho ra những bịch phôi chắc chắn, căng cứng và chặt với trọng lượng vừa đủ. Sử dụng nguyên liệu đã chuẩn bị để đóng bịch phôi.
Tiến hành đóng bịch phôi bằng túi nilon. Cho nguyên liệu vào trong túi nilon sao cho không bị lệch, méo mó khi di chuyển và buộc bịch phôi thật chặt.
Hấp thanh trùng
Sau khi đã đóng bịch phôi, bạn cần tiến hành hấp thanh trung để tiêu diệt tất cả các loại vi sinh vật có trong bịch phôi.
Phương pháp được sử dụng khi hấp thanh trùng đó là hấp cách thủy với nhiệt độ khoảng 100 độ C trong khoảng 10 – 12 giờ đồng hồ. Yêu cầu bắt buộc khi hấp thanh trùng là nhiệt độ đạt ở mức cần thiết, có đủ hơi nước tác động.
Chú ý không hấp ở nhiệt độ quá qua làn cháy hoặc chảy bịch phôi nấm.
Cấy giống vào bịch phôi
Việc cấy giống vào bịch phôi sẽ giúp nâng cao năng suất trồng nấm. Để cấy giống vào bịch, bạn cần khử trùng tất cả dụng cụ cấy giống, chuẩn bị cây giống, tiến hành tại nhà trồng nấm đã được che chắn gió. Giống nấm cấy cần đúng thời kỳ.
Tiến hành cấy giống sau khi bịch phôi vừa được hấp thanh trùng theo hai phương pháp sau:
Phương pháp thứ nhất: Cấy cây giống. Trước hết, bạn cần tạo lỗ (có đường kính 2cm, độ sâu 15cm) cho bịch phôi trước. Lúc cấy giống vào, cần để cạnh đèn cồn, gắp từng cây giống rồi cấy nhẹ nhàng vào bịch phôi nguyên liệu.
Phương pháp thứ hai: Cấy giống bằng hạt. Tạo những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt bịch phôi rồi cho hạt giống vào. Chú ý nhẹ nhàng cẩn thận, tránh làm nát hạt giống.
Nuôi ủ tơ
Tiến hành nuôi ủ tơ ở trong nhà trồng nấm. Phôi nấm cần đặt trên kệ treo, không đặt dưới đất sẽ làm hư phôi nấm.
Khi nuôi ủ tơ các yêu cầu thiết yếu đó là cung cấp đủ lượng oxy cho phôi và giảm nhiệt độ, độ ẩm. Tránh nấm mốc phát triển gây hư hại phôi.
Hạn chế tưới nước và di chuyển bịch phôi nấm trong giai đoạn nuôi ủ tơ. Thời gian ủ tơ cũng khá lâu. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, nếu thời gian ủ phôi giống càng ngắn, tơ trắng phát triển nhanh thì năng suất nấm sẽ không cao.
Sau khi nấm đã bắt đầu mọc và phát triển thì tiếp tục chăm sóc cẩn thận để nấm linh chi cho thu hoạch.
Chăm sóc
Trong khu vực nhà trồng nấm, cần kín đáo, không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào, không gian sạch sẽ, thông thoáng nhưng cũng cần kín gió.
Mức nhiệt độ thích hợp nhất trong nhà trồng nấm là khoảng 22 – 26 độ C.
Chú ý tưới nước thường xuyên cho nấm vì nấm cần nhiều nước. Việc tưới nước cũng tạo độ ẩm cho không gian xung quanh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tưới phun sương, tránh tưới quá mạnh. Có thể lắp đặt hệ thống tưới phun sương để hỗ trợ bạn.
Thu hoạch
Nếu được chăm sóc cẩn thận, khoảng 4 tháng sau khi trồng, bạn đã có thể thu hoạch nấm linh chi. Trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng, nấm linh chi sẽ sản sinh và phát tán vào không khí các hạt phấn nấm (bào tử nấm linh chi). Bạn có thể thu hoạch trước lượng bào tử này.
Sau đó, bạn có thể tiến hành thu hoạch nấm linh chi nguyên tai. Khi thu hoạch, bạn có thể cầm và lay nhẹ phần chân nấm. Sau khi phần gốc đã đứt ra thì cần rút ra thật nhẹ nhàng.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng nấm linh chi với các loại thuốc khác do đây là một loại dược liệu vô cùng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như các chuyên gia.
Hầu hết mọi người đều có thể sử dụng nấm linh chi. Tuy nhiên, những người bị rối loạn chảy máu, rối loạn hệ thống miễn dịch, rối loại chức năng tuyến giáp hay người bị huyết áp thấp, người chuẩn bị phẫu thuật cần thận trọng khi sử dụng loại nấm này.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng cần tránh sử dụng nấm linh chi.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Phan Duy
Tôi là Phan Duy, năm nay 27 tuổi, một người đam mê với việc trồng cây và trồng rau. Từ khi còn nhỏ, tôi đã có niềm yêu thích mãnh liệt với việc trồng cây. Đây không chỉ là một sở thích, mà còn là một phần của cuộc sống hàng ngày, mang đến cho tôi niềm hạnh phúc không thể nào tả được.
Tôi đã tích lũy được một chút kiến thức về trồng cây và trồng rau thông qua việc tự học và tham gia vào các khóa học tại trường lớp. Từ cách chăm sóc đúng cách, lựa chọn loại đất phù hợp, đến việc điều chỉnh ánh sáng và nước cho cây cối, tôi luôn cố gắng học hỏi và hoàn thiện khả năng của mình trong lĩnh vực này.
Hiện tại, tôi là một công tác viên tại WikiFarm, nơi tôi có cơ hội chia sẻ kiến thức của mình về trồng cây và trồng rau với cộng đồng. Tôi tin rằng thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn, chúng ta có thể giúp nhau trở thành những người lành nghề hơn trong việc xây dựng những khu vườn xanh tươi.