Cây đủng đỉnh là một cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Loại cây này có nhiều công dụng trong y học cả cổ truyền và hiện đại. Theo nghiên cứu, mỗi bộ phận của cây đủng đỉnh có những tác dụng khác nhau. Hiện nay, nhiều người sử dụng trái đủng đỉnh để ngâm rượu. Vì vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp một số thông tin về công dụng và cách ngâm rượu bằng trái đủng đỉnh.
Cách ngâm rượu bằng trái đủng đỉnh thơm ngon
Tác dụng của các bộ phận cây đủng đỉnh
Cây đủng đỉnh có một số công dụng tuyệt vời. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về công dụng của các bộ phận của cây như sau:
- Bẹ non: Bẹ non của cây đủng đỉnh có nhiều tác dụng trong đó có thể cầm máu, tan hòn cục,... Do đó, bẹ non của cây đủng đỉnh thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ bài tiết như tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo máu, tiểu tiện không thông,...
- Thân cây: Thân cây đủng đỉnh có phần non được sử dụng nhiều trong điều chế các bài thuốc hỗ trợ nhuận tràng.
- Trái: Trái đủng đỉnh có nhiều công dụng nếu biết cách sử dụng. Trái đủng đỉnh có vị cay, gây ra tình trạng bỏng da do đó không nên sử dụng trái chưa qua sơ chế. Đồng thời, đối với những trái đã bị móc, người dùng nên bóc vỏ khi ăn nếu không sẽ bị ngứa rát ở vùng cổ, lưỡi và môi.
- Vỏ: Vỏ cây đủng đỉnh khi kết hợp với một số dược liệu khác sẽ tạo nên bài thuốc hỗ trợ điều trị ghẻ lở và mụn nhọt.
Xem thêm:
Cách ngâm rượu bằng trái đủng đỉnh
Cách ngâm rượu bằng trái đủng đỉnh khá đơn giản. Bạn cần chuẩn bị theo những bước như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Trái đủng đỉnh: Bạn ngâm rượu thì nên chọn đủng đỉnh có những trái xanh và chín. Sự kết hợp các chất có trong trái chín và trái xanh sẽ giúp cho rượu thơm ngon hơn. Bạn chuẩn bị 5kg trái đủng đỉnh với tỷ lệ 60% quả xanh và 40% quả chín.
- Đường phèn: Đường phèn sẽ giúp rượu dễ uống hơn. Với 5kg đủng đỉnh thì bạn chuẩn bị thêm 0,5kg đường phèn. Nếu không có đường phèn thì bạn thay thế bằng đường trắng nhé!
- Bình ngâm: Rượu sẽ ngon hơn khi sử dụng bình thuỷ tinh hoặc bình gốm sứ. Tuỳ vào số lượng đủng đỉnh bạn sẽ chọn bình có dung tích phù hợp.
- Rượu ngâm: Rượu ngâm là một yếu tố quyết định đến chất lượng của loại rượu thuốc này. Thông thường rượu sử dụng để ngâm đó là rượu có nồng độ từ 40 độ trở lên. Rượu nếp được ưu tiên sử dụng.
Các bước thực hiện
Hiện nay có thể ngâm rượu đủng đỉnh bằng hai cách đó là có đường hoặc không đường. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách ngâm rượu đủng đỉnh có đường:
- Ngâm trái đủng đỉnh với nước muối pha loãng khoảng 03 tiếng. Sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, sâu bọ có trong trái đủng đỉnh và để thật ráo nước.
- Tiếp theo, đổ 0,5kg đường phèn vào thau có đủng đỉnh rồi tiến hành bóp nát. Khi thực hiện bước này, bạn cần đeo găng tay để tránh bị ngứa, rộp da.
- Sau đó, cho tất cả hỗn hợp vào một bình gốm sứ/thuỷ tinh đã chuẩn bị để ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp khoảng 01 tuần để hỗn hợp lên men.
- Sau thời gian đó, bạn mở nắp và ngửi thấy mùi men thì đổ 15l rượu nếp vào ngâm. Thời gian ngâm tối thiểu là 02 tháng. Sau khoảng thời gian này bạn có thể sử dụng. Tuy nhiên để an toàn hơn thì bạn nên ngâm với thời gian lâu hơn.
Bảo quản và cách sử dụng
Rượu đủng đỉnh sẽ sử dụng được lâu và có hiệu quả hơn khi biết cách bảo quản và sử dụng. Dưới đây là cách bảo quản và sử dụng đúng cách rượu đủng đỉnh:
Cách bảo quản: Bạn tiến hành để bình rượu ở nơi có nhiệt độ dưới 25 độ C, khô ráo, thoáng mát và không tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Cách sử dụng: Mỗi ngày 02 lần, 01 chén nhỏ/lần khoảng 100ml rượu. Để thấy được hiệu quả bạn cần kiên trì uống tối thiểu 02 tháng.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
- Lọc hết cặn trước khi sử dụng.
- Người cao tuổi, trẻ em không nên sử dụng rượu đủng đỉnh vì những đối tượng này có thể trạng không tốt/chưa phát triển toàn diện nên khi sử dụng sẽ dễ gặp tác dụng phụ.
- Khi rượu có mùi lạ hoặc xuất hiện các dấu hiệu của nấm mốc thì không nên sử dụng để tránh tình trạng ngộ độc hoặc các tác dụng không mong muốn.
- Nếu dùng rượu đủng đỉnh để bôi ngoài da thì nên tránh bôi lên các vùng đang bị tổn thương đặc biệt là vết thương hở, bị mủ, sưng viêm. Nếu bôi lên những vết thương này thì bạn sẽ bị đau đớn và tình trạng vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.