Cây ba kích là loại cây có nhiều tên gọi khác nhau, được sử dụng như một loại dược liệu hỗ trợ chữa trị, ngăn ngừa được nhiều bệnh.Tuy nhiên, nhiều người không biết đến loại cây này và công dụng của cây. Vì lý do đó, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về đặc điểm, phân loại và các tác dụng của cây ba kích đến quý bạn đọc.
Cây ba kích là cây gì? Cây có mấy loại? có tác dụng gì?
Cây ba kích là cây gì?
Cây ba kích còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây diệp liễu thảo, cây dây ruột gà, cây đan điền âm vũ hay cây ba kích thiên. Dù với tên gọi nào thì chúng cũng là cây ba kích. Cây ba kích thuộc họ dây leo, thân thảo. Xung quanh thân có một lớp lông mịn bao phủ.
Cây ba kích có thể được tìm thấy ở các cánh rừng với độ cao dưới 500m. Lá ba kích thuộc dạng lá đơn, mọc đối xứng, hình bầu dục hoặc hình tim.
Cây ba kích cũng có hoa. Hoa của cây có màu trắng hoặc màu vàng, kích thước không lớn và thường mọc tập trung ở đầu cành. Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6. Sau khi hoa tàn, quả ba kích xuất hiện. Quả của cây có hình cầu lồi lõm, có lớp lông mịn bao phủ, khi chín có màu cam.
Trong các bộ phận của cây, rễ cây là phần được sử dụng làm dược liệu. Rễ cây phình to. Để được làm dược liệu thì rễ cây phải được phơi khô hoặc sấy khô rồi cắt thành từng đoạn nhỏ.
Củ ba kích phát triển từ rễ, củ tròn, có đường kính khoảng 1 - 2cm. Củ ba kích cứng, màu vàng xám, phần thịt bên trong có màu tím hoặc hồng, vị ngọt nhưng hơi chát.
Cây ba kích có mấy loại?
Hiện nay, cây ba kích có hai loại chính đó là ba kích trắng và ba kích tím. Mỗi loại ba kích sẽ có những đặc điểm khác nhau.
- Ba kích trắng: Củ có màu vàng nhạt bên ngoài, bên trong phần thịt có màu trắng. Nếu đi ngâm rượu thì sẽ không bị đổi màu. Loại này dễ tìm và giá không cao.
- Ba kích tím: Vỏ cây có màu đậm hơn so với loại ba kích trắng. Nếu ngâm rượu thì sẽ chuyển sang màu tím. Loại này khó tìm nên có giá thành cao hơn so với ba kích trắng.
Cây ba kích có tác dụng gì?
Từ xa xưa, cây ba kích đã được xem là một loại dược liệu và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y. Những bài thuốc có cây ba kích hỗ trợ phòng ngừa, chữa trị được nhiều loại bệnh đối với con người, chẳng hạn như:
- Bệnh tiểu đường;
- Viêm da, viêm khớp;
- Cải thiện hoạt động của thận;
- Điều hòa kinh nguyệt;
- Hỗ trợ tích cực trong điều trị bệnh trầm cảm;
- Và một số bệnh khác.
Các bài thuốc từ dược liệu cây ba kích
Tuy nhiên, để có thể hỗ trợ điều trị được nhiều loại bệnh trên thì cây ba kích cần được kết hợp thêm nhiều dược liệu khác. Dưới đây là một số bài thuốc có sự kết hợp của cây ba kích và một số dược liệu khác mà bạn có thể tham khảo và thực hiện:
Hỗ trợ thông tiểu, lợi tiểu
- Nguyên liệu: Ba kích, tang phiêu tiêu, ích nhân trí và thỏ y tử.
- Cách làm: Các nguyên liệu này đem đi tán mịn sau đó cho một ít rượu vào rồi vo hỗn hợp này thành những viên nhỏ có kích thước bằng hạt ngô.
- Cách sử dụng: Mỗi lần sử dụng 12 viên sắc thành nước uống hoặc sử dụng cùng với rượu pha muối.
Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm tình trạng tử cung lạnh
- Nguyên liệu: 120g ba kích, 160g ngô thù du tán nhỏ, 20g lương khương, 640 tử kim đằng, 80g thanh diêm và 160g nhục quế bỏ sạch vỏ.
- Cách làm: Trộn đều các nguyên liệu với ít rượu rồi vo lại thành viên.
- Cách sử dụng: Một ngày sử dụng 20 viên cùng với rượu pha muối nhạt.
Cải thiện xương cốt
- Nguyên liệu: Ba kích, đỗ trọng bắc, nhục thung dung, tỷ giải và thỏ y tử. Mỗi loại bạn sử dụng 400g.
- Cách làm: Trộn tất cả nguyên liệu sau đó vo lại thành viên.
- Cách sử dụng: Mỗi lần sử dụng 6g với tần suất 3 lần/ngày.
Chữa chứng thận hư, thận yếu
- Nguyên liệu: Mỗi loại 300g bao gồm ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc và 600g củ mài tán thành bột mịn.
- Cách làm: Trộn đều với mật ong rồi vo lại thành viên.
- Cách sử dụng: Mỗi lần 8 - 10g, sử dụng 2 - 3 lần/ngày.
Hỗ trợ điều trị chứng vô sinh, liệt dương
- Nguyên liệu: Mỗi loại 12g bao gồm ba kích, cốt toái bổ, long cốt, nhục thung dung; 6g ngũ vị tử; 8g nhân sâm.
- Cách làm: Tán mịn tất cả nguyên liệu rồi trộn với mật ong rồi vo lại thành viên khoảng 12g.
- Cách sử dụng: Mỗi lần 1 viên, ngày uống 2 - 3 lần.
Một số đối tượng không nên sử dụng ba kích
Mặc dù có nhiều công dụng, có thể điều chế thành nhiều bài thuốc tuy nhiên có một số đối tượng không nên sử dụng ba kích. Những đối tượng dưới đây nếu cố tình sử dụng ba kích thì sẽ không tránh khỏi các tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, bao gồm:
- Người bị táo bón
- Người có huyết áp thấp
- Người hay có hiện tượng sốt nhẹ về chiều
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!