Khi nhắc đến cây anh túc, người ta nghĩ ngay đến vẻ đẹp và cả sự nguy hiểm. Hình ảnh cây anh túc được biết đến nhiều trong những tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh cũng như những thể loại khác… Vậy cây anh túc là cây gì? có mấy loại? có được trồng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé.
Cây anh túc là cây gì? Có mấy loại? Có được trồng không?
Cây anh túc là cây gì? có mấy loại? có được trồng không?
Cây anh túc được biết đến như cây thuốc phiện hay cây á phiện. Loài cây này có xuất xứ từ những nước phía đông Như Ấn Độ, Hi Lạp và một số nước ở khu vực Trung Á. Một đặc điểm riêng của loài cây này chính là cây anh túc có thể ra hoa với đa dạng màu sắc khác nhau, hoa của chúng có nhiều màu và rất rực rỡ, mang nét đẹp riêng của từng màu sắc. Đây là đặc điểm hiếm thấy của hầu hết các loài thực vật.
Người ta phân chia cây anh túc thành 4 loại khác nhau tùy thuộc vào các đặc điểm. Thứ nhất là anh túc có hoa tím, chúng được trồng nhiều nhất ở Trung Á. Khi cây anh túc tím ra quả thì quả của chúng cũng có màu tím đen. Tiếp đến chính là anh túc vàng. Khi trưởng thành, cây anh túc vàng cho ra hoa vàng, quả có hình dáng bầu dục, bên trong có chứa hạt có cả màu trắng và vàng. Ngoài ra thì còn có anh túc đen và cả anh túc lông cứng (ở cuống và hoa có các lông mọc ra màu tím).
Trong lĩnh vực y học, cây anh túc được dùng để cầm máu, giảm đau và còn có công dụng điều trị tiêu chảy một cách hiệu quả. Chúng có thể được ứng dụng trong việc điều trị một số loại bệnh và có công dụng giảm đau rõ rệt. Tuy nhiên, nếu sử dụng chúng quá nhiều thì có thể có tác dụng phụ là gây nghiện và nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của người sử dụng chúng.
Công dụng giảm đau của cây anh túc. Trong cây anh túc có chứa chất morphin cùng với codein. Đây là những chất giúp giảm đau hàng đầu, được ứng dụng trong y học đối với các bệnh nhân mắc các bệnh ung thư, đồng thời giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên đối với những người có kiến thức và kinh nghiệm thì việc ứng dụng mới thực hiện đúng, ngoài ra những đối tượng khác không nên tự ý dùng vì có thể gặp tác dụng phụ.
Công dụng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Người ta còn dùng cây anh túc với liều lượng ít để điều trị một số bênh về tiêu hoá, đặc biệt là bệnh tiêu chảy cũng rất hiệu quả.
Không những vậy, cây anh túc còn được dùng để chữa ho, giảm các triệu chứng ho, đau rát cổ họng một cách hiệu quả. Trong thuốc chữa ho thì cũng có một ít chất có thành phần giống với cây anh túc. Tuy nhiên ngưỡng này ở mức quy định và không vượt quá chúng.
Hiện nay, nhà nước ta không cho phép việc trồng những loại cây thuốc phiện, có chứa chất ma túy. Luật còn có quy định cụ thể về việc cấm không trồng cây thuốc phiện và hướng xử phạt nếu có người vi phạm. Tùy vào mức độ của hành vi mà có thể là xử phạt hình sự hoặc phạt hành chính. Đối với mức phạt hành chính, người trồng cây anh túc có thể bị phạt tiền lên đến mười triệu đồng Việt Nam. Nguy hiểm và nặng hơn nữa là mức phạt hình sự mang tính giáo dục, răn đe cao hơn một bậc.
Cây anh túc có tác dụng phụ gì?
Cây anh túc có công dụng tốt là thế, nhưng việc sử dụng phải hết sức cẩn trọng. Bởi thành phần của cây anh túc có chất gây nghiện nên cần được thận trọng hơn so với những loại thuốc khác. Ngay khi được dùng với công dụng chữa bệnh thì bác sĩ cũng hạn chế và đặc biệt lắm mới kê cho bệnh nhân. Do vậy việc tự ý sử dụng cây anh túc chưa bao giờ và sẽ không được khuyến khích. Ngoài ra, đối với một số người mẫn cảm với các thành phần của cây anh túc thì họ còn gặp phải những tình trạng như buồn nôn, gây ra ảo giác, đau đầu…
Cây anh túc nếu dùng quá liều có thể gây nghiện hoặc nguy hiểm hơn là gây ngộ độc. Những người có thể trạng không được khỏe hoặc trẻ em, người già, phụ nữ đang mang thai không nên tự ý sử dụng cây anh túc với bất kỳ mục đích nào hay bất kỳ lí do gì.
Có thể thấy bên cạnh những công dụng thì cây anh túc cũng có những tác dụng phụ, những hậu quả khó lường và nguy hiểm khi dùng không đúng cách. Do vậy, dù là bất cứ tình huống gì hay với lí do gì bạn cũng không nên tự ý trồng trồng cây anh túc, sử dụng cây anh túc trái với pháp luật. Bởi nếu không được kiểm soát kỹ càng, chúng là mối nguy đối với sức khỏe con người, không chỉ là cá nhân mà còn có thể gây nguy hiểm cho xã hội. Như vậy, cũng chưa biết giữa công dụng và những tác dụng phụ mang lại thì phần nào sẽ chiếm tỷ lệ cao. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích và tuân thủ những quy định có liên quan về loài cây đặc biệt này.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thiên An
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Thiên An, một chuyên gia về thú cưng và bác sĩ thú y đam mê công việc của mình. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thú cưng và đã giúp hàng ngàn con vật được cứu sống và khỏe mạnh. Ngoài đam mê với công việc, tôi còn rất yêu thích trồng cây và tận hưởng sự thư thái mà nó mang lại. Tôi luôn cố gắng tìm kiếm cách để kết hợp giữa việc trồng cây và chăm sóc thú cưng, vì tôi tin rằng đó là một cách tuyệt vời để tạo ra một môi trường sống tốt cho cả con người và động vật. Với kinh nghiệm và kiến thức của mình, tôi hy vọng sẽ có thể giúp đỡ các bạn trong việc chăm sóc thú cưng cũng như trong việc trồng cây. Tôi rất mong được làm quen với các bạn và chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình. Cảm ơn đã lắng nghe.