Trong vài năm gần đây, cây sachi đang trở thành một loại cây trở nên phổ biến và quen thuộc với bà con nông dân khi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, cây sachi cũng rất dễ trồng và có thể trở thành loài cây công nghiệp quý giúp nhiều hộ nông dân có thể nâng cao thu nhập. Loại dầu từ cây Sacha inchi rất tốt và an toàn chỉ cần ép bàng phương pháp thủ công là có thể sử dụng ngay (làm thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho tất cả mọi người,…) mà không cần qua bất kỳ một khâu chế biến nào khác
Cây sachi là cây gì? có tác dụng gì? Cách trồng & chăm sóc ra sao?
Cây sachi là cây gì?
Cây sachi có tên khoa học là Plukenetia volubilis L. Đây là một loại cây thân bán gỗ, dây leo, có nguồn gốc xuất xứ từ vùng rừng rậm nhiệt đới Amazon, khu vực Nam Mỹ. Người ta còn gọi nó bằng những cái tên khác như lạc sacha, lạc núi, lạc inca.
Ngày nay, cây sachi được phân bố ở nhiều nơi trên thế giới còn ở Việt Nam, cây sachi được trồng ở khu vực Tây Nguyên, Bình Thuận, Hòa Bình, Điện Biên.
Thân cây sachi có thể vươn cao tới 2m. Lá cây có hình trái tim, có răng cưa và mọc so le nhau. Lá có chiều dài khoảng 10 - 12cm.
Hoa màu trắng, mọc thành cụm ở nách lá. Quả dạng nang, có 5 cánh trông giống hình ngôi sao. Khi còn non, quả có màu xanh và chuyển sang màu nâu đen khi già. Cây ra hoa, quả gần như quanh năm.
Cây sachi có tác dụng gì?
Thông thường, cây sachi thường được trồng để lấy hạt. Hạt sachi mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng, giàu omega 3 – 6, vitamin A, E, chất xơ, chất đạm và axit béo không no vô cùng tốt cho cơ thể.
Những tác dụng của hạt sachi có thể kể đến bao gồm:
- Hỗ trợ giảm cân do loại hạt này lại chứa lượng chất xơ lớn, giúp cơ thể nhanh no và còn có khả năng làm giảm sự thèm ăn.
- Giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tai biến…
- Giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt, kích thích tóc mọc tóc, phục hồi hư tổn.
- Giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ.
- Chống viêm, tăng cường miễn dịch và phòng chống ung thư.
- Cải thiện hệ tiêu hóa, hạn chế các triệu chứng như táo bón, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy…
- Cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và mang lại cảm giác thoải mái.
Bên cạnh đó, lá của cây sachi cũng được sấy khô hoặc sử dụng như rau ăn mỗi ngày. Cả lá và hạt sachi đều chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn và đẩy lùi bệnh tật cho cơ thể.
Cách trồng & chăm sóc cây sachi
Kỹ thuật trồng
- Chuẩn bị cây giống: Lựa chọn những cây giống chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự gieo hạt nhưng cần chú ý chọn hạt tốt vì các hạt có dầu thường sớm mất khả năng nảy mầm. Tuy nhiên, việc gieo hạt sẽ mất nhiều thời gian và công sức chăm sóc hơn.
- Đất trồng: Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha cát, đất phù sa cổ, đất phù sa ven sông,... Trước khi trồng, đất cần làm sạch cỏ dại, xử lý đất trước khi trồng bằng vôi bột, chế phẩm vi sinh. Làm đất tơi xốp, lên luống cao 30cm cho dễ thoát nước
- Làm giàn: Làm giàn cho cây sachi theo kiểu hình chữ T hoặc chữ I, có thể làm bằng tre, bê tông, thép, gỗ, chôn sâu 40 - 50cm, giàn cao khoảng 1,7 - 1,8m để dễ chăm sóc và thu hoạch.
- Cách trồng: Trước hết, bạn cần đào hố kích thước 30x30x30cm tại vị trí đã xác định rồi dùng lớp đất mặt trộn đều lượng phân bón lót. Sau đó, bóc lớp bầu nilon rồi đặt cây giữa hố, lấp đất kín mặt bầu để tạo vồng cao hơn mặt đất 3 - 5cm. Cuối cùng nén nhẹ đất rồi tưới nước cho cây.
Kỹ thuật chăm sóc
- Trồng dặm: Nếu phát hiện cây chết, bạn cần tiến hành trồng bổ sung để đảm bảo mật độ.
- Đưa cây lên giàn: Những ngọn cây không leo lên cọc và giàn thì bạn cần dùng dây mềm để cố định phần ngọn vào cọc và giàn. Chú ý nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương cây.
- Tưới nước: Tùy vào điều kiện thời tiết để tưới nước, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây. Sau khi trồng, mỗi tuần, bạn nên tưới nước cho cây khoảng 3 - 4 lần. Khi cây đã trưởng thành thì mỗi tuần chỉ cần tưới 1 - 2 lần là được.
- Bón phân: Bổ sung phân hữu cơ vi sinh cho cây 1 - 2 lần/tháng với lượng bón từ 0,2 - 2,5 kg/cây.
- Làm cỏ: Sử dụng lưỡi hái, máy cắt cỏ hay dùng tay nhổ để kiểm soát cỏ dại, có thể để lại gốc cỏ để tránh xói mòn rửa trôi trên đất dốc.
Câu hỏi thường gặp
Tiến hành thu hoạch khi quả chuyển sang màu nâu và tách vỏ ngoài. Tuyệt đối không thu hoạch những quả xanh, mốc hay đã rụng. Sau khi thu hoạch thì có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô tới độ ẩm 10 – 15%. Bảo quản hạt trong túi nilon, hộp thủy tinh để tránh ẩm mốc.
Sâu bệnh gây hại chủ yếu cho cây sachi là tuyến trùng gây hại rễ, nấm gây thối rễ và sâu đục thân. Để phòng trừ, bạn có thể sử dụng nấm xanh thiên địch phun lên tán lá, tưới gốc sản phẩm Trichoderma sp 2-3 tháng/lần.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.