Trạng nguyên là một danh hiệu dành cho người đỗ cao nhất trong các kỳ thi. Đây còn là cụm từ đặt tên cho một loài cây phong thủy vô cùng rực rỡ. Với vẻ đẹp thu hút, loài cây này ngày càng được ưa chuộng để trồng trang trí trong nhà. Vậy cây trạng nguyên là gì? Cách trồng và chăm sóc cây như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và khám phá thêm những thông tin hữu ích liên quan đến cây trạng nguyên qua bài viết dưới đây.
Cây trạng nguyên là gì? Cách trồng & chăm sóc cây như thế nào?
Cây trạng nguyên là gì?
Cây trạng nguyên có tên khoa học là Euphorbia pulcherrima. Người ta còn gọi nó bằng cái tên khác là nhất phẩm hồng. Cây trạng nguyên thuộc họ Thầu dầu, có nguồn gốc từ khu vực châu Phi, Trung Mỹ và miền nam Mexico.
Cây trạng nguyên là loài cây thân gỗ, mọc bụi và sống lâu năm. Chiều cao trung bình của cây trạng nguyên là 0,6 - 4m.
Lá cây có hình dạng mũi mác, hơi thuôn và nhọn ở đỉnh. Mặt lá dưới thường có nhiều lông. Lá non ở đỉnh thường có màu đỏ, khi trưởng thành sẽ chuyển sang màu xanh. Điều này tạo nên nét độc đáo cho cây trạng nguyên. Tuy nhiên, vẫn có một số giống cây trạng nguyên có màu sắc khác như vàng, trắng, hồng,...
Có nhiều người sẽ nhầm lẫn phần màu đỏ của cây trạng nguyên là hoa. Tuy nhiên, hoa của trạng nguyên nằm ở đỉnh cành, có kích thước nhỏ, màu vàng và được bao lại bởi những chiếc lá màu đỏ trên cùng. Cây thường nở hoa vào dịp Giáng Sinh và gần Tết.
Cây trạng nguyên có tốc độ sinh trưởng nhanh, có màu sắc rực rỡ và tràn đầy sức sống cũng như mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên nó rất được ưa chuộng để trồng làm cảnh. Bạn rất dễ bắt gặp nó ở trong khuôn viên các trường Đại học, vườn hoa, công viên,...
Cách trồng cây trạng nguyên
Bạn có thể trồng cây trạng nguyên bằng cách trồng bằng cây giống hoặc giâm cành. Trong đó, trồng bằng cây giống là cách nhanh nhất, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức chăm sóc hơn.
Trồng cây trạng nguyên bằng cây giống
Trước hết, bạn cần lựa chọn những cây giống chất lượng, nhiều sức sống và không bị sâu bệnh. Sau khi mua về thì bạn có thể lựa chọn trồng trong chậu hay ngoài đất vườn.
Nếu trồng trong chậu, bạn cần lựa chọn chậu có kích thước 20x20x20cm để trồng cây. Điều này sẽ giúp cây có đủ không gian phát triển. Ngoài ra, dưới đáy chậu cần phải có lỗ thoát nước. Sau đó, cho đất vào chậu rồi đặt cây con vào, lấp đất và tưới ít nước.
Nếu cây trồng ngoài đất, bạn cần chọn vị trí tốt rồi đào hố. Sau đó cho cây non vào, lấp đất lại và tưới nước là được.
Trồng cây trạng nguyên bằng cách giâm cành
Bạn cần chuẩn bị một cành cây trạng nguyên từ cây mẹ phát triển tốt và không bị sâu bệnh. Sau đó, cắt bánh tẻ khoảng 10cm, tước hết lá rồi đem cành ngâm vào thuốc kích thích mọc rễ khoảng 15 phút. Tiếp đến, bạn đem giâm khoảng ⅓ cành cây vào đất hoặc chậu đất đã chuẩn bị sẵn. Cuối cùng, tưới nước cho cây đầy đủ để cành cây nhanh chóng ra rễ và phát triển thành cây mới.
Chăm sóc cây trạng nguyên như thế nào?
Sau khi trồng, bạn cần chăm sóc cây trạng nguyên cẩn thận sao cho cây khỏe và nhanh ra hoa. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý.
Ánh sáng và nhiệt độ
Nếu trồng cây trong nhà thì mỗi tuần, bạn nên cho cây tắm nắng khoảng 2 - 3 lần để giúp cây có thể quang hợp, tránh sâu bệnh. Muốn cây ra hoa thật đẹp thì bạn cần cho cây trong bóng râm nhiều hơn ngoài nắng.
Mức nhiệt độ thích hợp nhất để cây trạng nguyên sinh trưởng và phát triển là khoảng 16 - 22 độ C.
Tưới nước
Cây trạng nguyên cũng không hẳn là loại cây ưa ẩm nhưng bạn cũng không nên để đất bị khô. Mỗi ngày nên tưới cho cây khoảng 1 - 2 lần, tùy thuộc vào tình hình thời tiết cụ thể. Khi tưới nước, bạn cần chú ý tưới nhẹ nhàng và từ từ, tưới ở phần gốc để nước từ từ thấm vào đất.
Bón phân
Cây trạng nguyên rất nhạy cảm với phân bón. Vì vậy, bạn tránh bón phân ngay gốc và số lượng lớn. Có thể khiến cây bị sốc và cháy rễ. Mỗi tháng, bạn nên bón phân một lần. Sử dụng loại loại phân NPK (20:20:20) pha loãng với nước hoặc phân tan chậm để bón cho cây.
Cắt tỉa
Khi nhận thấy cây phát triển quá rậm rạp, bạn có thể dùng dao hoặc kéo để cắt tỉa, giúp cây thông thoáng hơn và hạn chế môi trường cho sâu bệnh phát triển. Chú ý cắt tỉa đi những lá già, cành bị sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Cây trạng nguyên có thể bị sâu, bọ trĩ, rầy rệp hại tấn công. Bên cạnh đó, cây cũng có thể bị bệnh thối gốc, thối rễ do đất bị ẩm ướt quá nhiều, dẫn đến bị nấm bệnh xâm nhập. Bệnh có thể làm cho rễ cây bị thối, cây ngừng sinh trưởng, lá cây bị vàng vọt và thậm chí là làm chết cây. Bạn cần chú ý theo dõi sự sinh trưởng của cây thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, trên thị trường, cây trạng nguyên được bày bán rất nhiều tại các nhà vườn, vườn ươm hay cửa hàng cây cảnh. Bạn cũng có thể mua cây trạng nguyên bằng cách truy cập vào các trang thương mại điện tử. Thông thường, mỗi chậu cây sẽ có giá dao động khoảng 40.000 – 200.000 đồng.
Cây trạng nguyên vẫn chưa một lượng độc tố nhỏ. Nếu lỡ ăn phải lá cây có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do viêm nhẹ dạ dày và ruột. Vì vậy, những gia đình có trẻ nhỏ cần chú ý cẩn thận khi trồng loại cây này.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Nguyễn Mai
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, tôi là Nguyễn Mai, một bác sĩ thú y và chuyên gia chăm sóc động vật với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tôi đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y và tiếp tục theo đuổi các khóa đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã tham gia nhiều dự án và chương trình chăm sóc động vật khác nhau, từ trại nuôi đến bệnh viện thú y. Tôi cũng đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ động vật nhỏ như chim và thỏ đến động vật lớn như trâu, bò và ngựa. Điều tôi yêu thích nhất khi làm việc với động vật là cảm giác được giúp đỡ và chăm sóc cho chúng, giúp chúng cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn. Tôi luôn cố gắng hết sức mình để đảm bảo rằng mọi con vật đều được chăm sóc tốt nhất có thể. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê viết lách và chia sẻ kiến thức về chăm sóc động vật. Tôi tin rằng việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho nhiều người yêu động vật và giúp cải thiện cuộc sống của chúng. Tôi mong muốn được tiếp tục trau dồi kiến thức và kinh nghiệm của mình, đồng thời đóng góp tích cực vào việc phát triển lĩnh vực chăm sóc động vật tại Việt Nam.