Hiện nay, nhiều người ưa thích việc trồng cây hồng môn. Chúng không chỉ giúp cho ngôi nhà đẹp hơn mà còn mang đến nhiều may mắn, thuận lợi cho người trồng nó. Tuy nhiên, có thể do một vài yếu tố tác động bên ngoài hoặc do kỹ thuật chăm sóc chưa hợp lý mà cây hồng môn có thể bị vàng lá. Vậy làm thế nào khi cây hồng môn bị vàng lá, cháy lá? Trong bài viết này, Wiki Farm sẽ nói rõ và chi tiết hơn về vấn đề này, giúp bạn DỄ DÀNG CHĂM SÓC CÂY HƠN.
Làm thế nào khi cây hồng môn bị vàng lá, cháy lá?
Cây hồng môn là cây gì? Chăm sóc có dễ không?
Hồng môn là loài cây bụi nhỏ, chúng được trồng với những chậu nhỏ để làm vật trang trí cho nhà ở, chốn công sở và cả một số nơi khác như cửa hàng, sân vườn, quán cà phê… Cây hồng môn có lá hình dẹt, bề mặt lá có độ bóng và xanh mướt, khi trưởng thành thì cây hồng môn ra hoa màu đỏ. Chúng có 2 cánh hoa lớn và ở giữa được điểm tô bởi nhụy màu vàng. Bên cạnh đó cũng có giống hoa hồng môn màu hồng nhẹ nhàng, chúng lại còn có nhụy hồng rất được mắt.
Khi chăm sóc cây hồng môn, mọi người đều mong muốn nhìn thấy loài cây này ra hoa. Tuy nhiên, để chăm được cho đến khi ra hoa là cả một quá trình dài. Hơn nữa, phải cân bằng và chú ý đến tất cả các yếu tố chứ không chỉ riêng phần nào. Phải quan tâm kỹ càng đến độ dinh dưỡng của đất, lượng nước cung cấp cho cây hồng môn ở mỗi ngày, hơn nữa là ánh sáng và cả phân bón cho cây.
Xem thêm: Cây rau mương là cây gì? có mấy loại ? trị bệnh gì?
Làm thế nào khi cây hồng môn bị vàng lá, cháy lá?
Nếu như trong quá trình chăm sóc cho cây hồng môn mà chẳng hay loài cây này bị vàng lá, cháy lá thì bạn nên tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục ngay vấn đề này. có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến quá trình cây phát triển dẫn tới cây hồng môn bị vàng lá, dưới đây một số lý do bạn có thể xem xét cây của bạn có giống tình trạng này không?
Thứ nhất, có thể do cây thiếu nước. Đây là nguyên nhân đơn giản và cũng dễ để khắc phục. Không chỉ riêng cây hồng môn mà đối với bất kỳ loài cây nào thiếu nước cũng dễ bị tình trạng vàng lá. Bên cạnh vàng lá thì bạn cũng có thể quan sát thấy lá cây cũng héo rũ theo. Khi đó điều cần làm chính là bổ sung lượng nước cần thiết cho cây, để cây từ từ lấy lại chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý phân chia lần tưới nước cho phù hợp, không nên bổ sung ồ ạt lượng nước khiến cây bị úng rễ.
Thứ hai, có thể cây hồng môn đang được tưới lượng nước quá nhiều. Ngược lại với lí do ở trên, khi bạn tưới nước quá nhiều mà lượng nước ứ đọng lại không thoát được ra ngoài, lâu dần sẽ làm cho rễ cây hồng môn bị thối, từ đó dẫn đến hư hại cho cả cây và tình trạng vàng lá, cháy lá cũng có thể xuất hiện.
Cây hồng môn đang bị suy yếu. Có thể vì lí do nào đó mà cây hồng môn bị chậm phát triển, thậm chí là đang yếu dần đi. Quá trình chuyển hóa, quang hợp của cây không còn diễn ra một cách bình thường nữa. Do vậy mà bạn có thể thấy tình trạng vàng lá, cháy lá ở loại cây này.
Phân bón đọng lại trên lá cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm cho cây hồng môn bị vàng lá, cháy lá. Do đó, trong quá trình bón phân bạn cũng nên chú ý và cẩn thận không để phần phân bón dính trên lá cây, nếu có dính bạn nên dùng nước rửa lại để giúp tránh được tình trạng này. Không những thế, cũng có thể do tình trạng sâu bệnh, dịch bệnh ở cây hồng môn. Sự tấn công của vi khuẩn, vi rút cũng có thể làm cho cây hồng môn bị vàng lá, cháy lá. Bạn nên quan tâm và theo dõi cây hồng môn mỗi ngày để phát hiện được những dấu hiệu bất thường nhanh chóng nhất. Riêng đối với những lá già, gần gốc cây thì tình trạng vàng lá, cháy lá là bình thường. Có thể theo thời gian thì phần lá đó đã già đi, phải biến mất để cây sản sinh thêm những nhành mới và sinh trưởng được tốt hơn.
Đối với tình trạng cháy lá thì còn có nguyên nhân khác là bón phân kali quá nhiều hay để cây ở nơi có nhiệt độ cao. Khi bón phân bạn nên lưu ý đến liều lượng, phải vừa đủ, không nên quá ít hoặc quá nhiều. Nếu lượng phân bón dành cho cây hồng môn quá ít sẽ thấy không phát huy được nhiều công dụng. Riêng đối với cây hồng môn mà được bón quá nhiều phân thì cây cũng có thể bị ảnh hưởng, không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng phụ. Thêm vào đó, việc bạn để cây ở nơi có ánh sáng quá nhiều nhưng lại thiếu độ che thì cũng có thể làm cây héo lá. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, bạn nên di dời cây sang nơi đủ ánh sáng nhưng mát mẻ hơn, tránh tình trạng lá cây hồng môn bị đốt cháy dưới ánh nắng mặt trời.
Cây hồng môn không quá khó chăm sóc, tuy nhiên chúng cũng có những lưu ý riêng. Để tránh được tình trạng vàng lá, cháy lá ở loài cây này, chúng tôi đã có những nội dung tư vấn nêu trên. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn sẽ chăm sóc được cây hồng môn chu đáo và xanh tốt hơn nữa.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.