Cây bách bệnh là một loại dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Loại cây này có khả năng chữa nhiều bệnh từ bị liệt, chướng hơi đầy bụng cho đến điều trị vấn đề sinh lý ở nam giới. Chính vì khả năng điều trị nhiều loại bệnh nên được gọi là cây bách bệnh. Hãy thông qua bài viết này để tìm hiểu thêm về loại cây này cũng như một số bài thuốc hay từ cây bách bệnh.
Cây bách bệnh là cây gì? Chữa bệnh gì? Có tốt không?
Cây bách bệnh là cây gì?
Cây bách bệnh có tên khoa học là eurycoma longifolia, thuộc chi Eurycoma, họ thanh thất - Simaroubaceae. Cây bách bệnh là cây thân gỗ nhỏ. Chiều cao khoảng từ 2-8m. Cây bách bệnh có thân mọc thẳng đứng và thân cây không có nhánh do cây bách bệnh là loại cây không phân nhánh.
Thân cây được bao bởi một lớp vỏ cây có màu đỏ tía hoặc vàng úa. Cây bách bệnh là có lá kép hình lông chim. Mỗi lá kép thường có 20-25 lá chét. Lá của cây có cuống ngắn, mọc đối xứng thông qua cuống chính màu đỏ tía.
Phiến lá chét có hình bầu dục hoặc hình mác, có đầu lá nhọn và gốc lá thuôn dài. Mặt trên của lá có màu xanh bóng, mặt dưới có màu trắng bạc. Mặt trên của phiến lá nhẵn, mặt dưới thì được bao phủ bởi một lớp lông.
Rễ của cây bách bệnh có hình trụ tròn phân thành những khúc ngắn. Vỏ rễ cây có màu vàng nâu, nếu có nhiều rễ con sẽ có hình dáng xù xì. Lõi bên trong của rễ có màu trắng ngà và không chứa vân.
Hoa của cây bách bệnh là hoa lưỡng tính có màu nâu đỏ, mọc nách lá thành từng cụm hình chủy. Hoa của loại cây này khá nhỏ và có lông tơ bao quanh. Cây sẽ ra hoa vào khoảng tháng 1- tháng 2 hằng năm và đến tháng 3-4 cây sẽ ra quả.
Quả của cây bách bệnh là quả hạch có hình trứng. Vỏ của của khá cứng, có rãnh dọc nhỏ ở giữa. Quả có màu nâu vàng khi còn non và sẽ chuyển dần thành màu nâu đỏ khi chín. Quả chỉ chứa đựng một hạt.
Cây bách bệnh có những tác dụng gì?
Bộ phận được sử dụng của cây bách bệnh thường là vỏ thân và vỏ rễ. Các chất như hydroxy ceton, beta-sitosterol, chất đắng chứa nhiều trong vỏ rễ cây và vỏ thân cây. Hạt của cây thì chứa nhiều dầu béo màu vàng nhạt.
Theo y học cổ truyền, cây bách bệnh có tính ôn, vị đắng, quy kinh thận, tỳ, vị. Do đó có tác dụng bổ huyết, ôn tỳ thận.
Vì những đặc tính trên nên loại cây này thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh thiếu máu, khó tiêu, các bệnh tả, lỵ và sinh lý kém. Ngoài ra còn có thể sử dụng cây bách bệnh để chữa cảm lạnh, phát sốt, sốt rét và trị ghẻ lở.
Theo y học hiện đại, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng cao chiết từ cây bách bệnh có khả năng kháng ký sinh trùng gây sốt rét. Loại cây này còn có khả năng giảm quá trình tổn thương gan và tăng khả năng tái tạo tế bào gan ở chuột cống trắng.
Một số bài thuốc từ cây bách bệnh
Chữa liệt nửa người, tê lạnh cơ thể
- Chuẩn bị: 8g xấu hổ; 8g đậu chiều; 8g dây trâu cổ; 8g dây đau xương; 4g cây bách bệnh; 6g cây thần sa; 5g quả hồ tiêu chín phơi khô bỏ vỏ ngoài; 5g quế chi; 3g gừng tươi; 10g rễ đinh lăng.
- Thực hiện: đem sắc các nguyên liệu với nhau. Dùng đều đặn mỗi ngày một thang thuốc để có hiệu quả.
Chữa âm huyết suy kém
- Chuẩn bị: 6g cây bách bệnh; 2g dây ký sinh; 12g đậu đen; 10g hạt thủ ô; 8g cây gùi; 8g tang chi; 8g rễ cỏ xước; 8g cây huyết rồng; 8g muống biển.
- Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu sau đó sắc với nước sạch, không bị ô nhiễm. Lấy phần nước thuốc để uống. Duy trì đều đặn hằng ngày một thang để có hiệu quả.
Chữa các bệnh về tiêu hóa như đầy bụng, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi
- Chuẩn bị: 50 g cây bách bệnh; 50g củ sả; 50g củ gấu; 50g tiêu lốt; 100g vỏ quýt; 100g thổ hoắc hương; 100g cam thảo đất; 100g dây mơ; 100g nhân trần; 100g dây rơm; 100g xuyên phác.
- Thực hiện: đem tán nhuyễn các nguyên liệu với nhau thành bột. Người lớn uống 12g/ngày.
Điều trị các bệnh về da ở trẻ em như ghẻ, lở ngứa và chàm
- Chuẩn bị: 1 nắm lá bách bệnh
- Thực hiện: Dùng lá bách bệnh nấu nước để tắm ở những nơi bị ghẻ, lở hoặc bị chàm. Có thể tắm kết hợp với đắp lá cây bách bệnh giã nát để tăng công dụng.
Bài thuốc cải thiện sinh lý nam
- Chuẩn bị: 400mg bách bệnh; 50mg nhân sâm; 50g linh chi.
- Thực hiện: Tán nhuyễn các nguyên liệu để bào chế thành viên nang để sử dụng. Việc sử dụng các viên nang này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Một vài lưu ý khi sử dụng cây bách bệnh
Khi sử dụng cây bách bệnh người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như sau:
- Mất ngủ kéo dài
- Tăng thân nhiệt
- Lo lắng, bồn chồn, nóng nảy, tức giận
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
- Hạ đường huyết, hạ huyết áp
Khi gặp các triệu chứng trên nên ngừng sử dụng cây bách bệnh ngay lập tức để đảm bảo sức khỏe.
Để tránh những hậu quả đáng tiếc, sức khỏe bị ảnh hưởng tiêu cực thì những đối tượng sau đây không nên sử dụng cây bách bệnh:
- Nhóm người có thể có tình trạng sức khỏe yếu hoặc hệ miễn dịch kém
- Những người bị bệnh nặng hoặc bệnh mãn tính
- Những người mắc các bệnh về thận và gan cần hạn chế hoặc không nên sử dụng vì sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống thận và gan của họ.
- Người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao
- Người mắc bệnh tiểu đường
- Nam giới bị viêm hoặc u xơ tuyến tiền liệt
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Trần Hùng
Chuyên gia
Tôi là Trần Hùng một chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc và nuôi chim cảnh tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc các loại chim cảnh sinh sản tôi tự tin chia sẻ đến quý bạn đọc những bài viết hữu ích.
Ngoài việc nuôi chim cảnh, mình còn tìm hiểu rất nhiều thông tin liên quan đến việc chăm sóc cá cảnh. Mong muốn của mình là chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm đến cộng đồng. Thông qua trang WikiFarm, mình muốn xây dựng những bài viết chất lượng, chi tiết gửi đến những người có đam mê bộ môn nuôi cá cảnh. Đóng góp những thông tin hữu ích, giúp mọi người có được những kiến thức chăm sóc cá cảnh được tốt hơn.