Cây đẳng sâm lâu nay được xem là một loại dược liệu quý. Thời xa xưa, cây đẳng sâm được sử dụng để điều chế một số bài thuốc chữa trị cho tầng lớp quý tộc vì để có được loại dược liệu này thì phải bỏ ra số tiền khá lớn. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về cây đẳng sâm và tác dụng của loại cây này nhé!
Cây đẳng sâm là cây gì? Có tác dụng gì? Trồng vào mùa nào? Ở đâu?
Cây đẳng sâm là cây gì?
Tên khoa học của cây đẳng sâm là Codonopsis sp. Không chỉ riêng ở Việt Nam, cây đẳng sâm là một loại dược liệu quý được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Chính vì vậy, cây đẳng sâm có nhiều tên gọi khác nhau ở mỗi quốc gia, chẳng hạn như tên gọi cây đẳng sâm ở Trung Quốc là Dang Sen Giseng, ở Thuỵ Điển mọi người gọi cây đẳng sâm là Fatigans,...
Ở Việt Nam, cây đẳng sâm cũng được mọi người gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như đảng sâm, sâm rừng, sâm ngọc linh, hồng đẳng sâm,...
Về đặc điểm, cây đẳng sâm là loài thân cỏ, dây leo. Tuy nhiên, còn phụ thuộc điều kiện và môi trường sinh sống, cây đẳng sâm có thể bò lan dưới đất hoặc leo lên thân cây nào khác.
Xem thêm:
- Cây thóc lép là cây gì? có tác dụng gì ? chữa bệnh gì?
- Hoàng cầm là cây gì? hoàng cầm có tác dụng như thế nào?
- Tô mộc là cây gì ? Cây Tô mộc có tác dụng gì
- Cây cẩu tích là cây gì? cây cẩu tích có tác dụng gì?
- Cây chút chít là cây gì? có công dụng & tác dụng gì? chữa bệnh gì?
Tác dụng của cây đẳng sâm
Cây đẳng sâm có nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người. Về đông y, đẳng sâm là một loại dược liệu có tác dụng bổ trung, ích khí, tiện tỳ và sinh tân. Cây đẳng sâm có tính bình nên sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh nhân bị tỳ vị hư nhược, thể trạng yếu, nhiều khí hư huyết hư, đại tiện lỏng, ăn không tiêu, chân tay mỏi,...
Đồng thời, cây đẳng sâm còn có tác dụng hỗ trợ chữa trị đối với các bệnh về đường tiêu hoá khi kết hợp với một số dược liệu khác như liên nhục, hoài sơn, bạch linh, bạch truật,... Khi kết hợp những dược liệu này với nhau sẽ tạo nên những bài thuốc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Cây đẳng sâm có thể sử dụng ở nhiều dạng, chẳng hạn như thuốc sắt, thuốc hoàn hoặc bột tán nhuyễn. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng cây đẳng sâm phải được cân nhắc và sử dụng theo hướng dẫn. Cụ thể, liều lượng có thể sử dụng một ngày dao động từ 9 - 30g/ngày.
Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng khi quá lạm dụng đẳng sâm hoặc sử dụng sai cách sẽ gây ra một số tác dụng phụ, thậm chí có thể gây ra một số trường hợp bệnh nặng hơn và khó điều trị. Vì vậy, trước khi sử dụng bạn nên chú ý một số vấn đề như sau:
Tham khảo ý kiến của y bác sĩ có nên sử dụng đẳng sâm hay không và liều lượng bao nhiêu là đủ. Ý kiến tư vấn của y bác sĩ sẽ giúp bạn biết được sự phù hợp của cơ thể, tình trạng bệnh của bạn khi sử dụng đẳng sâm là như thế nào.
Không nên tự ý kết hợp đẳng sâm với những dược liệu khác khi chưa biết cách sử dụng và tác dụng.
Sử dụng đúng liều lượng được chỉ định, không lạm dụng đẳng sâm nếu không muốn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ;
Kết hợp ăn uống một cách khoa học, tập luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi bên cạnh việc sử dụng thuốc.
Cần có sự kiên trì khi sử dụng đẳng sâm vì tác dụng của đẳng sâm chỉ phát huy khi có thời gian sử dụng lâu dài.
Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú không nên sử dụng đẳng sâm khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Nên trồng cây đẳng sâm vào mùa nào và ở đâu?
Cây đẳng sâm được trồng nhiều ở Quảng Nam. Tuỳ vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển, mỗi cây sẽ có thời điểm thích hợp để trồng. Đối với cây đẳng sâm, thời vụ trồng cây là quanh năm, trừ những tháng có thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Thời gian phù hợp để trồng cây đẳng sâm là từ tháng 2 - tháng 4 và tháng 8 - tháng 9 hằng năm.
Bên cạnh lưu ý thời điểm trồng cây đẳng sâm thì bạn cần lưu ý nơi trồng cây. Đất trồng giúp cây phát triển tốt là đất giàu chất dinh dưỡng, nhiều mùn, đất dày và tơi xốp thoát nước tốt.
Thời gian thu hoạch
Thời gian thu hoạch cây đẳng sâm thường vào mùa đông khi cây có dấu hiệu úa vàng và rụng lá nhiều. Không thể thu hoạch vào mùa đông thì bạn có thể thu hoạch đẳng sâm vào đầu xuân năm sau khi đẳng sâm chưa phát triển chồi non mới.
Khi thu hoạch đẳng sâm, bạn phải đào sâu khoảng 0,7m để lấy được cả rễ cây còn nguyên vẹn và tránh làm trầy xước rễ. Sau khi thu hoạch, bạn rửa sạch rễ bằng nước rồi ủ một đêm hoặc bằng cách khác giúp rễ cây bốc hơi nước là được.
Cây đẳng sâm khi mềm thì có thể bào mỏng từng lát. Bạn dùng 1 - 2 lát mỏng đẳng sâm cùng với nước gừng uống vào có tác dụng giảm tính hàn. Bạn có thể tao đẳng sâm trước khi sử dụng.
Để đẳng sâm bảo quản được lâu, bạn nên đậy kín đẳng sâm, tránh khí và ẩm ướt. Nơi đặt đẳng sâm phải khô ráo, thoáng mát. Nếu bị ẩm ướt thì đẳng sâm sẽ bị mốc và không thể sử dụng được.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.