Vốn là một loài cây mọc hoang dại rất nhiều ở ngoài tự nhiên, cây thóc lép được nhiều người biết đến với công dụng để làm thuốc điều trị chữa một số loại bệnh. Ngoài cái tên thóc lép, người ta còn gọi loại dược liệu này bằng những cái tên khác như cây cỏ cháy hay cây bài ngài. Nếu bạn chưa biết gì về loài thực vật này thì cũng đừng quá lo lắng nhé! Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn biết thêm những thông tin thú vị xoay quanh cây thóc lép.
Cây thóc lép là cây gì? Có tác dụng gì ? Chữa bệnh gì?
Cây thóc lép là cây gì?
Cây thóc lép có tên khoa học là Desmodium gangeticum (L.) DC. Đây là một loài cây thân thảo thuộc họ Đậu với chiều cao trung bình khoảng 1 - 1,5m. Cây có nhiều cành con với hình dáng mỏng và vươn dài.
Lá chét có hình trứng, ở phần gốc sẽ có hình trái tim hoặc hơi tròn. Mặt lá trên được bao phủ bởi một lớp lông mịn ngắn, còn mặt lá dưới có lông rạp xuống. Trong khi đó, lá kèm lại nhọn ở đầu.
Hoa của thóc lép có lông, bao gồm những hoa nhỏ, xếp thành từng đôi một mọc thành cụm ở nách hay ở ngọn. Chiều dài của cụm hoa khoảng 12 - 13cm. Mùa cây ra hoa thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm.
Quả của thóc lép có hình cung hơi cong, có lông nhưng lại không có cuống. Mỗi quả sẽ được chia thành 7 - 8 đốt, trong mỗi đốt lại chỉ chứa một hạt. Mùa cây ra quả thường rơi vào tầm khoảng tháng 10 đến tháng 11 hằng năm.
Ở Việt Nam, cây thóc lép mọc hoang dại rất nhiều ở các vùng đồi núi. Rất dễ bắt gặp cây thóc lép mọc ở trên các bãi cỏ, đồng ruộng hay dọc ven các con đường.
Cây thóc lép có tác dụng gì? Chữa bệnh gì?
Theo nghiên cứu, cây thóc lép có tính bình, vị chát. Những hoạt chất chính có trong cây thóc lép bao gồm Gangetinin và Desmodin. Những tác dụng mà cây thóc lép mang lại có thể kể đến như tác dụng lợi tiểu, giảm đau, sát khuẩn, kháng khuẩn, tiêu viêm và cầm máu.
Bên cạnh đó, cây thóc lép cũng có tác dụng hồi phục các tổn thương nên nó còn dùng để điều trị bệnh đau lưng, đau nhức xương khớp hay viêm da thần kinh.
Cây thóc lép còn được dùng để điều trị bệnh phù nề, tích nước trong cơ thể, sỏi thận hay sỏi mật. Ở một số quốc gia khác như Ấn Độ, thóc lép được sử dụng để điều trị tiêu chảy, sốt, ho,... cũng vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, nếu bị rắn độc cắn, bạn cũng có thể lấy cây thóc lép tươi đem đi rửa sạch rồi giã lấy nước uống hay lấy bã để đắp vào vết thương.
Một số bài thuốc kinh nghiệm
Thóc lép được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào từ cây thóc lép, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ có chuyên môn để tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Một số bài thuốc cụ thể mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Bài thuốc điều trị phù nề: Chuẩn bị 10g rễ cây thóc lép, 10g lá cối xay cùng với 5g râu ngô. Đem những nguyên liệu trên đun sôi và lấy nước uống hằng ngày.
- Bài thuốc điều trị phù thũng: Chuẩn bị 12g rễ cây thóc lép và 8g lá cối xay. Đem những nguyên liệu trên đun sôi với 300ml nước trong vòng 30 phút. Sau đó đem chắt lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc điều trị các vết viêm, lở loét ngoài da: Chuẩn bị khoảng 30g rễ cây thóc lép rồi đem đun sôi với 200ml nước trong vòng 15 phút. Sau đó, sử dụng phần nước này để rửa sạch các vết viêm, lở loét trên da.
- Bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp: Đem 15g rễ cây thóc lép đun sôi cùng 600ml nước để uống mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm rễ thóc lép với rượu để uống.
- Bài thuốc giúp tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe tim mạch: Chuẩn bị 20g cây thóc lép, đem hãm với nước để uống mỗi ngày.
- Bài thuốc điều trị vết rắn cắn: Chuẩn bị khoảng 20g rễ thóc lép tươi, đem đi rửa sạch rồi nhai nuốt lấy nước. Rửa sạch vết thương rồi lấy phần bã đắp lên.
Câu hỏi thường gặp
Việc thu hoạch cây thóc lép có thể tiến hành quanh năm. Loại dược liệu này được sử dụng dưới dạng tươi hay phơi khô để dùng dần. Lá, thân và hạt thì thu hoạch như thường. Đối với phần rễ, khi thu hoạch cần đào cả gốc, rũ sạch hết đất cát rồi cắt lấy phần rễ. Sau đó đem đi rửa sạch, cắt mỏng rồi phơi khô là được. Dược liệu khô cần bảo quản đúng cách, tốt nhất là cho vào túi bóng hoặc lọ thủy tinh kín để tránh ẩm mốc.
Nam giới đang trong độ tuổi sinh sản không nên sử dụng các bài thuốc từ cây thóc lép bởi nó có thể làm giảm kích thước tinh hoàn, giảm lượng tinh trùng cũng như giảm sinh lý ở nam giới. Nếu sử dụng dược liệu này liên tục trong một thời gian dài còn có thể gây vô sinh.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Thủy
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Thu Thủy, một chuyên gia về vật nuôi và cây trồng với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hiện tại, tôi đã 32 tuổi và đang sống tại Việt Nam. Tôi đam mê về việc nuôi và trồng các loại cây, động vật, và thường xuyên tìm hiểu về những kiến thức mới nhất liên quan đến lĩnh vực này. Tôi thích viết về những kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức của mình với mọi người. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý vườn tược, nuôi động vật và trồng các loại cây trồng khác nhau. Tôi cũng có kiến thức về các loại thuốc thú y, phân bón và các kỹ thuật nuôi trồng hiện đại. Với niềm đam mê của mình, tôi hy vọng có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy những thông tin hữu ích và hướng dẫn về cách trồng cây, nuôi động vật và quản lý vườn tược tốt hơn.