Khi xem các chương trình quảng cáo dầu gội trên tivi, chắc hẳn bạn sẽ được nghe phần giới thiệu thành phần của các loại dầu gội sẽ bao gồm hà thủ ô. Hà thủ ô được nhiều người biết đến với công dụng tốt cho mái tóc của bạn, kích thích quá trình mọc tóc, giúp tóc đen và suôn mượt. Vậy ngoài ra, hà thủ ô còn có những tác dụng khác hay không? Giữa hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ có điểm gì khác nhau? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi thú vị về hà thủ ô qua bài viết dưới đây.
Hà thủ ô là gì? Có tác dụng gì? Khác biệt giữa hà thủ ô trắng và đỏ?
Hà thủ ô là gì?
Hà thủ ô có tên khoa học là Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson. Người ta cũng gọi nó bằng những cái tên khác như dạ giao đằng, mằn năng ón hay khua lình,... Đây là một loại cây thân leo, dây quấn vào nhau, thuộc họ rau răm.
Thân của hà thủ ô có màu xanh tía, bề mặt nhẵn. Phần thân rễ của hà thủ ô có xu hướng phình lên trở thành củ. Lá có màu nâu, đầu nhọn, phiến lá khá mỏng và ôm sát vào thân dây của cây. Mép lá có hình lượn sóng. Hoa nhỏ, chỉ dài khoảng 2mm và thường mọc thành chùm.
Bạn có thể tìm thấy hà thủ ô mọc hoang dại trong tự nhiên hay ở các khu trồng dược liệu. Trong tự nhiên, hà thủ ô mọc hoang dại ở nhiều tỉnh miền núi như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Nghệ An,...
Mùa xuân và mùa thu là thời điểm để thu hoạch hà thủ ô. Khi thu hoạch, người ta thường sẽ đào cả phần củ hay đúng hơn là phần rễ của cây. Củ hà thủ ô có hình dạng khá giống củ khoai lang với cân nặng dao động khoảng 0,5 - 1kg.
Xem thêm:
- Cây ngải dại là gì? có tác dụng gì? chữa bệnh gì? có ăn được không
- Cây cỏ bạc đầu là cây gì? Có tác dụng gì? Chữa trị bệnh gì?
- Cây mỏ quạ là cây gì? Uống nước lá mỏ quạ có tác dụng gì?
- Cây thảo quyết minh là cây gì? Có tác dụng gì? Trị bệnh gì?
- Atiso là gì? Atiso có tác dụng như thế nào?
Hà thủ ô có tác dụng gì?
Theo Y học cổ truyền, hà thủ ô có vị đắng hơi chát, có tính ấm và quy vào can thận. Những tác dụng mà hà thủ ô mang lại bao gồm:
- Tốt cho tóc, kích thích mọc tóc: Hà thủ ô có công dụng bổ huyết, gây tác động lớn đến vùng da đầu. Chính vì thế, hà thủ ô sẽ giải quyết các vấn đề về tóc như rụng tóc, tóc bạc sớm, làm cho tóc đen mượt và chắc khỏe hơn.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Hà thủ ô chứa Anthranoid - với tác dụng tăng mức độ nhu động của ruột, quá trình chuyển hóa thức ăn từ dạ dày tới ruột nhanh hơn, điều trị cho các bệnh về tiêu hóa như tiêu hóa kém, chậm tiêu, táo bón,...
- Tốt cho thận, thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị hư thận, tiểu đường,...
- Tốt cho hệ thần kinh: Hà thủ ô có chứa Lexitin - thành phần có tác dụng làm tăng quá trình tái tạo tế bào hồng cầu, vô cùng tốt cho phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, người bị thiếu máu, xanh xao, gầy gò,...
- Làm giảm khả năng linh hoạt, ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao.
- Ngăn chặn quá trình oxy hóa và sự phát triển của các tế bào ung thư.
Sự khác biệt giữa hà thủ ô trắng và đỏ là gì?
Hà thủ ô trắng và thủ ô đỏ có nhiều đặc điểm bên ngoài khá giống nhau nên rất khó để nhận biết và phân biệt. Chỉ có hà thủ ô đỏ mới có tác dụng bồi bổ cơ thể còn hà thủ ô đỏ thì không.
Chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ thông qua những đặc điểm dưới đây:
- Về đặc điểm cây: Hà thủ ô trắng là dạng dây leo, thân có màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn và nhẵn dần khi về già. Trong khi đó, thân của hà thủ ô đỏ sẽ mềm hơn. dạng dây leo quấn với nhau, thân cây nhẵn và có màu xanh tía.
- Về đặc điểm củ: Củ hà thủ ô trắng sẽ có lớp vỏ bên ngoài màu trắng xám, bên trong ruột cũng có màu trắng còn củ hà thủ ô đỏ có lớp vỏ bên ngoài màu nâu đỏ, bên trong màu đỏ hồng. Bên cạnh đó, hình dáng củ hà thủ ô trắng thuôn dài, rất giống với củ sắn còn hà thủ ô đỏ thì có hình dáng mập hơn, trông giống với củ khoai lang.
- Về đặc điểm dược liệu ở dạng bột: Bột hà thủ ô đỏ không có mùi, có màu nâu hồng đặc trưng trong khi bột hà thủ ô trắng lại có mùi thơm nhẹ.
Câu hỏi thường gặp
Khi thu hoạch hà thủ ô cần hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm củ bị xước hay hỏng. Sau đó cần rửa sạch củ để loại bỏ đất cát rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Cuối cùng đem hà thủ ô đã cắt nhỏ phơi dưới nắng.
Trước khi sử dụng cần ngâm hà thủ ô trong nước vo gạo trong khoảng 1 ngày. Điều này nhằm mục đích làm mất đi vị chát của dược liệu.
Hà thủ ô không thực sự hoàn toàn lành tính bởi nó vẫn chứa độc tố nhất định. Chính vì thế, việc chế biến dược liệu này cần hết sức cẩn thận bởi việc chế biến không đúng cách sẽ khiến cho dược liệu thành phẩm không đạt chất lượng. Bên cạnh đó, Tannin có trong hà thủ ô có thể gây ra táo bón hay các vấn đề khác về đường tiêu hóa. Chính vì thế, khi xuất hiện tình trạng này cần ngưng sử dụng hà thủ ô để thăm khám và điều trị kịp thời.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thiên An
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Thiên An, một chuyên gia về thú cưng và bác sĩ thú y đam mê công việc của mình. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thú cưng và đã giúp hàng ngàn con vật được cứu sống và khỏe mạnh. Ngoài đam mê với công việc, tôi còn rất yêu thích trồng cây và tận hưởng sự thư thái mà nó mang lại. Tôi luôn cố gắng tìm kiếm cách để kết hợp giữa việc trồng cây và chăm sóc thú cưng, vì tôi tin rằng đó là một cách tuyệt vời để tạo ra một môi trường sống tốt cho cả con người và động vật. Với kinh nghiệm và kiến thức của mình, tôi hy vọng sẽ có thể giúp đỡ các bạn trong việc chăm sóc thú cưng cũng như trong việc trồng cây. Tôi rất mong được làm quen với các bạn và chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình. Cảm ơn đã lắng nghe.