Cây hoàng cầm hiện nay được xem là liều thuốc quý được nhiều người sử dụng trong y học. Chúng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và còn hỗ trợ điều trị được nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về cây hoàng cầm. Vậy hiện nay cây hoàng cầm là cây gì? hoàng cầm có tác dụng như thế nào? Cây hoàng cầm hiện nay có giá thành ra sao? Cùng tìm hiểu 15 phút trong bài viết này, Wikifarm sẽ đưa đến những thông tin đầy đủ chi tiết, mời bạn đọc.
Cây Hoàng Cầm là cây gì? Có tác dụng như thế nào?
Cây Hoàng Cầm là cây gì?
Hoàng cầm là cây thân thảo sống một thời gian cũng khá lâu, có chiều cao từ 20-50cm. Theo thời gian thì phần rễ của cây hoàng cầm phát triển phình to ra. Thân cây hoàng cầm phát triển dạng đứng, có các nhánh cây mọc chĩa ra và có thêm những cành nhỏ. Lá của cây này có màu xanh sẫm, phía dưới lá sẽ có màu nhạt hơn. Chúng có hoa màu tím nhạt và mọc ở đầu cành. Bộ phận của cây hoàng cầm được sử dụng làm thuốc nhiều nhất chính là phần rễ của cây. Chúng được phân bố chủ yếu ở những vùng núi cao, đặc biệt có nhiều ở các tỉnh phía Bắc và phía Tây của Trung Quốc. Ở Việt Nam thì cũng hiếm thấy được loài cây này ở tự nhiên.
Hoàng cầm thông thường sẽ được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu. Khi thu hoạch, người ta phải đào lên để lấy phần rễ, sau đó loại bỏ những phần rễ quá nhỏ ở xung quanh và rửa qua sạch sẽ. Để sử dụng và bảo quản được lâu hơn, người ta đem chúng đi phơi khô hoàn toàn rồi đem đi giữ để sử dụng được một thời gian dài. Phần rễ cây hoàng cầm có hình trụ, có chiều dài từ 10 - 15 cm. Chúng có màu nâu vàng, thân rễ sần sùi và có thể có những đường nhăn dọc hoặc xoắn. Rễ già thì thường rỗng ruột, còn rễ nhỏ hơn thì đặc ruôt.
Cây Hoàng Cầm có tác dụng như thế nào?
Theo những ghi chép từ thời cổ xưa, hoàng cầm có vị đắng và có tính hàn. Chúng có nhiều công dụng khác nhau tùy vào cách sử dụng và liều lượng sử dụng. Cụ thể thì vấn đề này được hiểu như sau:
Điều hòa huyết áp và lượng lipid: Đối với những người bị cao huyết áp có thể sử dụng cây hoàng cầm để giúp hạ huyết áp, đồng thời chúng còn có công dụng hạ lipid trong cơ thể.
Tác dụng kháng khuẩn: Cây hoàng cầm có công dụng kháng khuẩn ở phổ rộng, đồng thời chúng còn có thể ngăn ngừa được dị ứng.
Hiện nay, nhiều người còn sử dụng hoàng cầm để chăm sóc cho mái tóc. Chúng có các chất Flavonoid và Tanin có công dụng rất hiệu quả. Chúng có thể hỗ trợ làm cho nang tóc khỏe hơn, hạn chế được việc tóc gãy rụng và yếu. Không những vậy, chúng còn có thể giúp cho tóc được phục hồi những hư tổn, giúp tóc mượt hơn và khỏe hơn.
Một số bài thuốc chữa trị từ cây hoàng cầm
Về cách dùng cụ thể thì đa số nhiều người sẽ dùng bằng cách sử dụng thuốc sắc hay tán bột. Liều lượng nên dùng là từ 10 gram - 20 gram/ngày.
Cây hoàng cầm có thể chữa trị chứng đau bụng, kiết lỵ: Khi muốn điều trị chứng này, bạn cần kết hợp hoàng cầm cùng với trái đại táo và cam thảo. Sau khi phân chia liều lượng thích hợp, bạn bỏ chúng vào ấm nước rồi đun với lửa nhỏ. Thời gian nấu từ 20-30 phút. Bạn cũng có thể chia thuốc ra để uống từ 2-3 lần/ngày.
Cây hoàng cầm chữa trị ho có đờm: Bạn có thể sử dụng hoàng cầm cùng với bạch chỉ. Chúng được phơi khô rồi tán thành bột mịn sau đó pha với nước uống. Chỉ cần kiên trì bạn sẽ thấy ngay hiệu quả.
Cây hoàng cầm chữa trị chảy máu cam: Một số người do quá nóng trong người hoặc do cơ địa mà họ có thể bị chảy máu cam. Và cây hoàng cầm cũng cũng được sử dụng để khắc phục tình trạng trên.
Mặc dù hiện nay có nhiều ý kiến về tác dụng cũng như những tác dụng phụ của cây hoàng cầm, tuy nhiên vẫn chưa có ý kiến nào được công nhận là chuẩn nhất. Chính vì vậy khi sử dụng cây hoàng cầm bạn vẫn phải có những lưu ý nhất định. Khuyến cáo sử dụng với phụ nữ mang thai, khi người mang thai muốn sử dụng hoàng cầm thì nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ rồi mới dùng. Thứ hai là việc sử dụng hoàng cầm nên đúng liều lượng nhất định. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe. Hơn nữa, cần lưu ý nếu bạn muốn kết hợp hoàng cầm cùng một số loài khác như sơn thù du, mẫu đơn… Bên cạnh đó, cây hoàng cầm cũng cần được lưu ý với những người bị tiêu chảy hoặc hạ tiêu có hàn.
Hiện nay, cây hoàng cầm có thể được bán ở các hiệu thuốc, cửa hàng thuốc Đông y. Bên cạnh đó, nhiều chế phẩm được chế từ cây hoàng cầm cũng đa dạng cho bạn lựa chọn. Giá thành của chúng dao động từ 300 -500.000 đồng/kg. Bạn cũng nên lưu ý mua chỗ uy tín, an toàn, có thể giá cả nhỉnh hơn nhưng lại chất lượng và mang lại hiệu quả tốt nhất
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thiên An
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Thiên An, một chuyên gia về thú cưng và bác sĩ thú y đam mê công việc của mình. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thú cưng và đã giúp hàng ngàn con vật được cứu sống và khỏe mạnh. Ngoài đam mê với công việc, tôi còn rất yêu thích trồng cây và tận hưởng sự thư thái mà nó mang lại. Tôi luôn cố gắng tìm kiếm cách để kết hợp giữa việc trồng cây và chăm sóc thú cưng, vì tôi tin rằng đó là một cách tuyệt vời để tạo ra một môi trường sống tốt cho cả con người và động vật. Với kinh nghiệm và kiến thức của mình, tôi hy vọng sẽ có thể giúp đỡ các bạn trong việc chăm sóc thú cưng cũng như trong việc trồng cây. Tôi rất mong được làm quen với các bạn và chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình. Cảm ơn đã lắng nghe.