Tưởng chừng chỉ là một loài cây mọc hoang dại vô giá trị nhưng cây cỏ xước lại là một loại cây dược liệu được sử dụng vô cùng phổ biến trong đời sống với nhiều công dụng bất ngờ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được hết những tác dụng của cây cỏ xước? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Tác dụng của cây cỏ xước (Ít người biết được)
Đặc điểm
Cây cỏ xước có tên khoa học là Achyranthes aspera, còn được biết đến với những tên gọi khác như ngưu kinh, ngưu tịch, bách bội, hoài ngưu tất, hồng ngưu tất.
Đây là một loại thực vật thân thảo, sống lâu năm. Thân cây mảnh, hơi vuông, phân nhiều nhánh với chiều cao trung bình của cây khoảng 1 – 2m. Có một lớp lông mềm và mỏng bao quanh thân.
Rễ cây có hình trụ dài, màu vàng. Trong đó, rễ chính phình to giống như củ, xung quanh đâm nhiều rễ con.
Lá cây có hình trứng, nhọn ở đầu, mọc đối xứng nhau, chiều dài khoảng 5 – 12cm, chiều rộng khoảng 2 – 4cm. Mép lá lượn sóng, cuống lá có kích thước khá nhỏ.
Hoa mọc thành chùm, mọc ra từ phần kẽ lá hoặc đầu cành.
Quả có hình bầu dục, màu nâu, bên trong chứa 1 hạt nhỏ hình trụ.
Cây cỏ xước có đặc tính ưa ẩm, ưa ánh sáng. Trên thế giới, cây cỏ xước mọc hoang dại nhiều ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.
Về phân loại, cỏ xước có 4 dạng gồm: Cỏ xước Ấn Độ; Cỏ xước lông trắng; Cỏ xước xù xì; Cỏ xước màu xám đỏ
Trong đó, Việt Nam, cỏ xước lông trắng là phố biến nhất. Cỏ xước phát triển mạnh nhất vào tháng 2 đến tháng 10 hàng năm.
Tác dụng của cây cỏ xước
Tất cả những bộ phận của cây cỏ xước đều có thể sử dụng. Trong đó, rễ là phần được sử dụng phổ biến nhất. Mùa đông là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch cỏ xước bởi trong giai đoạn này, các chất dinh dưỡng sẽ tập trung về rễ. Cỏ xước sau khi thu hoạch về sẽ được rửa sạch, phơi khô và cắt thành khúc nhỏ.
Cỏ xước có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như Glucozơ, nước, chất xơ, muối kali, vitamin C, sắt, đồng,… vô cùng cần thiết cho sức khỏe con người.
Cây cỏ xước được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền với những công dụng như thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ tiêu viêm, giảm đau, giúp lưu thông khí huyết, hỗ trị điều trị một số bệnh như viêm gan, nhiễm trùng thận, gout, rối loạn kinh nguyệt,…
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của y học hiện đại, cây cỏ xước có những tác dụng nhưi sau: Giãn nở mạch máu, điều hòa huyết áp, giảm đường huyết, giảm mỡ, kháng sinh, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm và giảm đau. Đặc biệt, cây cỏ xước có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại sự phát triển của các gốc tự do và ngăn ngừa ung thư vô cùng hiệu quả.
Việc bảo quản cây cỏ xước khô sau khi thu hoạch cũng cần chú ý. Bảo quản trong túi nilon ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp cũng như tránh môi trường ẩm ướt.
Hướng dẫn sử dụng cây cỏ xước
Như đã đề cập ở trên, cỏ xước là một loại dược liệu, được sử dụng vô cùng phổ biến cả trong y học cổ truyền hay y học hiện đại. Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây cỏ xước.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị thấp khớp
Chuẩn bị: 20g rễ cây cỏ xước; 16g tầm gửi; cây dâu, vân quy, bạch thược, quế chi, phòng đảng sâm, độc hoạt, sâm nam mỗi loại 12g; 6g tế tân.
Đem những nguyên liệu trên sắc uống. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần, các triệu chứng của thấp khớp sẽ giảm rõ rệt.
Bài thuốc điều trị bệnh viêm gan, nhiễm trùng thận
Có thể thực hiện bài thuốc điều trị viêm gan, nhiễm trùng thận qua 2 cách dưới đây:
– Đem cỏ xước, mã đề, cỏ tháp bút, sinh địa, rễ cỏ tranh sắc lấy nước uống.
– Chuẩn bị 30g rễ cây cỏ xước; rễ cỏ tranh, xa tiền, mộc thông, lá móng tay, trọng đài và phất dũ, mỗi loại 15g. Sau đó, bạn đem sắc lấy nước, chia thành 3 lần uống mỗi ngày. Uống khi còn ấm, nếu nguội thì có thể hâm lại.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout
Chuẩn bị rễ cây cỏ xước, lá tất bát (tiêu lốt), rễ cây cẩu trùng vĩ (vòi voi) và rễ bưởi bung, khối lượng mỗi loại là 15g.
Sau đó, đem sắc với 4 bát nước lọc rồi chắt lấy nước, chia đều thành 3 phần sử dụng trong ngày trong tối đa 10 ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi gối
Chuẩn bị:
Cỏ xước, đỗ trọng, đương quy, sinh địa, tiên linh tỳ, tỳ giải, ý dĩ nhân mỗi loại 30g.
Đan sâm, kim anh, phụ tử, phòng phong, sơn thù, thạch hộc mỗi loại 15g.
Sau đó, bạn đem giã nát toàn bộ nguyên liệu trên rồi bọc trong túi, ngâm với 3l rượu. Khoảng 7 – 9 ngày sau đem ra uống 2 ly mỗi loại.
Bài thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt
Chuẩn bị khoảng 20g rễ cỏ xước, 16g củ gấu (hương phụ), 16g nghệ xanh (nga truật) và 30g rễ gai. Sau đó, bạn đem sắc những nguyên liệu trên rồi lấy nước uống vào buổi sáng, trưa.
Bài thuốc điều trị mụn, làm đẹp da
Sử dụng cây cỏ xước tươi sau đó đem đi rửa sạch, băm nhỏ rồi giã nát lấy phần nước cốt. Sử dụng nước cốt này thoa lên vùng da có mụn, thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút.
Câu hỏi thường gặp
Bạn hoàn toàn có thể tụ trồng cỏ xước bằng chính hạt của chúng. Trước khi gieo, hạt giống cần được ngâm với nước ấm trong vài giờ.
Cỏ xước là một loại thảo dược dân giã. Giá bán của cỏ xước trên thị trường hiện nay không quá cao, 1 kg cỏ xước khô có giá khoảng 120.000 đồng.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Trần Hùng
Chuyên gia
Tôi là Trần Hùng một chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc và nuôi chim cảnh tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc các loại chim cảnh sinh sản tôi tự tin chia sẻ đến quý bạn đọc những bài viết hữu ích.
Ngoài việc nuôi chim cảnh, mình còn tìm hiểu rất nhiều thông tin liên quan đến việc chăm sóc cá cảnh. Mong muốn của mình là chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm đến cộng đồng. Thông qua trang WikiFarm, mình muốn xây dựng những bài viết chất lượng, chi tiết gửi đến những người có đam mê bộ môn nuôi cá cảnh. Đóng góp những thông tin hữu ích, giúp mọi người có được những kiến thức chăm sóc cá cảnh được tốt hơn.