Cây đài hái là một bài thuốc quý được sử dụng để điều trị các bệnh như rôm sẩy, áp xe vú,...Ngoài ra, hạt của cây đài hái còn được sử dụng để ép dầu. Loại dầu thực vật này rất tốt và có thể dùng để thay thế cho mỡ lợn. Hãy thông qua bài viết này để tìm hiểu về cây đài hái cũng như tác dụng của cây đài hái là gì để có cách sử dụng loại cây này đúng đắn nhất.
Cây đài hái là cây gì? Có tác dụng như thế nào?
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Cây đài hái là cây gì?
Cây đài hái có tên khoa học là Hodgsonia macrocarpa, một loại cây dại thuộc họ bí Cucurbitaceae. Vì là cây thuộc họ bí nên cây đài hái là loại cây thân leo, thân thảo. Thân của cây đài hái màu xanh. Và khác với các loại cây thuộc họ bí khác, thân của cây đài hái nhẵn, không có lông bao phủ.
Cây đài hái trưởng thành thân có thể phát triển dài đến trên 30m. Lá của cây đài hái mọc so le, chia thành 3-5 thùy. Các thùy thuôn dài có hình nhọn như ngọn giáo. Lá khi còn non có thể có hai thùy hoặc chưa phân thành các thùy.
Lá cây cây đài hái dài, dai và cứng. Mặt trên và mặt dưới đều có màu xanh lục sẫm màu, mặt dưới có màu nhạt hơn mặt trên. Cả hai mặt lá đều nhẵn, không có lông. Cuống lá ngắn, ở cuống lá có các tua xoắn và kích thước tua xoắn lớn.
Cây đài hái là cây đơn tính, có hoa đực và hoa cái. Hoa đực mọc thành các chùm, còn hoa cái mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả của cây đài hái có kích thước khá lớn, kích thước lớn nhất có thể bằng một quả bưởi. Quả có hình cầu, chia thành nhiều khía, có thể có khoảng 10-12 khía. Thịt của quả đài hái có màu trắng.
Quả đài hái khi còn non thì có màu xanh, vỏ nhẵn. Nhưng khi chín, quả chuyển thành màu cam hoặc màu vàng úa, ngoài vỏ có những đốm đen.
Hạt của quả đài hái có hình trứng dẹt. Vi kích thước quả khá lớn nên chứa được nhiều hạt. Một quả đài hái có thể có từ 6-12 hạt. Những hạt này chứa rất nhiều dầu, thường được sử dụng để ép lấy dầu.
Cây đài hái có tác dụng gì?
Hạt của cây đài hái chứa rất nhiều dầu. Tỉ lệ dầu có trong hạt loại cây này có thể chiếm tới 60-65%. Do đó người ta thường dùng hạt cây đài hái để ép lấy dầu sử dụng thay thế các loại dầu và mỡ.
Dầu hạt cây đài hái có màu vàng nhạt và đặc. Loại dầu này không có màu, không có mùi. Dầu sẽ tách thành hai lớp, lớp dưới là các chất olein, lớp trên chứa khoảng 20% panmitin khi để lắng dầu hạt đài hái.
Hạt cây đài hái có vị đắng. Vị đắng này được tạo nên từ các chất đắng là ancaloit, hoặc một glucozit hoặc một chất độc khác. Tuy có vị đắng nhưng hạt đài hái không có tính độc. Vì vậy ngoài việc để ép lấy dầu, hạt đài hái còn có thể được sử dụng làm thực phẩm như các loại hạt khác.
Ngoài ra, theo đông y, hạt cây đài hái có vị đắng, béo, hơi ngọt và có tính mát do đó thường được sử dụng để chữa trị bệnh nóng trong người, thanh nhiệt và dùng để sát trùng vết thương.
Một số bài thuốc từ cây đài hái
Bài thuốc chữa cảm sốt, ngộ độc
- Chuẩn bị: đài hái, tía tô, sắn dây, củ gấu, tinh tre, dành dành.
- Thực hiện: Đem sắc các nguyên liệu với nước sạch. Lấy nước uống để chữa cảm sốt, ngộ độc.
Bài thuốc chữa áp xe vú
- Chuẩn bị: lá địa liền; dầu đài hái; dầu dừa.
- Thực hiện: Đem lá địa liền đốt lấy than. Đem than trộn với dầu đài hái và dầu dừa. Đem hỗn hợp trên bôi lên vùng vú bị áp xe.
Điều trị chứng loét mũi
- Chuẩn bị: Bài thuốc để chữa trị chứng loét mũi cần sử dụng cả lá và thân của cây đài hái.
- Thực hiện: rửa sạch lá và thân của cây để loại bỏ các chất bẩn bám bên trên. Ép phần lá và phần thân cây để lấy nước. Đem nước đã ép được lọc qua một - hai lần để loại bỏ các cặn dư. Đem nước đã lọc sạch này nhỏ vào mũi, thực hiện hằng ngày để có hiệu quả.
Phòng bệnh sau khi đẻ
- Chuẩn bị: dầu đài hái.
- Thực hiện: Xoa trực tiếp dầu đài hái lên vùng bụng. Lưu ý chỉ nên thực hiện sau khi sinh được 01 tháng. Có thể kết hợp vừa bôi dầu vừa uống nước sắc từ gừng để tăng hiệu quả, giảm thiểu những ảnh hưởng sau quá trình mang thai.
Tác dụng nhuận tràng
- Chuẩn bị: dầu đài hái.
- Thực hiện: Dầu đài hái mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có thể có tác dụng nhuận tràng. Do đó sử dụng dầu đài hái để chế biến các món ăn hằng ngày sẽ là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho dầu ăn hoặc mỡ động vật.
Hỗ trợ điều trị chứng rôm sảy, mẩn ngứa
- Chuẩn bị: dầu hạt đài hái; nhân hạt đài hái.
- Thực hiện: Sử dụng dầu hạt đài hái chế biến các thực phẩm và sử dụng hằng ngày. Hạt đài hái giã nhuyễn với muối giống với cách làm muối lạc hoặc muối vừng để sử dụng với cơm trắng.
Chữa trị kiết lỵ
- Chuẩn bị: dầu hạt đài hái.
- Thực hiện: Uống dầu hạt đài hái để điều trị kiết lỵ. Mỗi lần sử dụng khoảng 4g, uống khoảng ba đến bốn lần để có tác dụng chữa trị kiết lỵ
Chữa trị, khử trùng cho các vết thương do bị vắt cắn
- Chuẩn bị: hạt đài hái.
- Thực hiện: Rửa sạch hạt đài hái sau đó đem phơi khô. Tán nhuyễn hạt đài hái thành bột. Khi sử dụng thì sử dụng bột bôi lên vết thương để khử trùng vết thương.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Phương Linh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, mọi người!. Tôi là Phương Linh, một bác sĩ thú y và chuyên gia nghiên cứu về động vật. Hiện tại, tôi 29 tuổi và đam mê công việc của mình từ khi còn rất trẻ. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ thú y và sau đó tiếp tục học tập và nghiên cứu về các loài động vật khác nhau, đặc biệt là thú cưng. Ngoài công việc của mình, tôi cũng rất đam mê viết sách về động vật và thú cưng. Tôi hy vọng qua việc viết sách, tôi có thể chia sẻ với mọi người những kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thế giới động vật và giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn bên cạnh những người bạn bốn chân của chúng ta. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về động vật hay thú cưng, hãy liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Cảm ơn bạn đã đọc giới thiệu về tôi!