Cây dưa lưới có tên khoa học là Cucumis melo, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Theo các nghiên cứu, dưa lưới có nguồn gốc từ Châu Phi, Ấn Độ trong đó Ai Cập là nơi đầu tiên có giống cây trồng này. Cây dưa lưới có đặc tính sinh trưởng và khả năng phân nhánh tích cực nên chúng được trồng rất phổ biến tại Việt Nam, thậm chí còn được xuất khẩu ra thị trường các nước. Đây cũng là một loại hoa quả ngon, bổ dưỡng, thanh mát, được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt trong những ngày hè nóng nực. Hiện nay, xu hướng trồng hoa quả tại nhà trước tình trạng thực phẩm bẩn diễn ra cũng rất phổ biến. Đặc biệt, dưa lưới có thể được trồng tại nhà bằng cách tận dụng khoảng sân thượng của các gia đình. Việc trồng cây dưa lưới trên sân thượng đúng cách sẽ cho ra quả có năng suất cao. Nào! Chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu về cách trồng dưa lưới trên sân thượng ngay thôi.
Cách trồng dưa lưới trên sân thượng ít tốn công sức
Đặc điểm
Dưa lưới là loài cây thảo hằng năm. Thân của cây dưa lưới mọc bò trên mặt đất, phủ lông ngắn, có tua cuốn đơn. Lá cây dưa lưới lớn, với hai mặt lá có lông mềm, có hình tim ở gốc, gân hình tròn hoặc hình thận, có 3 góc hay 3-7 thùy thường nhỏ, tròn, tù và có răng. Các cuống lá có lông ngắn cứng.
Hoa dưa lưới có màu vàng, hoa đực xếp thành bó còn hoa cái mọc riêng lẻ. Đầu và vòi nhụy hoa có 3 thùy. Quả dưa lưới có hình bầu dục hoặc tròn, vỏ có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng, trơn nhẵn bóng hoặc ít lông mềm, có các đường gân trắng đan xen như lưới.
Dưa lưới có 2 loại là dưa lưới ruột vàng và dưa lưới ruột xanh. Dưa lưới ruột vàng có vỏ bên ngoài màu xanh thẫm, trên vỏ có những đường gân sáng dày, đan vào nhau như tấm lưới. Còn dưa lưới ruột xanh có vỏ màu nâu khi chín, ruột dưa có màu xanh non như màu lá chuối.
Dưa lưới có rất nhiều công dụng và giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Dưa lưới rất tốt cho tim mạch do nó có chứa nhiều Kali – chất điện phân rất tốt cho hoạt động của tim mạch, điều hòa nhịp tim, huyết áp giúp ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh về tim. Các chất xơ có trong dưa lưới cũng có tác dụng trong việc điều hòa huyết áp. Các chất oxy hóa trong dưa lưới cũng có tác dụng ức chế, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của những mô hay tế bào ung thư. Dưa lưới có chứa chất Carotenoids, Lutein và Zeaxanthin cùng vitamin A, có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng của mắt, giúp mắt sáng khỏe, giảm tình trạng mỏi mắt, tăng cường thị lực. Ngoài ra, dưa lưới còn giúp hỗ trợ giảm cân, hỗ trợ hệ miễn dịch, tốt cho phụ nữ mang thai và làm đẹp da, giúp da khỏe, sáng mịn.
🍒🍒🍒🍒🍒 Mách bạn cách trồng sâu riêng đúng kỹ thuật, cho ra múi to đều, hạt lép mà ít ai chia sẻ cho bạn.
Chuẩn bị
Hạt giống
Hiện nay, hạt giống dưa lưới được bày bán rất nhiều trên thị trường. Bạn nên tìm mua loại giống F1 thuần chủng ở các cửa hàng bán đồ nông sản uy tín, chất lượng cũng như bảo đảm hạn sử dụng. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ giống cây trước khi mua.
Đất trồng dinh dưỡng
Loại đất thích hợp nhất để dưa lưới phát triển là đất tơi xốp, có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt. Bạn cũng có thể mua đất sẵn ở các nhà vườn hay cửa hàng. Bên cạnh đó, trước khi gieo trồng, bạn nên tiến hành trộn đất với phân bò hữu cơ đã ủ hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… để tăng độ dinh dưỡng cho đất.
Dụng cụ
Vị trí trồng mà bạn muốn ở đây là sân thượng cho nên bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để chứa đất trồng. Bạn có thể sử dụng thùng xốp, chậu, khay hay bao tải xi măng tận dụng từ những cái mình bỏ đi hoặc xin lại của người thân hoặc bạn bè. Tuy nhiên, cần phải có lỗ thoát nước khi sử dụng những dụng cụ trên.
🍊🍊🍊🍊🍊 Tiết lộ cho bạn cách trồng xoài ra nhiều trái to đẹp
Ươm hạt và trồng cây
Trước khi trồng, bạn cần ươm hạt. Hạt giống dưa lưới sau khi mua về đem gieo hạt vào bầu, tưới thêm nước và để ở chỗ râm mát. Sau khoảng 1-2 ngày, hạt giống sẽ nảy mầm. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm.
Sau khi gieo hạt khoảng 15 ngày, bạn tiến hành rạch bầu ra và trồng vào đất trồng đã chuẩn bị sẵn trên sân thượng. Khi trồng, bạn cần chú ý cẩn thận, tránh làm tổn hại đến bộ rễ của cây. Sau khi trồng, bạn cần tưới nước và che mát cho cây con khoảng 1 tuần.
Chăm sóc cây
Tưới nước
Vào những ngày nắng, bạn cần tưới nước mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều muộn cho cây dưa. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, bạn cần duy trì độ ẩm thường xuyên trong khoảng 70-75%. Lượng nước tưới vừa phải, nếu trời mưa to, bạn cần kiểm tra vấn đề thoát nước cho cây để tránh tình trạng cây bị ngập úng.
Bón phân
Sau khi trồng được 5 đến 7 ngày thì cây đã bén rễ. Khi này, bạn cần tiến hành bón phân, kết hợp bổ sung phân hữu cơ với phân NPK để gặt cho cây theo định kỳ 10 ngày 1 lần. Lượng sử dụng trong một lần bón khoảng 5 đến 10 gram pha cùng 2,5 lít nước. Khi cây đến giai đoạn ra hoa kết quả thì bạn cần bón phân NPK chứa hàm lượng kali cao.
Cắt tỉa và bấm chồi
Cắt tỉa cành và bấm chồi nhằm tạo điều kiện cho những chồi ngọn của cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Tiến hành cắt tỉa 4 -5 nách lá đều tiên ở giai đoạn sau trồng. Cắt chồi chính khi cây có khoảng 30 để giúp cây tập trung dinh dưỡng chỉ để nuôi quả.
Thụ phấn
Khoảng 60 đến 65 ngày sau khi trồng, cây sẽ bắt đầu ra hoa kết trái. Đây là thời điểm để tiến hành thụ phấn cho cây bằng cách như sau: Lấy hoa đực ở thân chính thụ phấn cho hoa cái để nó phát triển thành quả. Tiếp theo là tiến hành cắt tỉa khi quả to bằng cái bát, chỉ giữ lại 1 đến 2 trái để tăng năng suất.
🍇🍇🍇🍇🍇 Chia sẻ thêm cho bạn về cách trồng cây bưởi theo đúng kỹ thuật, cây phát triển cho ra nhiều trái cây ngon
Phòng trừ sâu bệnh
Bọ trĩ
Bọ trĩ xuất hiện khi cây còn nhỏ, nằm rải rác trong các mô lá, hút dịch và làm cho lá cây xoăn lại. Để phòng trừ, trước khi trồng cây dưa lưới, bạn nên làm thông thoáng đất, loại trừ mầm sâu bệnh, nhộng và trứng trong đất trồng. Bên cạnh đó, bạn dùng bẫy dính hoặc sử dụng các loại thiên địch (như nhện nhỏ Amblyseius cucumber, các loại bọ xít,…). Ngoài ra, trong mùa hè khô nóng, bạn cần phải tưới đều đặn để cho vườn dưa ẩm và mát, hạn chế bọ trĩ phát triển. Khi phát hiện hoa, lá có mật độ bọ trĩ cao cần phải ngắt bỏ ngay.
Rệp muội
Rệp muội có hình dạng nhỏ, màu xanh đen hoặc vàng nhạt, là loại sâu bệnh rất thường gặp ở cây dưa lưới như những đốm nhỏ li ti và tạo thành đốm lớn ở chồi, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp và ít mưa. Rệp muội hút nhựa cây làm cho lá vàng nhuộm, héo rũ, khô lại, cây sinh trưởng kém dần. Bạn có thể phòng trừ bằng cách sử dụng thiên địch của rệp muội như bọ rùa, kiến, nhện nấm hay dòi.
Nhện đỏ
Nhện đỏ hút mô của lá cây khiến cây bị mất màu xanh, chuyển sang màu vàng và cuối cùng là lá bị khô đi và năng suất của dưa lưới sẽ bị giảm sút. Để phòng trừ, bạn cần kiểm tra thường xuyên và sử dụng thiên địch để có thể tiêu diệt, nếu mật độ nhện quá nhiều có thể sử dụng thuốc phun.
Héo cây con
Cây dưa lưới con dễ bị ngã, rễ nhanh bị thối nhưng lá vẫn xanh non do nấm gây hại. Để phòng trừ, trước khi trồng, bạn nên làm sạch đất, nhổ sạch cây cỏ có mầm bệnh, đảm bảo bệnh không xuất hiện trên cây con. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các loại nấm đối kháng hoặc một số loại thuốc trừ sâu sinh học để hạn chế bệnh phát triển.
Bệnh nứt thân, chảy nhựa
Trên thân, vết bệnh là những đốm hình bầu dục, hơi lõm màu xám trắng, kích thước 1-2 cm, làm khuyết một bên thân hay nhánh. Nhựa màu nâu đỏ ứa ra thành giọt, sau đổi thành màu nâu sẫm và khô cứng lại. Bệnh nặng sẽ làm thân cây bị nứt thành các vệt dài và chảy nhựa nhiều hơn khiến cây có thể bị khô chết. Để phòng trừ, bạn cần thu dọn tàn dư cây trồng, bón phân đạm với lượng vừa đủ hoặc sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học.
Bệnh sương mai, đốm phấn
Cây xuất hiện các vết hình đa giác góc cạnh dưới mặt lá, có màu vàng nhạt hay màu nâu, sau đó vết bệnh sẽ vỡ vụn ra ở các lá già. Bệnh xuất hiện khi thời tiết thay đổi, mưa nhiều, độ ẩm cao, bắt đầu từ các lá già ở gốc, sau đó lan dần lên lá non. Để phòng trừ, bạn cần quan sát quá trình phát triển của cây, nhanh chóng phát hiện bệnh và tránh lan rộng. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc sinh học để chặn bệnh lan rộng.
Thu hoạch
Tầm khoảng 2-3 tháng sau khi gieo trồng thì bạn có thể bắt đầu thu hoạch dưa lưới. Khi chín, quả dưa lưới sẽ có màu trắng ngà hoặc màu vàng, gân lưới xuất hiện rõ hơn và có mùi thơm nhẹ. Bạn chỉ cần dùng kéo cắt quả là có thể thu hoạch dưa lưới một cách dễ dàng. Sau khi thu hái, bạn nên để dưa ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp trong khoảng 1-2 ngày rồi mới sử dụng. Khi đó, dưa sẽ ngọt và ngon hơn khi hái xong ăn liền.
🌴🌴🌴🌴🌴 Hướng dẫn thêm cho bạn về cách trồng cây dừa đúng phương pháp mà không phải ai cũng biết. Cây bé tý mà quả sai trĩu trít.
Câu hỏi thường gặp
Ông bà ta có câu tục ngữ “Nắng trồng dưa, mưa tốt lúa”. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, nên trồng dưa lưới vào những ngày nắng mùa hè để quả dưa lưới to, ngọt và năng suất nhất. Bên cạnh đó, bạn không nên trồng dưa lưới vào mùa mưa vì quả dễ bị thối, ăn có vị nhạt. Trong một năm, ở miền Nam nên trồng dưa lưới vào tháng 4 – 5 còn ở miền bắc thì nên trồng vào tháng 5 – 6.
Khi mua dưa lưới về sử dụng, bên trong nó sẽ nhiều hạt. Bạn không nên sử dụng những hạt này để gieo trồng bởi vì những hạt này chưa đạt đủ chất lượng để gieo trồng, trồng những hạt giống này sẽ cho ra những cây chất lượng kém, trái nhỏ, không ngọt hoặc thậm chí có thể không đậu quả.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.