Xin chào các bạn, khi nuôi cá số lượng lớn để buôn bán, kinh doanh thì hầu như đều phải có ao to để nuôi, nhưng nếu không có ao thì cũng không sao cả, nhất là với cá trê, hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách nuôi cá trê trong bể dành cho những ai bắt đầu tìm hiểu và có ý định nuôi giống cá này.
Hướng dẫn cách nuôi cá trê trong bể phông bạt/xi măng
Giống cá trê
Có khá nhiều giống cá trê hiện nay, tôi sẽ giới thiệu đặc điểm của từng giống cá trê để bạn có thể xem xét nên nuôi giống nào phù hợp với nhu cầu của bạn nhé.
Cá trê đen: giá bán được khá cao, thịt ngon và nên được nuôi theo đàn với số lượng lớn, giống cá này có thể làm cho bạn thấy khá ồn khi chúng thường kiếm ăn vào tối và đêm, và thường kêu và tạo ra các tiếng bọt nước khá to. Cá trê đen đẻ khá ít nên giá sẽ khá cao. Tuy tên là cá trê đen nhưng màu chính xác của cá trê đen là màu nâu sẫm.
Cá trê trắng: là giống cá trê không nên nuôi vì thịt nhạt, không ngon và đẻ ít. Cá trê trắng có màu sáng , có một số chỗ như gần vây, lưng màu sẫm hơn nhưng đa số cơ thể là màu trắng hay xám trắng.
Cá trê vàng: là giống cá trê được nuôi khá phổ biến vì thịt ngon mà đẻ nhiều, cá trê vàng lại lớn khá nhanh nên khá được ưa chuộng vì đem lại hiệu quả về kinh tế nhanh hơn. Cá trê vàng thường có màu vàng hoặc xám vàng, bụng cá màu vàng nhạt.
Cá trê lai phi: là giống cá lai giữa cá trê vàng với cá trê sông Nin, giống cá này là giống dễ nuôi nhất, lớn nhanh nhất và được ưa chuộng nhất hiện nay. Cá trê lai phi thường màu đen nhạt và có các đốm màu xám, trắng trên người.
Bể nuôi
Tương tự như cách nuôi cá chạch lấu trong bể xi măng, bể nuôi cá trê nên xây bằng gạch rồi tráng xi măng. Các bạn có thể xây dựng dựa trên các lưu ý sau :
Nền bể nên làm hơi nghiêng để khi thoát nước sẽ dễ dàng hơn.
Độ sâu của bể nên từ 1,5 mét trở lên.
Diện tích của bể nên từ 15 đến 20 mét vuông trở lên. Tùy thuộc vào số lượng cá bạn nuôi mà tăng diện tích bể.
Nuôi cá trê có thể thả theo mật độ khoảng 30 đến 40 con trên 1 mét vuông.
Nếu không thích xây dựng thì có thể nuôi bằng bể bạt bằng cách xây dựng khung bể hoặc đào đất rồi lót vải bạt xuống quanh chỗ đào để làm bể, nếu làm cách này thì có thể làm bể hình tròn hoặc vuông, chữ nhật đều được. Nếu làm khung thì khung bể phải chắc chắn, có thể làm bằng các cọc kim loại, cây tre ,… khung bạt làm cao hơn so với mặt đất khoảng 1 mét đến 1,5 mét rồi cố định vải bạt để tạo thành 1 bể bạt dạng khung. Sau khi lót bạt xong thì lót thêm đất vào trong bạt để cố định bạt và tránh áp lực nước làm rách, thủng bạt.
Thả cá vào bể
Bơm nước vào bể không nên quá đầy, chỉ bơm nước cao khoảng 2 phần 3 bể.
Nuôi cá trê nên mua con giống trước để thả vào bể cho cá đẻ ra cá con chứ không nên mua cá con sẵn.
Trước khi thả cá vào bể nên cho cá tắm qua nước muối loãng khoảng 10 phút.
Cho cá ăn
Khi nuôi cá trê các bạn có thể cho cá ăn các loại thức ăn như ốc, cua, tôm, các loại cá nhỏ, giun, trùn quế, cóc, ếch, nhái nhỏ,… hoặc có thể cho ăn ngô, thóc.
Nhưng để cá lớn nhanh nhất và bán được sớm nhất thì nên dùng thức ăn như cám công nghiệp.
Cho cá ăn khoảng 1 đến 2 lần 1 ngày, nên cho ăn vào trưa và tối hoặc đầu giờ chiều và đêm. Mỗi lần cho cá ăn lượng thức ăn khoảng 10 đến 15 tổng trọng lượng đàn cá.
Vệ sinh bể và các bệnh của cá
Tầm 1 tháng đến 2 tháng vệ sinh bể bằng cách thay nước 1 phần 3 hoặc 2 phần 3 lượng nước trong bể để loại bỏ bớt chất thải của cá trong bể.
Khi cá có các dấu hiệu như trương bụng, sưng to ở thân thì cứ thay nước liên tục 2 ngày 1 lần và khi bơm nước mới pha thêm vôi bột để vệ sinh bể. Nên pha khoảng 20 đến 30kg vôi bột và cho thêm 100kg muối trên 1000 mét vuông, tùy theo kích thước bể bạn nuôi mà điều chỉnh tỷ lệ pha. Cách này còn giúp cho cá khỏi được bệnh vàng da.
Cá trê còn có thể bị sán, thường cá trê sẽ bị sán móc khiến cho cá ăn ít, rụng vây, mang, đầu sưng to, nếu phát hiện cá bị bạn nên rút gần hết nước trong bể ra và phun thuốc Dipterex lên toàn bộ bể cá, phun với tỷ lệ 0,5g trên 1 mét vuông.
Cá trê còn bị xuất huyết và nhiều chất nhờn do các ký sinh trùng gây ra, các bạn có thể rút nước và sử dụng các loại thuốc như Formalin 50ppm để phun thuốc vào bể, phun thuốc với liều lượng pha khoảng 50 gram thuốc với 1 mét khối nước.
Thu hoạch cá
Sau khoảng 3 đến 4 tháng thì kiểm tra cá trê, cân nặng khoảng 300 đến 500 gram trở lên là có thể đem bán , có thể nuôi lâu hơn cho cá lớn hơn, nặng hơn, to hơn rồi bán cũng được.
Trước khi thu hoạch cá trước khoảng 3 đến 5 ngày cho cá ăn cám trộn với men ví sinh cho cá thải hết các chất bẩn trong người, trước 1 ngày khi thu hoạch không cho cá ăn gì để ruột cá sạch khi bán.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về cách nuôi cá trê trong bể, các bạn có thể thấy việc nuôi cá trê không quá khó nhưng phải đòi hỏi người nuôi phải bỏ thời gian ra chăm sóc, các công việc như thay nước, phun thuốc cũng đòi hỏi sự khéo léo, chăm chỉ, nhất là vệ sinh bể hay phun thuốc cho cá vào những ngày mùa đông sẽ vất vả hơn.
Nếu các bạn đang có ý định nuôi cá trê trong bể thì có thể đọc tham khảo và áp dụng nhé, cảm ơn các bạn đã đọc bài.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.