Nuôi rắn mối bỏ ra chi phí thấp thu được kinh tế cao, có thể bạn chưa biết thì rắn mối cũng là một trong các món nhậu khá được ưa chuộng ở một số khu vực tại Việt Nam. Vậy bước đầu tiên để nuôi 1 con gì đó cũng cần phải có chuồng, là nơi để cho chúng sinh hoạt , trú ngụ. Hôm nay các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu về cách làm chuồng nuôi rắn mối một cách đơn giản nhé.
Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi rắn mối tốt nhất
Chuồng cho rắn mối
Rắn mối là loài rắn nhỏ nên khá dễ để làm chuồng, cách làm cũng không quá phức tạp hay đắt đỏ, bạn chỉ cần cho chúng 1 không gian để hoạt động mà không quá chật chội là được, nếu chỉ nuôi 1 đến vài con mà chưa có chuồng thì bạn có thể tận dụng xô, chậu có thành cao để cho chúng ở tạm cũng được, hoặc có thể tận dụng bể cá cảnh cũ để làm chuồng cho chúng.
Tóm lại chuồng cho rắn mối chỉ cần là một hình hộp chữ nhật, vuông hay hình trụ làm bằng các chất liệu cứng, khó bị vỡ, thủng như kính, gạch tráng men hay đơn giản hơn là bắn các tấm thiếc, thép mỏng vào tường gạch hay tường gỗ là được.
Cách làm chuồng cho rắn mối
Chất liệu làm chuồng có thể là xây gạch, làm bằng gỗ, kính cường lực,…
Kích thước chuẩn làm chuồng cho rắn mối ( khi xác định nuôi nhiều ) là :
Chiều ngang : 2,5 mét đến 3 mét
Chiều dài : 6 mét đến 7 mét
Chiều cao : 80 cm đến 90cm
Kích thước trên phù hợp để nuôi cả 1 đàn rắn mối nhiều con, số lượng có thể lên tới vài trăm con hoặc có thể nuôi đến gần 1000 con rắn.
Nền chuồng : có thể là nền gạch, bê tông, gỗ,… không nên nuôi trong các nền mềm hay có độ xốp như đất,… hoặc có thể làm nền đất nhưng theo kiểu lót đất làm 1 lớp trong chuồng xây bằng gạch để tránh rắn đào đất thoát ra ngoài, nền có thể làm kiểu mô rùa hay có rốn để thoát nước. Lót thêm lá chuối khô hoặc rơm để giữ ấm cho rắn và cho rắn chui vào trú ngụ.
Nóc chuồng : không cần xây mái mà chỉ cần lấy 1 tấm tôn hoặc sắt che chuồng lại, không nên lúc nào cũng che đậy nóc chuồng mà chỉ cần che khi mưa to hoặc nắng gắt, khi trời hơi lạnh thì lấy một tấm tôn sáng che kiểu nửa chuồng để rắn vừa có nắng sưởi ấm và vừa có chỗ tối trú ngụ. Đây là rắn nên thường chui rúc vào các chỗ tối để trú chứ không thích lúc nào cũng phơi mình ra ánh sáng nên bạn hãy chú ý không để chúng ở trong 1 cái chuồng trống trơn, trơ trọi không có lớp lót hay mái che gì.
Khi nuôi rắn mối nên làm hai chuồng để tách chúng ra khi rắn sinh sản.
Khi thấy rắn mối bụng hơi to và phồng lên thì tách riêng những con rắn đang trong quá trình sin sản ra 1 chuồng, thường thì rắn mối sẽ sinh sản vào mùa thu là nhiều.
Chuồng sinh sản không khác gì so với chuồng nuôi thường nhưng nên lót thêm lá chuối khô hoặc rơm nhiều một chút.
Vệ sinh chuồng nuôi rắn mối
Lợi ích của việc xây 2 chuồng không chỉ hiệu quả khi rắn đến thời kỳ sinh sản mà còn giúp vệ sinh chuồng dễ dàng hơn. Khi vệ sinh cho hết rắn sang 1 chuồng và thay lớp cỏ , rơm, lá khô. Sau đó quét dọn chuồng 1 lượt là được. Thường thì 3 đến 5 ngày vệ sinh chuồng 1 lần.
Một số đồ dùng và mẹo khi làm chuồng nuôi rắn mối
Cho thêm vài viên gạch ống vào chuồng để rắn chui rúc qua, chú ý không cho gạch nhiều và chồng lên nhau ở gần vách tường tránh cho rắn nhảy ra ngoài, nên làm chuồng theo kiểu lót 1 lớp nền đất dày trong chuồng làm bằng gạch tráng men, kính cường lực, sắt thép,… sau đó trồng các loại cây như rau lang, cỏ và các loại cây nhỏ để làm đa dạng sinh học cho chuồng nuôi rắn.
Không nên làm chuồng trong nhà mà nên làm ngoài sân, nơi có ánh nắng mặt trời.
Bố trí máng uống nước xung quanh tường trong chuồng cho rắn, đồ ăn thì không cần làm máng mà nên cho thẳng vào chuồng, có thể bắt những con côn trùng nhỏ hay chuột nhỏ thả vào chuồng cho rắn ăn.
Trên đây là cách làm chuồng cho rắn mối đơn giản, nếu các bạn thấy hay thì hãy chú ý đón đọc thêm nhiều bài viết của chúng tôi trên trang wikifarm nhé, cảm ơn các bạn.
🐝 Tham khảo cách nuôi ruồi lính đen để kiếm được thu nhập ổn định hơn.🐝
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bùi Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào mọi người, tôi là Bùi Nam, 36 tuổi và là một bác sĩ thú y, chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê yêu thương và chăm sóc cho các loài động vật khác nhau, từ nhỏ đến lớn. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế thú y và tôi rất vui khi được giúp đỡ chủ nuôi và các thú cưng của họ. Tôi đã học tập và làm việc tại các trung tâm y tế thú y hàng đầu và luôn cố gắng cập nhật kiến thức mới nhất để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Tôi tin rằng việc chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho thú cưng của bạn là rất quan trọng và tôi cam kết sẽ làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, tôi cũng là một người yêu thích động vật và thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật. Tôi tin rằng việc chăm sóc động vật cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Đó là một số thông tin về tôi và công việc của tôi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với tôi. Cảm ơn đã lắng nghe!