Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách nuôi một con vật nằm trong sách đỏ của Việt Nam, đó là rắn ráo trâu, tuy là động vật trong sách đỏ nhưng rắn ráo trâu nếu muốn nuôi có thể xin phép chính quyền và nếu được cấp phép, đồng ý thì có thể nuôi. Chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu tìm hiểu về cách nuôi loài rắn này nhé.
Hướng dẫn cách nuôi rắn ráo trâu thương phẩm
Rắn ráo trâu là rắn gì?
Rắn ráo trâu là loại rắn nằm trong sách đỏ Việt Nam tuy nhiên chúng không quá hiếm, chúng có thân hình to, không quá dài, trên người thường có các sọc vằn vện như họa tiết trên lông hổ, rắn ráo trâu không có độc và không quá nguy hiểm. Ngược lại chúng còn được sử dụng để bào chế một số loại thuốc trong y học. Rắn ráo trâu cũng được xuất hiện ở một số quán nhậu vì thịt ngon, bổ, người ta còn đồn thịt rắn ráo trâu ăn vào giúp tăng cường sinh lý, bổ thận tráng dương nhưng chỉ là tin đồn chứ chưa được kiểm chứng.
Rắn ráo trâu còn có các tên gọi khác là rắn hổ hèo, rắn hổ trâu, rắn hổ vằn, rắn long thừa.
Chuồng nuôi rắn ráo trâu
Chuồng rắn có thể xây gạch hoặc dùng gỗ, sắt, kim loại,... để làm chuồng. Kích thước chuồng thường dài 2 mét, rộng 1 mét và cao 1 mét đến 1,2 mét. Nền chuồng nếu xây gạch trên nền thì nên tráng nền xi măng, chuồng làm bằng gỗ , sắt, ... thì bịt kín đáy. Nền chuồng đắp đất cao từ 3 đến 5cm. Nóc chuồng quây lưới sắt mắt nhỏ để thoáng khí cũng như tránh rắn nhảy ra. 1 chuồng như vậy có thể nuôi từ 40 đến 50 con rắn.
Nên xây chuồng ở nơi thoáng khí và có mái che.
Thức ăn của rắn ráo trâu
Rắn ráo trâu cần được ăn thức ăn tươi sống, nuôi rắn ráo trâu không cần phải cho ăn quá nhiều vì chúng chỉ thường ăn khoảng 3 lần 1 tuần thôi nên cứ cách tầm 3 ngày hãy cho rắn ăn một lần.
Các thức ăn rắn ráo trâu có thể ăn là các con động vật như cóc, ếch , nhái nhỏ. Các con vật này phải còn sống để rắn tự giết và ăn thịt con mồi. Lượng thức ăn tăng dần theo thời gian và sức ăn của rắn, bạn có thể cho vào một vài con ếch, cóc nhái cho rắn ăn, sau khi thấy chúng đã ăn no mà còn thừa thì căn cứ vào đó để điều chỉnh lượng thức ăn cho lần sau.
Khác với thức ăn là cứ cho thẳng con vật sống vào thì nước uống cho rắn ráo trâu phải đựng trong 1 khay chứa nước khá to để ngoài việc uống nước ra chúng còn có thể tắm và ngâm mình. Nước phải thay thường xuyên và không được để khay hết nước.
Cho rắn sinh sản
Có thể làm những chuồng nhỏ hơn để nuôi khoảng 10 con rắn, chỉ cho 2 hoặc 3 con rắn đực ở chung với 10 con rắn cái để chúng sinh sản. Sau khi phối giống thì con rắn cái có thể đẻ trứng, số lượng trứng thường từ 10 đến 20 quả.
Rắn trên 9 tháng là có thể sinh sản và khi chọn giống, cả con đực lẫn con cái phải chọn những con giống tốt là các con có những đặc điểm như da trơn, bóng, độ dài vừa phải , cân đối và đẹp. Rắn đực thường có đầu hơi nhọn và hơi hướng hình tam giác còn đầu rắn cái khá tròn.
Ấp trứng rắn
Trứng rắn có thể bán hoặc ấp nở ra rắn con để nuôi tiếp, bạn chỉ cần dùng 1 cái lu để ấp trứng rắn, lấy 1 cái lu sau đó cho đất ẩm vào nén chặt, đến 1 nửa lu thì rải 1 lớp cát lên trên, cát không cần phải quá dày đâu mà chỉ cần mỏng thôi cũng được, rồi cho trứng rắn vào. Đậy nắp lu chặt rồi sau khoảng 75 ngày trứng sẽ nở. Thỉnh thoảng mở lu kiểm tra trứng nếu thấy quả nào bị xỉn màu và chuyển vàng thì bỏ đi vì đó là trứng hỏng.
Nuôi rắn con
Những con rắn con mới nở cho vào 1 chuồng riêng để nuôi và nuôi như rắn bình thường. Chỉ khác là thay vì cho ăn ếch nhái, cóc như thường thì cho rắn con ăn các con ếch, nhái nhỏ thường là các con cóc,ếch, nhái con hoặc cắt thành từng miếng nhỏ.
Vệ sinh chuồng rắn
2 đến 3 ngày vệ sinh chuồng rắn 1 lần, vì chuồng khá to nên chỉ cần đẩy hết rắn sang 1 bên rồi quét dọn lớp đất bẩn ở trên đổ đi rồi lại đẩy rắn về bên vừa dọn xong quét nốt bên kia là xong.
Để tránh cho rắn bị bệnh thì pha thêm men tiêu hóa vào nước uống cho rắn uống 1 lần mỗi tháng là được. Rắn ráo trâu vốn là loài bò sát hoang dã nên ít bệnh và sức đề kháng cao nên hầu như cực kỳ ít gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Đây là loài rắn không độc nên nuôi khá dễ và không sợ nguy hiểm cho gia đình và mọi người xung quanh khi nuôi. Tuy nhiên khi bắt rắn hay tiếp xúc vẫn nên mặc đồ bảo hộ hoặc đeo găng tay bảo hộ để an toàn, tránh rắn cắn. Chúc các bạn thành công khi nuôi rắn ráo trâu nhé.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Tiến Thành
Tôi là Tiến Thành, hiện nay đã 25 tuổi và đang là sinh viên tại trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài Y Khoa, tôi luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho động vật, đặc biệt là với những chú mèo đáng yêu.
Tôi cũng là một cộng tác viên trên trang hướng dẫn nuôi trồng trực tuyến WikiFarm. Tôi luôn mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người về việc chăm sóc động vật. WikiFarm đã mang lại cho tôi cơ hội để góp phần mang lại những thông tin hữu ích và bổ ích cho những người yêu thú cưng.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để tìm hiểu về tôi. Tôi luôn sẵn sàng để học hỏi và chia sẻ, và hy vọng rằng tôi có thể đóng góp nhiều điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng trong tương lai.