Tắc kè trong y học cổ truyền được biết đến như một dược liệu quý, tuy nhiên số lượng trong tự nhiên dần dần bị sụt giảm do thay đổi môi trường sống, săn bắt tràn lan. Sau những cố gắng tìm hiểu, các chuyên gia đã áp dụng trong việc nhân giống & sinh sản thành công, điều này tạo điều kiện rất lớn trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Trong bài viết này, Wikifarm sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết từ cách làm chuồng nuôi tắc kè đến việc cho ăn như thế nào, việc chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ giúp việc nuôi tắc kè thuận lợi, đem lại hiệu quả hơn.
Hướng dẫn cách nuôi tắc kè (Tokey Gecko) thương phẩm
Giới thiệu
Ngoại hình & đặc điểm nhận dạng
Tắc kè có cái đầu hình tam giác và dẹp. chúng có đôi mắt to và tròn, với con ngươi dọc. Bàn chân có 5 ngón bè ra, những ngón chân có những đường vân rất đặc biệt, chúng giúp tắc kè dễ bám vào những mặt phẳng hoặc những cành cây dựng đứng. Trên thân có những hạt nhỏ nổi lên sần sùi.
Đặc điểm nổi bật của loài này là chúng có cái lưỡi rất dài, có thể túm dính con mồi bằng lưỡi ở một khoảng cách xa. Ngoài ra, loài này có thể thay đổi màu sắc giống với môi trường xung quanh để ngụy trang, giúp dễ dàng săn mồi và hạn chế kẻ thù.
Cách nhận biết tắc kè đực và cái
Để phân biệt được tắc kè đực và cái, trước tiên bạn cần lật ngửa bụng tắc kè lên để kiểm tra những phần sau.
Tắc kè đực: Có gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi có gờ, hai chấm lỗ huyệt to gần bằng hạt gạo. Nếu bóp vào phần phồng to gốc mà thấy lòi ra gai giao cấu đỏ thẫm, còn với con cái thì không có (lưu ý làm việc này thật nhẹ nhàng và cẩn thận)
Tắc kè cái: Có đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt lép, có 2 lỗ huyệt mờ.
Giá trị & công dụng của tắc kè
Công dụng mà tắc kè đen lại là rất lớn, bởi loài vật này được coi là một loài dược liệu quý trong y học cổ truyền, có nhiều lợi ích mang lại đối với sức khỏe của con người.
- Bổ thận tráng dương, đặc biệt rất hữu ích cho sức khỏe của nam giới, cải thiện sức khỏe của vợ chồng.
- Hen suyễn, hư lao, ù tai, đau lưng, mỏi gối, đi tiểu nhiều.
- Hỗ trợ cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, đặc biệt những người gầy gò ốm yếu, xanh xao.
Ngoài những lợi ích đem lại sức khỏe cho con người, tắc kè còn đem lại giá trị kinh tế rất cao (thương phẩm, thú cưng).
Hướng dẫn làm chuồng nuôi tắc kè thương phẩm
Nguyên vật liệu để làm chuồng
Để làm chuồng nuôi tắc kè trước hết bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây:
- Gạch
- Cát
- Xi măng
- Tấm gỗ và thân cây gỗ
- Lưới sắt
- Ống tre hoặc lứa
- Vải tối màu
- Ke sắt và đinh
Kích thước chuồng nuôi tắc kè
Chuồng nuôi có kích thước chiều dài từ 3m đến 10m, chiều rộng từ 1m2 đến 1m5 và chiều cao từ 2m đến 2m2. Việc thiết kế chuồng nuôi cũng phụ thuộc vào diện tích của từng nhà, từng hộ nuôi và số lượng nuôi. Mọi người nên nuôi 20 con tắc kè trưởng thành (tắc kè bố mẹ) trên mét vuông, còn đối với tắc kè con thì có thể để số lượng nhiều hơn là 30 con.
Tiến hành xây dựng & làm chuồng nuôi tắc kè
Để chuồng tắc kè mát mẻ vào mùa hè và ấm áp mùa đông, mọi người nên xây vách chuồng bằng tường gạch thô. Để thừa 2 - 3 mặt có thể dùng lưới giăng bịt kín lại.
Phía trên tường mọi người nên dùng lưới sắt quây kín, có đường kính mắt lưới 0.3cm. Phía dưới có thế dùng một tấm lưới cách nền 1 cm để tiện vệ sinh chuồng.
Bên trong chuồng bà con sử dụng ống tre hoăc lứa thông 2 đầu, để bên trong chuồng. Điều này sẽ giúp tắc kè có chỗ ẩn nấp, chui rúc và có nơi để đẻ trứng. Những ống tre nên để so le nhau và ở trên cao, hạn chế khả năng phân rơi vào.
Mùa hè
Sử dụng những tấm vải mỏng tối màu (màu xánh lá cây) để quây phía ngoài chuồng cách tường 3 - 5cm. Tạo một môi trường sống phù hợp với tập tính của chúng. Ngoài ra, việc quây những tấm vải này sẽ giúp chuồng được ấm áp và mát mẻ hơn
Mùa đông
Sử dụng những tấm chăn, vải hoặc quần áo ấm để trong chuồng, nếu không có bạn có thể sử dụng thùng catton hoặc thùng xốp thay thế cũng được.
Nhiệt độ thích hợp để nuôi tắc kè
Nhiệt độ để nuôi tắc kè là 24 - 31°C, ở nhiệt độ này tắc kè phát triển tốt.
Thức ăn & cách cho ăn
Tắc kè ăn gì?
Thức ăn của tắc kè chủ yếu là côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi, chuồn chuồn, châu chấu, dế và một số loài bọ cánh cứng khác.
Ngoài những thức ăn trên, một số người nuôi cũng đã cho tắc kè ăn tôm nõn khô và cá biển, để giúp tắc kè có được đa dạng thức ăn.
Trong quá trình nuôi và chăm sóc tắc kè, không nên cho tắc kè ăn sâu,gián, nhện, bọ xít,... những thức ăn này có thể gây ảnh hưởng đến tắc kè, cũng như một số bệnh.
Thời gian cho tắc kè ăn như thế nào?
Loài tắc kè có tập tính tìm kiếm thức ăn và đi săn về đêm, ban ngày chúng thường chui vào tổ hoặc nơi không có ánh sáng để nghỉ ngơi. Vì vậy mọi người nên cho tắc kè ăn vào lúc chập tối và sáng sớm. Chập tối có thể vào lúc 17h00 đến 18h00 là tốt nhất, đến sáng bạn cho chúng ăn thêm một bữa là vừa. Mỗi bữa ăn, mọi người nên cho chúng ăn trong thời gian 20 - 30 phút, còn lại những thức ăn thừa mọi người nên dọn dẹp để ra ngoài.
Lượng thức ăn cho tắc kè ăn?
Mọi người có thể cho tắc kè ăn với số lượng thức ăn từ 4 đến 5 con côn trùng/ngày. Cũng tùy thuộc vào kích thước côn trùng và loại côn trùng mà bạn nên điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp. Nếu côn trùng quá to, bạn có thể cắt thành từng miếng nhỏ để cho tắc kè ăn dễ tiêu hóa.
Nhưng trong giai đoạn tắc kè phát triển, chúng có thể cần rất nhiều thức ăn, bạn có thể cho chúng ăn từ 10 - 20 con côn trùng/ngày.
Nước uống cho tắc kè như thế nào?
Khi nuôi tắc kè, bạn cũng nên chú ý đến nước uống, không nên để nước uống ở bên dưới, sử dụng nước sạch. Nếu có nước tự nhiên thì bạn nên cho chúng uống.
Sinh sản & nhân giống
Tắc kè thường bắt đầu sinh sản vào tháng 4, thời điểm này cũng là lúc tắc kè đực kêu nhiều để thu hút bạn tình. Thời gian đẻ trứng thường diễn ra vào tháng 5 đến tháng 7, đôi khi đến cả tháng 8 và một năm có thể sinh sản từ 1 đến 3 lần.
Mỗi lần đẻ trứng, tắc kè cái có thể cho ra 1- 2 quả trứng, đường kính quả trứng từ 5 - 8 cm. Trứng tắc kè khi mới đẻ ra có một lớp nhầy bao phủ bên ngoài rất dính, khoảng 30 phút đến 1 giờ sau, trứng sẽ khô lại, điều này sẽ giúp trứng bám chặt vào trong tổ. Quá trình ấp trứng sẽ mất khoảng 81 - 85 ngày ( tương đương gần 3 tháng).
Khi mới nở tắc kè con sẽ có trọng lượng 2,6 - 4,6g và chiều dài 84 - 104mm. Trong thời gian này, con non rất dễ đứt đuôi. Chúng thường lột xác từ 9 đến 12 lần trong 1 năm (tương đương 1 tháng 1 lần).
Một số địa chỉ giống tắc kè
Dưới đây là một số địa chỉ giống bán tắc kè, bạn có thể liên hệ với người bán và chủ trang trại để mua giống.
Miền Bắc:
Trang trại côn trùng Thanh Xuân
- CS1: 119 Tam Trinh - Mai Động - Hoàng Mai - Hà Nội.
- CS2: Thôn Hóp - Xã Mỹ Phúc - Huyện Mỹ Lộc - Nam Định.
Trang trại nuôi tắc kè của anh Ngọc Văn Viên
- Địa chỉ: thôn Thượng, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, Bắc Giang.
Việt Pet Garden
- Địa chỉ: Số 23 ngách 38 ngõ 55 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
Trang trại nhân giống Dogily Kennel (Nơi bán tắc kè cảnh)
- Địa chỉ: 262 Vĩnh Hưng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Địa chỉ: Ngõ 1, Xóm 2, Thôn 3, Xã Vạn Phúc, Huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Miền Trung:
Trang trại Kiều Hoa
- Địa chỉ: thôn 3, Diên Phú, Diên Khánh, Khánh Hòa
Miền Nam:
Công ty TNHH thế giới côn trùng
- Địa chỉ: 188, ấp 3, An phước, Long Thành, Đồng Nai
Việt Pet Garden
- Địa chỉ: 219/75 Trần Văn Đang, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang trại nuôi tắc kè của anh Phúc Hậu
- Địa chỉ: Xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM
Trang trại nhân giống Dogily Kennel (Nơi bán tắc kè cảnh)
- Địa chỉ: 63/14 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ: 59/7a Bis Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, tắc kè thương phẩm được rất nhiều người mua, chủ yếu người mua về để làm thuốc. Giá mỗi con trên thị trường dao động từ 250 nghìn đồng đến 350 nghìn đồng/con.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!