Trong bài viết này, Wikifarm sẽ hướng dẫn chi tiết cho mọi người về kỹ thuật nuôi cá chạch lấu theo nhiêu mô hình khác nhau, bài viết sẽ có nhiều thông tin hữu ích đặc biệt là những người mới (chưa có kinh nghiệm trong việc nuôi cá chạch lấu) nên đọc bài viết này.
Hướng dẫn cách nuôi cá chạch lấu trong bể xi măng/ao hồ
Giới thiệu
Mô tả về cá chạch lấu
Cá chạch lấu có ngoại hình thon dài, đầu thuôn nhỏ. Loài cá này có thể đạt kích thước chiều dài khi trưởng thành từ 50 - 90cm, nặng tối đa lên đến 1kg. Loài cá này có thân màu đen xám, trên thân có những vết đốm vàng và không có vây bụng. Vậy lưng có xương cứng và phần hậu môn có những đốm đen nhỏ.
Ý nghĩa và lợi ích của việc nuôi cá chạch lấu
Trong cá chạch lấu có rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao, như protein, omega-3, vitamin D, sắt, kẽm và canxi. Ăn cá chạch lấu giúp cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy cá chạch lấu thường được bán cho các nhà hàng, khách sạn, các quán nhậu làm thức ăn cho khách, quy mô lớn có thể bán cho các nhà máy xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Chính vì thế, nhiều hộ gia đình đã làm mô hình nuôi cá chạch lấu để phát triển kinh tế.
Hiện nay, cá chạch lấu có giá trị tiềm năng kinh tế rất là lớn, thị trường cung không đủ cầu, những con cá thương phẩm trên thị trường có giá bán từ 350.000 - 400.000 đồng/kg. Ngoài ra, cá chạch lấu còn được dùng làm nguyên liệu trong ngành dược phẩm.
Chuẩn bị trước khi nuôi cá chạch lấu
Thiết kế hệ thống nuôi cá chạch lấu
Nuôi trong bể xi măng
Trong quá trình làm bể, mọi người cần làm những ống cấp thoát nước, để cho quá trình cấp nước và thay nước mới vào trong bể. Lắp thêm hệ thống mái che chắn hoặc sử dụng tấm lưới để che nắng, bỏ thêm ít bèo tấm vào trong bể để ánh nắng không trực tiếp chiếu vào cá.
Nuôi trong bể lót bạt
Khung bể mọi người có thể dùng sắt thép được cố định chắc chắn và có thể chịu được áp lực nước trong bể. Bạt nót bể thì bạn nên sử dụng loại trơn, mềm và chắc chắn. Điều này sẽ giúp cá không bị tổn thường trong quá trình nuôi và chăm sóc.
Nuôi trong lồng trên sông, hồ
Để nuôi trong lồng trên sông hoặc hồ, người dân nên sử dụng lưới mắt nhỏ. Lồng nuôi cần đảm bảo an toàn không làm trầy xước hoặc có thể làm xây xát cá trong quá trình nuôi. Do nuôi trồng lồng, nên việc vệ sinh hoặc thay lồng cần được thực hiện thường xuyên.
Phương pháp xử lý nước
Nuôi trong ao đất
Để giúp cá chạch lấu phát triển tốt nhất bạn cần kiểm tra và cải tạo lại ao đất, có thể đào ao với diện tích 500 - 1000m², mực nước từ 1m2 đến 1m5. Với những kiểu ao nhưng này sẽ giúp kiểm soát được chất lượng dễ dàng hơn (thay nước mới khi có vấn đề).
Ban đầu mọi người nên bơm nước ra khỏi ao, nạo vét bùn đất dưới đáy ao, để ao khô lại nhưng bùn đất vẫn tươi xốp (không để đất khô rồi nứt toát ra.), lúc này mọi người tiến hành rắc vôi sống, số lượng 70 - 100 kg vôi có thể rắc cho diện tích 1.000m².
Lợi ích của việc rắc vôi sống lên bùn đất trong ao là giúp khử chua, khử trùng, đảm bảo độ pH phù hợp. Ngoài ra, việc làm này rất hữu ích trong việc phân hủy chất hữu cơ, giúp môi trường của tảo phát triển tốt hơn, đem lại nhiều chất dinh dưỡng hơn trong ao. Để ao khoảng vài ngày, bạn tiến hàng bơm nước vào ao và sử dụng tấm lưới để ngăn cho ốc, cua vào trong ao (chúng có thể cạnh tranh thức ăn với cá chạch lấu).
Sau khi bơm nước vào ao và để nước ổn định trong ao, mọi người có thể bắt đầu sử dụng 2-3 kg thuốc tím (kmno4) & 2kg thuốc lắng cặn PAC cho vào ao có thể tích 1.000m³. Sau đó bạn có thể khử trùng nước lại bằng BKC 800.
Cuối cùng mọi người men cám gạo để gây màu nước, đổ khoảng 30 - 50 lít xuống ao có thể tích 1.000m³, thực hiện công việc này 2 - 3 ngày liên tục.
Nuôi trong bể xi măng
Khi nuôi trong bể xi măng mọi người sẽ không tốn công trong việc xử lý đất phèn như đối với nuôi trong ao đất, bể sẽ không có đất. Lúc này mọi người chỉ cần bơm nước sạch vào trong bể, sử dụng BKC hay Novadine để khử trùng và làm sạch nước, cứ 1 lít mọi người đổ vào với bể có thể tích 2.000m³. Tiếp đến tạo màu cho nước, mọi người vẫn sử dụng EM cám gạo, đến khi màu nước chuyển sang màu xanh nõn chuối, lúc này mọi người có thể tiến hành thả cá vào trong bể.
Quy trình nuôi cá chạch lấu
Chọn giống cá và quá trình thả giống
Việc chọn giống là khâu cực kỳ quan trọng trong kỹ thuật nuôi, nếu bạn không biết cách chọn những giống cá chạch lấu tốt, việc nuôi cá của bạn có thể sẽ bị thất bại.
Khi mua bạn nên chọn những con cá chạch lấu có kích thước chiều dài từ 12 - 15 cm. Ngoài ra, cần phải đảm bảo được những cá chạch này hoàn toàn khỏe mạnh, bơi nhanh, không có bị trầy xước hoặc hình dáng dị thường. Lựa chọn con giống theo những yếu tố này, là điều kiện tốt nhất giúp cá phát triển tốt nhất.
Trước khi thả cá chạch lấu giống, bạn cần cho chúng tắm nước muối loãng để sát trùng và ngâm trong 15 phút, hạn chế khả năng bị ký sinh trùng. Thời gian nên thả là vào lúc khoảng 7 - 8 giờ sáng hoặc 4 - 5 giờ chiều, nhiệt độ nước không quá chênh lệch nhau. Đảm bảo mật độ cá giống khoảng 8 - 10 con/m2. Nếu bạn thả quá nhiều con giống trong diện tích chặt hẹp, thì môi trường phát triển của cá bị hạn chế.
Điều kiện môi trường và thức ăn phù hợp
Trong tự nhiên cá chạch lấu con ăn chủ yếu giun, ấu trùng, côn trùng và động vật giáp xác nhỏ. Đến giai đoạn cá lớn hơn, chúng ăn những tôm tép nhỏ và cả cá nhỏ.
Nuôi cá chạch lấu sinh sản
Khi nuôi cá chạch lấu trong bể xi măng, bạn có thể thả 300 cặp cá giống trong bể xi măng có thể tích 100-120 m3, có thành bể là 1m4 -1m5 với mực nước trên 1m2, chúng phù hợp ở điều kiện nhiệt độ nước 24°C (phát triển tốt & ít dịch bệnh). Những con cá giống này bạn nên lựa chọn cá trên 1 năm tuổi, có trọng lượng khoảng 200-300 g/con, thả tỷ lệ đực cái 1:1.
Nuôi cá chạch lấu thương phẩm trong bể xi măng
Nếu nuôi số lượng 6.000 con giống, bạn có thể thả vào bể có thể tích 500 m³, mật độ cá 8-10 cm/con.
Thức ăn cho cá bạn có thể sử dụng: Thịt cá mẹ, giun quế kết hợp cùng với thức ăn công nghiệp có (h/lượng đạm lớn hơn 40% sẽ tốt nhất). Bạn có thể tham khảo công thức phối trộn thức ăn cho cá chạch lấu theo từng giai đoạn để đạt được hiệu quả cao nhất, giúp cá phát triển tốt.
Giai đoạn từ tháng 1 - 3: 10% thịt cá mè + 30% giun quế băm nhỏ + còn lại trộn 60% là cám công nghiệp.
Giai đoạn từ tháng 4 - 8, bạn giảm một ít giun quế xuống và tăng lượng cám công nghiệp lên, tỷ lệ sẽ như sau: 10% thịt cá mè + 20% giun quế băm nhỏ + còn lại trộn 70% là cám công nghiệp.
Giai đoạn từ tháng thứ 9 trở đi: Bạn lúc này chỉ cho tỷ lệ 20% thịt cá mè & giun quế + 80% cám công nghiệp còn lại. Với chăm sóc này bạn sẽ thu được nhưng con cá chạch lấu có trọng lượng 280-350g/con, khoảng hơn 1 tấn cá chạch thu được.
Nuôi cá chạch lấu thương phẩm trong ao đất
Với diện tích 3.200 m² bạn có thể thả được 25.600 con giống, mật độ có thể 8 con/m³.
Về thức ăn bạn có thể áp dụng cho ăn theo từng giai đoạn nuôi trong bể xi măng ở trên. Kết quả thu được 4 tấn cá chạch lấu với trọng lượng trung bình 250-350 g/con.
Quản lý và nguy cơ bệnh tật
Cá chạch lấu là một loài cá ít có khả năng mắc bệnh, thường rất dễ nuôi và dễ chăm sóc. Nhưng mọi người cũng phải nên chú ý cẩn thận bằng cách kiểm tra và theo dõi nguồn nước. Để cá phát triển tốt và phòng tránh được bệnh tật, nên cho cá ăn theo khoa học.
Chăm sóc hàng ngày
Theo dõi chất lượng nước
Ao đất
Trong quá trình nuôi cá chạch lấu, mọi người nên thường xuyên theo dõi chất lượng nước vào buổi sáng, theo dõi và kiểm tra lượng nước. Khi thấy nước thay đổi màu sắc, hoặc cá có những dấu hiệu bất thường như bỏ ăn, mọi cần xử lý nước ngay.
Tiến hành thay 30% nước trong ao, làm điều này trong vòng 2 - 3 ngày. Sau đó, bạn tiến hành kiểm tra lại nước bằng cách đo độ pH, độ cứng, khí độc.
Trong bể xi măng
Mặc dù nuôi trong bể xi măng có diện tích nhỏ hơn so với nuôi trong ao đất, nhưng bạn có thể dễ dàng kiểm soát được lượng nước. Cứ khoảng 3 - 4 ngày bạn nên thay 30% nước trong bể, hút lắng đọng trong & lau thành bể giúp đảm bảo nguồn nước được sạch.
Quản lý thức ăn và lịch trình nuôi
Thức ăn cho cá chạch lấu bố mẹ là thịt cá mè + giun quế thái nhỏ, kết hợp trộn đều với thức ăn công nghiệp+ vitamin tổng hợp & khoáng vi lượng. Cho ăn làm 2 bữa, bữa sáng vào 8 giờ và bữa tối 4 giờ chiều. Số lượng thức ăn chiếm 5 - 7% khối lượng đàn cá.
Thời gian nuôi đến khi thu hoạch diễn ra khoảng 9 -12 tháng.
Kiểm tra và xử lý vấn đề
Trong quá trình nuôi mọi người nên thường xuyên kiểm tra tình trạng của nước, những dấu hiệu của cá phát triển có bình thường hay không.
Khi có vấn đề về môi trường sống hoặc đàn cá, bạn cần phải thay nước, sử dụng một số loại thuốc để giúp đàn cá nhanh chóng phục hồi.
Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm
Quy trình thu hoạch cá chạch lấu
Khi cá chạch lấu nuôi được 9 - 12 tháng, cá sẽ đạt trọng lượng 280-350g/con. Thời gian này mọi người có thể bắt đầu thu hoạch được rồi.
Có thể thu hoạch cá bằng phương pháp dùng lưới hoặc tháo cạn nước trong bể.
Tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm
Tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu rất quan trọng. Bạn cần phải định vị sản phẩm và đưa ra giá bán thích hợp. Không ngừng nghiên cứu thị trường và xác định được thị trường, đem sản phẩm đến nơi tiêu thụ tốt nhất.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.