Xin chào các bạn, ruồi lính đen hay còn được gọi là ruồi đen, đây là loài ruồi đang rất được ưa chuộng để nuôi kinh doanh, ngoài ra nhiều người nghĩ ruồi là loài động vật bẩn thỉu, mang mầm bệnh nhưng giống ruồi lính đen này lại giúp con người trong việc giảm các mầm bệnh nữa cơ, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sơ về giống ruồi này và cách để làm chuồng nuôi chúng nhé.
Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi ruồi lính đen
Ruồi lính đen là ruồi gì?
Là một giống ruồi sinh sống chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chúng thường được tìm thấy ở gần các chỗ có mùi hôi và nhiều chất thải, ẩm thấp, nhiều cây cối rậm rạp.
Ruồi lính đen nuôi để làm gì?
Ruồi lính đen có khá nhiều tác dụng, chúng được nuôi làm thức ăn hoặc làm nguyên liệu chế biến thức ăn cho các con gia súc, gia cầm nuôi trong nhà giúp tăng chất lượng thịt của các con vật đó.
Ruồi lính đen còn được dùng để xử lý rác thải hữu cơ mà không lo sinh ra mầm bệnh vì vòng đời của giống ruồi này chỉ từ 3 đến 5 ngày, khi xử lý xong rác chỉ cần phun thuốc hoặc để yên cho ruồi tự chết mà không lo chúng lây lan mầm bệnh.
Giống ruồi này còn được dùng để bào chế một số loại thuốc trị bệnh nữa.
Cách làm chuồng nuôi ruồi lính đen
Vị trí xây chuồng: là nơi cao ráo, khô thoáng, đặc biệt phải là chỗ có bóng râm và tránh được ánh nắng mặt trời, bạn có thể làm chuồng nuôi ruồi lính đen trong vườn hoặc sân sau nhà.
Kiểu chuồng phù hợp: kiểu nuôi ruồi lính đen đang được ưa chuộng nhất là nuôi trong 1 chuồng to, trong đó có các trong nhà lưới hoặc lồng lưới. Cấu trúc của nhà lưới có 2 phần là phần nhà hoặc lồng lưới ở ngoài bao phủ các bể ấu trùng ruồi lính đen.
Phần chuồng to: là phần để che phủ , bảo vệ các chuồng lưới khỏi mưa, gió, nắng, chim, chuột,…. Nền nên đổ bê tông hoặc lát gạch đất nung, diện tích phần chuồng này thì tùy thuộc vào quy mô mà bạn muốn nuôi, phần mái có thể lợp tôn, làm bằng cỏ tranh, tre,…. nhưng phải đảm bảo không dột. Cột đỡ mái có thể đổ cột bê tông, cột gỗ, sắt,… và làm thò ra khoảng 1 đến 1,3 mét so với nền. Tường của chuồng to có thể làm kiểu xây chân tường bê tông, gạch, gỗ, tre,… rồi quây lưới để làm vách tường, lưới nên dùng loại cùng chất liệu với lưới của các lồng lưới nhỏ như lưới INOX 304 hay lưới sợi thủy tinh .
Làm bể ấu trùng: có thể làm bể ấu trùng bằng tôn, nhựa, xây gạch, xi măng,…. xây bể trên nền của chuồng to cao khoảng 20 cm và có diện tích khoảng 5 mét vuông, vậy là đã xong phần bể ấu trùng, tùy vào diện tích đất và quy mô bạn muốn nuôi mà xây nhiều bể hay ít bể, thường thì 1 bể như vậy sẽ nuôi được 100gram trứng ấu trùng ruồi. Nếu xây nhiều bể thì tốt nhất là xây theo kiểu cứ 3 bể xây xát nhau rồi cách ra một khoảng rồi lại 3 bể xát nhau.
Phần lưới quây: 1 lồng lưới thường có kích thước khoảng 3 mét vuông với chiều dài, rộng, cao là 2 mét , 1 mét và 2 mét rưỡi. Khung lưới có thể dùng sắt, thép, gỗ, tre,… lưới nên dùng các loại lưới có mắt dày, có độ bền cao, dùng lưới có mật độ mắt mau và nhỏ như lưới vải màn và chú ý phải có khóa kéo ở một mặt để làm cửa lồng. Để dễ tưởng tượng thì nó giống cái màn chụp có cửa khóa kéo nhưng khung hình chữ nhật. 1 Lồng lưới như vậy có thể phủ được 3 bể ấu trùng, đó cũng là lý do tôi khuyên các bạn xây 3 bể ấu trùng sát nhau.
Các dụng cụ cần thiết
Khay nhựa, gỗ, thùng xốp có kích thước khoảng 40x60cm để chứa kén trứng ruồi và đưa vào lồng lưới.
Giá đẻ trứng : có thể dùng gỗ hoặc bìa cứng hay các tấm MDF làm giá đẻ trứng cho ruồi, giá đẻ trứng gồm các thanh gỗ hay bìa nhỏ ghép lại với nhau và để hở khoảng cách giữa các thanh. Kích thước 1 thanh gỗ thường có chiều dài là 40cm, rộng 5cm và dày khoảng 0,5cm, khoảng cách giữa các thanh gỗ là 1cm. Có thể cố định các thanh lên khung giá bằng dây rút hay đóng đinh, bắt vít, keo,…
Lời kết
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Tiến Thành
Tôi là Tiến Thành, hiện nay đã 25 tuổi và đang là sinh viên tại trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài Y Khoa, tôi luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho động vật, đặc biệt là với những chú mèo đáng yêu.
Tôi cũng là một cộng tác viên trên trang hướng dẫn nuôi trồng trực tuyến WikiFarm. Tôi luôn mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người về việc chăm sóc động vật. WikiFarm đã mang lại cho tôi cơ hội để góp phần mang lại những thông tin hữu ích và bổ ích cho những người yêu thú cưng.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để tìm hiểu về tôi. Tôi luôn sẵn sàng để học hỏi và chia sẻ, và hy vọng rằng tôi có thể đóng góp nhiều điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng trong tương lai.