Lươn là loài động vật ăn tạp, chúng sống ở nước ngọt nơi nhiều nơi có đầm lầy, hang trú ẩn. Thức ăn của loài động vật này chủ yếu là các loài động vật phù du trong nước, ấu trùng hoặc cá nhỏ. Loài động vật như lươn muốn có thể nuôi được tại nhà đòi hỏi bạn cần biết nhiều về đặc điểm của chúng. Để lươn phát triển tốt thì chúng ta phải chú trọng điều kiện giúp lươn thoáng mát về môi trường sống đặc biệt là thoáng mất vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Nuôi lươn không có bùn là cách nuôi đòi hỏi người nuôi phải biết kỹ thuật. Cùng WiKiFarm theo dõi bài viết dưới đây để biết cách nuôi loài vật này trong bể xi măng nhé!
Hướng dẫn cách nuôi lươn trong bể xi măng
Đặc tính loài lươn
Kích thước: Kích thước lươn nhỏ và có sự khác nhau giữa con đực và con cái, lươn đực có kích thước từ 25 – 54 cm, đối với lươn cái kích thước nhỏ hơn, chỉ dưới 25 cm.
Môi trường sống: Lươn được biết đến là loài động vật nước ngọt, chúng sống chủ yếu ở các đầm lầy, đồng ruộng, mương nước, các vũng bùn chứa nước và không khí thoáng mát.
Thức ăn: Thức ăn trong tự nhiên của lươn chủ yếu là thức ăn tạp phù du dưới nước, các vũng bùn, ốc, ếch, cá nhỏ, cỏ… Thức ăn nuôi lươn công nghiệp chủ yếu là cám tự làm, cám viên hoặc có thể là cám công nghiệp.
Cách nuôi lươn trong bể xi măng tự xây
Để nuôi lươn tốt trong bể xi măng, bạn nên tham khảo các bước sau của WiKiFarm nhé:
Bước 1: Làm bể nuôi
Làm bể xi măng cần đáp ứng các yếu tố sau:
- Diện tích: 5 – 10 m2
- Chiều cao thành bể: 0,8 – 1m
- Độ sâu mực nước: 0,2 – 0,4 m
- Nguyên liệu xây: gạch đá, xi măng…
- Độ dày thành bể: 10 – 15 cm
Trên đây là những thông số để xây một bể xi măng cho lươn, trong quá trình nuôi, bạn nên có đục 1 lỗ dưới bể để làm cống thoát nước, đây cũng là các để thay nước cho lươn.
Bước 2: Đổ nước vào và đảm bảo nguồn nước trong bể
Sau một thời gian xây xong bể, bạn nên đổ nước vào để rửa bể thật sạch. Sau đó, bỏ thân chuối hột cùng với bể trong một thời gian tầm 11 – 16 ngày, rửa lại bể một lần nữa để sạch bể. Làm liên tục như vậy 3 lần để đảm bảo bể không hắc mùi xi măng, sau đó mới cấp nước vào bể nuôi.
Chú ý chỉ nên để nhiệt độ nước thích hợp khoảng 25 – 28 độ C. Ngoài xây một bể nuôi, nên có thêm một bể chế nước bên cạnh để có thể lọc và thay thế nước cho lươn lúc cần thiết.
Bước 3: Chọn giống và tiến hành thả giống vào bể
Hãy chọn những con giống khỏe mạnh, bơi lội tốt và đặc biệt màu sắc lươn thì nên chọn những con có màu sáng, không nên chọn màu quá tối. Số lượng thả vào bể nên thả từ 80 – 150 con/m2.
Nên thả nhẹ nhàng vào bể, chỉ nên thả vào buổi sáng hoặc buổi tối lúc trời mát mẻ. Chú ý, trước khi thả nên khử trùng ký sinh trùng trên cơ thể lươn con bằng cách tắm cho chúng qua muối nhẹ, chỉ 3 – 5% muối.
Bước 4: Tiến hành chăm sóc lươn trong bể xi măng
Ngoài nhiệt độ thoáng mất ra, bạn nên để ý đến thức ăn cho lươn. Thức ăn của lươn là thức ăn tạp như hến, ốc, cá nhỏ… Thức ăn có thể được nấu chín. Có thể cho lươn ăn với từng giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn lươn mới thả vào bể 1 tuần: Hãy cho lươn ăn vào buổi tối, sau đó có thể cho lươn ăn sớm hơn. Đến khi lươn quen với với thời gian bạn cho ăn, bạn có thể cho lươn ăn ngày 2 lần.
Giai đoạn lươn từ 2 tuần: Khi thả thức ăn vào bể, nếu bạn thấy hiện tượng bắt mồi kém ở lươn, âm thanh nghe rời rạc thì bạn nên chú ý đến sức khỏe của chúng vì có thể lươn đang bệnh.
Một số bệnh lươn gặp phải khi nuôi trong bể xi măng
Lươn sống trong tự nhiên sẽ không mắc bệnh vì chúng được sống đúng với môi trường tự nhiên của nó. Nhưng đối với lươn nuôi trong bể xi măng sẽ khó để thích nghi với môi trường của bể. Do đó chúng cũng sẽ rất dễ mắc một số loại bệnh:
Bệnh lở loét cơ thể: Đây là bệnh nguyên nhân chủ yếu do ký sinh trùng trong lươn gây ra, chúng bám vào da của lươn rồi gây lở loét. Biểu hiện rất rõ rệt ở cơ thể của lươn, trên phần thân của chúng sẽ xuất hiện nhiều vết tròn nhỏ, con nào kí sinh trùng bám nhiều sẽ có vết to hơn. Điều này khiến lươn sẽ bơi lội khó khăn. Bệnh lở loét trên cơ thể lươn chủ yếu vào tháng 6 – 9.
Bệnh tuyến trùng: Bệnh tuyết trùng ở lươn chủ yếu do ký sinh trùng đường ruột gây viêm đỏ. Nếu không có biện pháp phòng trị sớm thì khi ký sinh trùng khối lượng lớn sẽ làm lươn yếu dần, có thể chết và bị nổi trên mặt nước.
Thu hoạch lươn
Người nuôi có thể thu hoạch lươn sau 12 – 16 tuần, sau khi thấy lươn đạt kích cỡ có thể bán được. Tùy theo nhu cầu thị trường mà thu hoạch nhiều hay ít.
Lợi ích của việc nuôi lươn trong bể xi măng
Lươn mang lại nguồn thu nhập chính cho người nuôi: Đối với người nuôi, việc nuôi lươn sẽ là việc vô cùng khó khăn, nhưng nếu nuôi thành công, khi thu hoạch sẽ có những đàn lươn khỏe, giàu dinh dưỡng để bán, phục vụ người tiêu dùng.
Lươn mang lại giá trị dinh dưỡng cao: Lươn hiện nay được con người chế biến ra thành nhiều món ăn khác nhau như súp lươn, cháo lươn, miến lươn… có công dụng giúp tăng thị lực, bổ khí, bổ thận… Đây cũng là lý do lươn được rất nhiều người ưa chuộng.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Môi trường sống, thức ăn và cách nuôi là yếu tố đảm bảo lươn sẽ khỏe mạnh. Ngoài ra cần vệ sinh sạch sẽ bể để lươn có thể phát triển tốt thì lươn sẽ không gặp các bệnh.
Hiện nay, tại các trang trại lươn, lươn có giá giao động từ 180 nghìn/kg. Tuy nhiên bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua lươn ở các chợ, các siêu thị.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.