Cây sim rừng (rose myrtle) hay còn gọi là hồng sim, dương lê, đào kim nương, có tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa, thuộc họ trầm Thymelaeaceae. Cây sim rừng có nguồn gốc từ Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ. Cây sim rừng thường mọc hoang dại ở trên những khu vực đất đá sỏi trên núi. Thông thường, nhắc đến cây sim rừng, người ta sẽ nghĩ ngay đến những quả sim tím chín mọng, gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ. Mặc dù mọc hoang là chủ yếu nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể trồng cây sim rừng ngay tại nhà. Tuy nhiên, để sim rừng sinh trưởng và phát triển tốt, bạn cần phải có kỹ thuật chuẩn và đúng cách. Để hỗ trợ bạn, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây sim rừng qua bài viết sau đây nhé!.
Hướng dẫn cách trồng cây sim rừng ngay tại nhà
Đặc điểm
Cây sim rừng là dạng cây bụi với chiều cao thông thường khoảng 1 – 3m. Thân cây phân thành nhiều cành. Lá sim rừng có hình bầu dục, phiến lá dày, có gân, mọc đối nhau. Mặt trên của lá nhẵn và bóng còn mặt dưới của lá có lông tơ.
Hoa của cây sim rừng màu tím, có 5 cánh, mọc riêng lẻ với cuống hoa nhỏ, chỉ dài khoảng 1cm. Hoa của cây sim thường nở vào cuối xuân – đầu hạ. Quả sim cũng có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu tím đen. Quả chín mọng nước, mềm, bên trong có nhiều hạt nhỏ, vị ngọt.
Rễ, búp non, nụ, lá và quả chín mọng là những bộ phận của cây sim mà con người có thể sử dụng. Lá cây sim rừng có tác dụng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị nhiễm trùng, vệ sinh các vết thương, cầm máu và mau lành da. Rễ và thân cây sim có tác dụng hỗ trợ hỗ trợ tuần hoàn máu, thường được phơi khô để sắc uống. Quả sim chín mọng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, kali, sắt, chất xơ, chất chống oxy hóa,… Chính vì thế, quả sim có tác dụng tăng cường miễn dịch, tốt cho sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ tế bào, giảm nguy cơ ung thư và hỗ trợ làm đẹp da. Quả sim được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực để chế biến thành những món ăn thơm ngon, hấp dẫn như xôi sim, chè sim, gỏi sim, nước ép sim hay sim hầm với thịt heo. Cây sim rừng với vẻ đẹp lãng mạn của những bông hoa tím còn được trồng để làm để làm cảnh, thích hợp trồng trong vườn nhà hay trong chậu để đặt ở phòng khách hay văn phòng làm việc.
🌱🌱🌱🌱🌱 Chia sẻ cho bạn cách trồng cây khế trong chậu rất đơn giản tại nhà.
Chuẩn bị
Đất trồng
Cây sim rừng có sức sống tốt, có thể mọc ở trên đất nhiều sỏi đá nên cũng không có yêu cầu quá cao về đất trồng. Để trồng cây sim rừng, bạn nên chọn những loại đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt.
Hạt giống/Cây giống
Bạn có thể trồng cây sim bằng hạt giống hoặc bằng cây giống. Nếu bạn trồng cây bằng hạt sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Hạt giống sim rừng cũng khá khó tìm, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng hay đặt mua trên mạng. Nếu bạn trồng bằng cây, bạn có thể tìm cây sim giống mọc hoang trên đồi núi hay mua ở các nhà vườn. Bạn cần chọn những cây có thân cao lớn để khả năng sống của cây cao hơn.
Chậu trồng
Bạn nên trồng cây sim trực tiếp trên đất. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trồng để làm cảnh hay diện tích đất bị hạn chế thì bạn có thể trồng trong chậu. Chậu để trồng cây sim rừng phải là chậu có kích thước lớn. Mỗi chậu cây trồng một cây. Bạn có thể tìm mua chậu ở các cửa hàng vật tư với đa dạng hình dáng và kích thước.
Ươm hạt và trồng cây
Nếu bạn trồng cây bằng hạt giống, bạn cần phải ươm hạt. Nếu bạn trồng sim rừng bằng cây giống thì bạn có thể bỏ qua bước này. Tiến hành ươm hạt giống sim rừng bằng cách ngâm hạt giống trong nước ấm trong khoảng 5 tiếng. Sau đó, đem hạt giống ra ủ trong cát ẩm khoảng 3 -4 ngày. Khi nhận thấy hạt giống bắt đầu nảy mầm thì đem ra bầu ươm. Khi cây sim con đạt chiều cao khoảng 4 - 5cm thì bạn đã có thể đem ra trồng trên đất hoặc trong chậu.
Cho đất trồng vào chậu đã chuẩn bị. Tạo một lỗ trên đất rồi đặt cây sim rừng vào. Lấp đất lại rồi nhẹ nhàng nén chặt lớp đất xung quanh để cho cây đứng vững. Tưới nhẹ cho cây sau khi trồng và bắt đầu chăm sóc để cây sim rừng phát triển tốt.
🌱🌱🌱🌱🌱 Bạn có thể xem thêm về hướng dẫn cách trồng cây dâu tây trong chậu, chỉ với những cách làm đơn giản này, bạn sẽ có 1 chậu dâu tây đẹp với nhiều quả, thử ngay nhé.
Chăm sóc
Ánh sáng
Cây sim rừng là loài ưa sáng, nhu cầu ánh sáng của cây lớn. Nếu mọc hoang ở trong tự nhiên, cây thường mọc ở vị trí cao, thoáng, đón được nhiều ánh nắng mặt trời. Chính vì thế, bạn cần trồng hay đặt chậu cây sim rừng ở những nơi có nhiều ánh sáng, không bị che chắn hay dưới tán lá cây khác.
Nhiệt độ và độ ẩm
Cây sim rừng ưa khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển là khoảng 17 - 28 độ C. Về độ ẩm, cây sim rừng ưa độ ẩm cao nên trong môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều của nước ta, cây sim mọc hoang rất nhiều. Chính vì thế, bạn cần phải chú ý duy trì độ ẩm cho cây.
Chế độ nước
Khi cây sim rừng vừa mọc lá mầm thì bạn nên hạn chế việc tưới nước cho cây, tránh làm mầm cây bị dập nát và gãy. Mỗi ngày, bạn nên tưới nước 2 lần cho cây để cây có đủ nước cũng như tạo môi trường ẩm cho cây. Tuy nhiên, cũng không được tưới nước quá nhiều làm cây bị thối rễ hay tưới quá ít làm cây bị vàng lá.
Chế độ bón phân
Cây sim không yêu cầu quá cao về chất dinh dưỡng. Nếu bón phân quá nhiều, cây còn có thể bị héo lá và kém phát triển. Cho nên, bạn chỉ bón phân cho cây vào giai đoạn sim ra hoa kết quả để cây cho nhiều quả to. Khi bón, bạn có thể xới đất xung quanh gốc lên, rải phân rồi tưới nhẹ để cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Cắt tỉa
Khi cây sim phát triển quá tưới tốt thì bạn có thể cắt tỉa bớt cành lá để tập trung dinh dưỡng ra hoa kết quả cũng như hạn chế sâu bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể loại bỏ đi những cành khô. Bạn cũng có thể kết hợp làm cỏ với những đợt cắt tỉa.
Phòng trừ sâu bệnh
Khả năng chống chịu sâu bệnh của cây sim khá tốt. Do cây sim lành tính, hoa và quả có hương thơm ngậy nên những loài bướm, ve rừng, ong, kiến, rệp, nhện đỏ,... thường tấn công và gây hại cho cây. Bạn có thể dùng các chế phẩm sinh học, thân thiện với môi trường và không gây độc hại cho sức khỏe con người để xua đuổi. Ngoài ra, cây sim còn dễ bị khô cành, rụng lá hoặc thối rễ. Để phòng ngừa, bạn cần chú ý liều lượng nước tưới cho cây.
Thu hoạch
Thông thường, quả sim rừng thường sẽ chín vào khoảng tháng 7 -8 hằng nam. Khoảng 2 năm sau khi trồng bằng hạt, cây sim rừng sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn trồng cây sim rừng bằng cây giống, bạn có thể thu hoạch sớm. Khi sim chín, bạn dùng tay nhẹ nhàng hái chúng, tránh làm rụng những quả khác. Quả sim sau khi thu hoạch có thể sử dụng ngay, ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món khác hay dùng để ngâm rượu.
Những bộ phận khác của cây sim rừng (lá, rễ, thân) có thể thu hoạch quanh năm. Sau khi thu hoạch có thể dùng ngay hoặc phơi khô để sử dụng dần. Tuy nhiên, ở giai đoạn sim ra quả không nên thu hoạch rễ và thân.
🌱🌱🌱🌱🌱 Bí quyết để bạn có thể trồng dưa lưới trên sân thượng cho ra nhiều quả to đẹp, ăn rất ngon.
Câu hỏi thường gặp
Tùy vào kích thước của cây để đưa ra mật độ thích hợp cũng như độ sâu của hố trồng cây sim rừng. Thông thường, mỗi hố trồng sim có độ sâu khoảng 0.2 – 0.3m. Khoảng cách giữa các cây sim khoảng 1m để tạo môi trường cho cây sim phát triển, hạn chế cạnh tranh chất dinh dưỡng cũng như không gian sinh trưởng.
Sau khi thu hoạch, cần sử dụng sim ngay. Nếu để lâu, sim sẽ bị khô, các chất dinh dưỡng bị thất thoát và sim cũng rất nhanh hỏng. Nếu dùng sim để ngâm rượu, bạn cần phơi qua 1 – 2 nắng để khi ngâm không có mùi khó chịu. Những người bị táo bón cần hạn chế sử dụng lá, thân hay rễ sim.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
- ↑Cây sim: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà
- ↑Có nên trồng cây sim rừng tại vườn nhà hay không?
- ↑Cây Sim Rừng: Công Dụng, Cách Trồng, Chăm Sóc 2022 - Gani
- ↑Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Sim Rừng Đơn Giản
- ↑Cách chăm sóc và cách trồng cây sim rừng trong chậu
- ↑Cây sim rừng - cách trồng và có nên trồng trước nhà không?
Về bài viết này
Thu Thủy
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Thu Thủy, một chuyên gia về vật nuôi và cây trồng với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hiện tại, tôi đã 32 tuổi và đang sống tại Việt Nam. Tôi đam mê về việc nuôi và trồng các loại cây, động vật, và thường xuyên tìm hiểu về những kiến thức mới nhất liên quan đến lĩnh vực này. Tôi thích viết về những kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức của mình với mọi người. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý vườn tược, nuôi động vật và trồng các loại cây trồng khác nhau. Tôi cũng có kiến thức về các loại thuốc thú y, phân bón và các kỹ thuật nuôi trồng hiện đại. Với niềm đam mê của mình, tôi hy vọng có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy những thông tin hữu ích và hướng dẫn về cách trồng cây, nuôi động vật và quản lý vườn tược tốt hơn.