Chiếc hồ lô đựng nước, đựng rượu là hình ảnh quen thuộc trong các bộ phim cổ trang như Tây Du Ký, Thủy Hử. Ngày nay, những chiếc hồ lô này cũng được ưa chuộng trong các gia đình nhằm mục đích trang trí. Thực chất những chiếc hồ lô này chính là những trái bầu hồ lô. Đây cũng là giống bầu có hình dạng đặc biệt nhất, có những công dụng đặc biệt trong đời sống con người cũng như mang lại giá trị kinh tế vô cùng cao. Sau đây, qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với quý bạn đọc một số kinh nghiệm về cách trồng bầu hồ lô!
Hướng dẫn cách trồng bầu hồ lô siêu to khổng lồ
Đặc điểm
Bầu hồ lô còn được gọi với những cái tên khác như dây bầu nậm, bầu eo còn tên khoa học là Lagenaria sicerania, thuộc họ Bầu bí. Nguồn gốc xuất xứ của bầu hồ lô là khu vực châu Phi.
Đây là loài cây thân thảo, sống lâu năm. Thân cây thuộc dạng thân leo, thân bò, có nhiều tua bám và nhiều rễ. Chiều dài của thân cây có thể lên đến 5m. Rễ của cây là rễ chùm.
Lá có hình trái tim hoặc hình bầu dục, xẻ thùy rộng, đường gân nổi rõ, bề mặt được bao phủ bởi lớp lông mịn.
Hoa đơn tính, gồm 2 loại là hoa đực và hoa cái, mọc ở nách lá. Đặc điểm bên ngoài có nét tương đồng với hoa của bí đỏ, tuy nhiên, hoa của bầu hồ lô có kích thước nhỏ hơn và có màu trắng. Cuống hoa dài, có 5 cánh hoa và thường nở vào buổi tối.
Quả bầu vị ngọt, hình dáng đặc trưng. Ruột bầu mềm, màu trắng, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ, dẹt và cũng có màu trắng.
Hiện nay, bầu hồ lô được trồng rất nhiều ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, loài này cũng rất dễ trồng. Bạn có thể tận dụng những khoảng không gian như ban công, sân thượng để trồng bầu hồ lô tương tự như trồng cây dưa lưới.
Công dụng
Việc trồng cây bầu hồ lô không chỉ nhằm mục đích cung cấp một nguồn thực phẩm sạch mà nhiều người còn quan tâm đến những ý nghĩa mà loài cây này mang lại. Người ta cho rằng, hình dáng đặc biệt của bầu hồ lô mang ý nghĩa tượng trưng cho sức khỏe, tiền tài và phú quý. Khi trồng loài cây này trong này, nó sẽ giúp gia chủ thu hút may mắn và tiền tài. Ngoài ra, loài cây này còn mang ý nghĩa cho sự trường thọ.
Quả là bộ phận được sử dụng chủ yếu của bầu hồ lô. Người ta thường sử dụng những quả non để nấu canh, xào,… Sử dụng bầu hồ lô có thể mang đến một số công dụng như tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, làm đẹp da,...
Ngoài ra, quả bầu khô cũng có thể sử dụng để trang trí.
Những giàn bầu hồ lô còn mang lại bóng mát, tạo cảnh quan xanh.
Một số bộ phận khác như dây bầu, lá có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Chuẩn bị
Đất trồng
Bầu hồ lô không quá kén đất, có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn nên chọn những loại đất giàu dinh dưỡng, sạch bệnh để trồng bầu hồ lô.
Chậu trồng
Những chậu trồng hồ lô cần có kích thước lớn, ít nhất phải có đường kính 30cm để cây có đủ không gian để phát triển. Cây càng to thì ra càng nhiều quả, chất lượng quả cũng tốt hơn. Tuy nhiên, dưới đáy chậu cần có lỗ thoát nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số dụng cụ khác để thay thế chậu như thùng xốp.
Hạt giống
Cây bầu hồ lô sinh trưởng từ hạt giống. Bạn có thể mua hạt giống ở các cửa hàng hoặc tận dụng những hạt giống có sẵn. Cần chọn những hạt giống chất lượng nhất, không bị lép, sâu bệnh để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao nhất.
Kỹ thuật trồng bầu hồ lô
Ngâm hạt giống
Trước khi gieo, bạn cần xử lý hạt giống bằng cách ngâm trong nước ấm khoảng 4 - 12 tiếng. Điều này sẽ giúp hạt giống nảy mầm tốt hơn. Sau đó, vớt hạt ra rồi để ráo. Thời gian ngâm trong nước ấm như thế sẽ giúp hạt có thể hút vừa đủ lượng nước để có thể nảy mầm tốt hơn, vỏ hạt mềm hơn.
Gieo hạt, ươm mầm
Cho đất trồng đã chuẩn bị vào chậu rồi đặt hạt giống lên rồi phủ một lớp đất dày khoảng 2cm.
Khoảng 15 ngày sau, hạt giống sẽ bắt đầu nảy mầm và phát triển thành cây con. Sau đó, bạn cần chăm sóc cẩn thận để cây cho thu hoạch.
Chăm sóc
Ánh sáng & nhiệt độ
Cây bầu hồ lô ưa ánh sáng có cường độ mạnh. Bạn cần đảm bảo rằng, cây được chiếu sáng mỗi ngày.
Ngoài ra, bầu hồ lô ưa khí hậu ấm áp. Nhiệt độ thích hợp nhất để bầu hồ lô sinh trưởng và phát triển tốt là khoảng 20 - 30°C.
Tưới nước
Cây bầu hồ lô ưa ẩm. Bạn chú ý tưới nước thường xuyên, tuyệt đối không để cây bị khô hạn quá lâu, cành và lá cây bị khô héo.
Tuy nhiên, liều lượng nước tưới cũng không được quá nhiều, điều này có thể dẫn đến việc cây bị ngập úng, thối rễ.
Bón phân
Khoảng 1 tháng sau khi trồng, cây bắt đầu ra hoa, bạn nên bón cho cây bầu hồ lô một ít kali để kích thích cây ra hoa nhiều hơn.
Khi cây bắt đầu nhú ra những trái đầu tiên, bạn có thể sử dụng một số loại phân bón hữu cơ để bón cho cây, giúp cây ra nhiều trái hơn.
Làm giàn
Cây cũng giống với các loại cây thuộc họ bầu bí khác như bí đao, việc làm giàn sẽ giúp bầu hồ lô sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Bạn có thể làm giàn tùy thuộc vào tình hình thực tế để phù hợp với không gian và vật liệu mà bạn có. Giàn leo cho bầu hồ lô phải thật vững chắc.
Cắt tỉa
Bạn cũng cần chú ý cắt tỉa những cành lá bị sâu bệnh, bị úa vàng để giúp cây thông thoáng hơn, tập trung dinh dưỡng nuôi hoa và quả.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Cây bầu hồ lô có thể bị rệp, sâu bùa vẽ hay bọ xít tấn công và gây hại. Để phòng trừ, bạn có thể sử dụng thuốc BrighTin phun vào ngọn và dưới lá cây.
Ngoài ra, cây cũng có thể bị bệnh nấm thối nhũn. Khi cây có biểu hiện bệnh, bạn nên sử dụng thuốc sinh học (giã nát củ riềng rồi trộn với nước) để phun cho cây. Hiệu quả của cách này vô cùng cao mà lại không gây độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Thu hoạch
Thông thường, khoảng 2 - 2,5 tháng sau khi gieo trồng, bạn có thể thu hoạch những trái bầu hồ lô đầu tiên.
Việc thu hoạch cụ thể như thế nào còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn. Nếu bạn muốn có những trái bầu tươi non để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn thì bạn nên thu hoạch sớm, khi bầu đã ra được khoảng 15 ngày, còn đang có lông tơ, gõ nhẹ nghe thấy tiếng đục.
Nếu bạn muốn để trái bầu làm vật trang trí thì nên để bầu càng già càng tốt, cắt lấy phần cuống rồi lấy hết phần ruột và hạt ra.
Xem thêm
Câu hỏi thường gặp
Bạn hoàn toàn có thể trồng bầu hồ lô vào bất kỳ thời điểm nào quanh năm. Tuy nhiên, bạn nên trồng bầu hồ lô vào mùa nắng để có thể hạn chế được các loại sâu bệnh, ra được nhiều quả hơn.
Thông thường, cây bầu hồ lô sẽ thụ phận nhờ gió hay các loại côn trùng.
Bạn cũng có thể thụ phấn cho bầu hồ lô bằng cách sau: Ngắt một bông hoa đực nở to, hạt phấn đã bung ra xung quanh rồi lấy nhị của hoa đực cho tiếp xúc với nhụy của hoa cái. Lúc này, phấn hoa của nhị bông đực dính lên thùy của hoa cái. Nếu trời có mưa lớn thì bạn có thể lấy túi nilon bao bọc cho hoa.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Phan Duy
Tôi là Phan Duy, năm nay 27 tuổi, một người đam mê với việc trồng cây và trồng rau. Từ khi còn nhỏ, tôi đã có niềm yêu thích mãnh liệt với việc trồng cây. Đây không chỉ là một sở thích, mà còn là một phần của cuộc sống hàng ngày, mang đến cho tôi niềm hạnh phúc không thể nào tả được.
Tôi đã tích lũy được một chút kiến thức về trồng cây và trồng rau thông qua việc tự học và tham gia vào các khóa học tại trường lớp. Từ cách chăm sóc đúng cách, lựa chọn loại đất phù hợp, đến việc điều chỉnh ánh sáng và nước cho cây cối, tôi luôn cố gắng học hỏi và hoàn thiện khả năng của mình trong lĩnh vực này.
Hiện tại, tôi là một công tác viên tại WikiFarm, nơi tôi có cơ hội chia sẻ kiến thức của mình về trồng cây và trồng rau với cộng đồng. Tôi tin rằng thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn, chúng ta có thể giúp nhau trở thành những người lành nghề hơn trong việc xây dựng những khu vườn xanh tươi.