Xin chào các bạn, cá chình là một trong những giống cá khá phổ biến ở nước ta vì ngoài việc được sử dụng chế biến món ăn thì cá chình còn có tác dụng khá tốt cho sức khỏe con người, hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn bài viết chia sẻ về cách để nuôi giống cá này.
Hướng dẫn cách nuôi cá chình thương phẩm
Giới thiệu cá chình
Cá chình là giống cá da trơn không vảy, nhìn chúng khá dài và thuôn , đầu cá tròn, mắt miệng nhỏ, vây lưng mềm chạy dọc sống lưng và đuôi hơi bè ra hình mái chèo.
Cá chình khi trưởng thành thường có cân nặng khoảng 1kg đến 1,5kg. Chúng có màu da tối , có thể là đen, xám ,… bụng cá màu trắng, cá chình có thể có các họa tiết trên thân như sọc, đốm, màu sắc loang lổ ,….
Xem thêm: Cách nuôi lươn trong bể xi măng
Ao nuôi & bể nuôi
Cá chình có thể nuôi trong ao hoặc xây bể xi măng, bể bạt với kích thước khoảng 60 đến 80 mét vuông, có thể làm hình chữ nhật, vuông,tròn,… đều được. Độ sâu khoảng 1,5 mét. Đáy ao làm hơi dốc 1 chút và ở chỗ dốc nhất làm ống thoát nước để dễ dàng vệ sinh cũng như thay nước cho ao , bể nuôi.
Nếu đào ao phải vệ sinh ao sạch sẽ, nạo vét bùn đất bẩn dưới đáy, phát quang môi trường xung quanh và rải vôi bột khoảng 7kg – 10kg trên 100 mét vuông rồi phơi khoảng 2 ngày mới bơm nước vào.
Còn khi xây bể xi măng hoặc làm bể bạt kích thước cũng tương tự và phải lót 1 lớp đất dày khoảng 10c, ở dưới đáy bể để làm môi trường sinh sống cho cá.
Trong ao nuôi hay bể nuôi cần đặt thêm các ống nhựa ở đáy ao hay các cây trồng nhỏ để cá trú ẩn vì đây là giống cá sống ở đáy.
Chọn giống
Khi mua cá chình giống chọn những con có da trơn , nhiều nhớt , bơi khỏe mạnh. Thường thì cá chình giống người ta sẽ bán khoảng 1 kg được tầm 5 con đến 7 con.
Khi thả cá thì nên thả với mật độ khoảng chỉ 1 con trên 1 mét vuông ao mà thôi vì khi trưởng thành cá chình khá to và dài, nếu nuôi quá nhiều sẽ khiến môi trường sống của chúng bị hẹp đi khiến chúng phát triển kém. Trước khi thả cá xuống ao thì nên tắm trước cho cá bằng nước muối có độ mặn khoảng 15% trong 10 phút.
Thức ăn & cách cho ăn
Cá chình có thể ăn các loại cá tạp nhỏ, giun, ốc nhỏ, … hay ăn các loại thức ăn cho cá công nghiệp cũng được. Nếu cho ăn các loại thức ăn tươi như cá, ốc, giun,… thì nên băm nhỏ rồi mới cho cá ăn.
Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào gần trưa và chiều tối. Hoặc có thể làm giàn cho cá ăn bằng kim loại như sắt, inox,… giàn cho cá ăn có thể làm hình vuông , tròn,… rồi cho thức ăn vào thả xuống cho cá ăn, nếu làm cách này thì ngày chỉ cần cho cá ăn 1 lần vì khi không cho cá ăn nữa chỉ cần kéo giàn cho ăn lên là được.
Lượng thức ăn mỗi ngày cho cá bằng khoảng 5 đến 10% trọng lượng của cá tùy theo giai đoạn từ nhỏ đến lớn.
Đọc thêm cách nuôi cá trê trong bể phông bạt
Cách chăm sóc
Vệ sinh môi trường nuôi
Thay nước cho cá 1 tuần khoảng 1-2 lần, mỗi lần thay nước chỉ thay khoảng dưới 20% lượng nước trong ao, bể nuôi, khi càng gần đến thời điểm thu hoạch cá thì cứ 1-2 ngày thay nước 1 lần và mỗi lần chỉ thay khoảng 5-10% lượng nước để cho chất thải của cá xả ra ngoài.
Các bệnh cá chình thường gặp
Bệnh trắng da : khiến cá có màu da trắng hơn bình thường với các sọc màu trắng xuất hiện trên da, cá sẽ nổi lên mặt nước, bơi chậm chạp lờ đờ, dần dần da cá bị lở loét. Có thể khắc phục bệnh này bằng cách dùng thuốc Tetracyclin để tắm cho cá với liều lượng 250mg trên 10lít nước trong 20 – 30 phút.
Bệnh nấm thủy mị khiến thân cá bị mọc nấm tạo thành các cục trắng nổi lên, dẫn đến viêm loét, vì nấm làm cho da cá ngứa ngáy liên tục nên thường thấy cá hay bơi sát thành bể hay vách ao để cọ vào. Khi thấy hiện tượng trên cho cá tắm nước muối khoảng 10 phút và thay nước toàn bộ ao, bể và xịt thuốc sát trùng, rắc thêm vôi bột vào ao, bể nuôi.
Bệnh trùng quả dưa do các vi trùng gây ra, nó bám vào thân cá và ký sinh sau đó làm cho thân cá nổi các nốt trắng cực nhỏ, khi nhìn vào chỉ thấy như các đốm trắng xuất hiện, các nốt này sau khi căng và vỡ ra sẽ khiến cá bị lở loét. Khắc phục bằng cách dùng methylen 1pp hòa vào nước sau đó tắm cho cá liên tục trong 3-4 ngày. Hoặc cũng có thể tắm bằng nước muối với nồng độ 5-10%.
Thu hoạch cá
Cá khi nặng khoảng 1-1,5kg là có thể thu hoạch, có thể thu hoạch theo kiểu kéo lưới để bán dần hoặc thu hoạch số lượng lớn bằng cách xả nước trong ao gần hết, chỉ để lại mức nước khoảng 50cm rồi vớt cá đem bán.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách nuôi cá chình, có thể thấy đây là giống cá da trơn khá phổ biến và không quá khó nuôi, tuy cũng có gặp vấn đề về bệnh nhưng cách khắc phục tương đối dễ và hoàn toàn có thể tự chữa cho cá được. Các bạn có thể tham khảo để áp dụng vào việc nuôi cá nhé, cảm ơn các bạn đã đọc bài.
Tìm hiểu thêm cách nuôi cá chạch lấu trong bể xi măng
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!