Cá đối mục rất giàu dinh dưỡng và thơm ngon. Bên cạnh đó, quá trình nuôi rất ít bị bệnh và quản lý, chăm sóc loại cá này tương đối dễ, tỷ lệ rủi ro thấp. Do đó, việc nuôi cá đối mục đang là một hướng đi mới của nghề nuôi trồng thủy sản. Hãy thông qua bài viết này để tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá đối mục được năng suất và hiệu quả.
Cá đối mục là cá gì? Mô hình nuôi cá đối mục
Cá đối mục là cá gì?
Cá đối mục sống ở nước mặn hoặc nước lợ. Loại cá này có thân dài, và hơi tròn. Đầu rộng, dẹt ở phía trên. Kích thước miệng trung bình. Cá đối mục có răng rất nhỏ. Mắt cá to, màng mỡ phát triển. Lưng có màu xanh ô liu, phần bụng có màu trắng bạc, vây đuôi chia thành hai thùy.
Cá đối mục sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15-25 độ C, ngoài ra cá còn có thể chịu đựng được cái nóng lên tới 35 độ C. Nhu cầu oxy của cá không cao, có thể sống sót trong môi trường nước đặc. Cá đối mục phân bố ở các vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Cá có chiều dài trung bình là 50cm, tuy nhiên kích thước lớn nhất có thể đạt tới 120cm. Trọng lượng tối đa có thể đạt tới 8kg. Khi trưởng thành cá thường đạt trọng lượng là 2kg.
Lúc này cá sẽ di chuyển ra vùng biển khơi để sinh sản, mùa sinh sản thường bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 10 hằng năm. Một con cá trưởng thành có trọng lượng 1,5kg sức sinh sản đạt 1,5 triệu trứng. Sau khi sinh sản, trứng nở thành ấu trùng sau 25-30 giờ.
Ấu trùng sẽ theo dòng hải lưu trôi dạt vào các bãi triều ven bờ của các cửa sông ven biển. Ấu trùng sử dụng các sinh vật phù du để làm thức ăn, khi lớn sẽ dùng mùn bã hữu cơ, huyền phù, rong tảo làm thức ăn và trưởng thành.
Chuẩn bị để nuôi cá đối mục
Chọn địa điểm ao nuôi
Địa điểm nuôi cá đối mục phải gần nguồn nước. Nguồn nước phải sạch, không bị ô nhiễm, xa khu dân cư, xa khu công nghiệp để đảm bảo các yếu tố môi trường được ổn định. Đồng thời nơi nuôi cá phải gần với hệ thống giao thông để thuận tiện cho việc vận chuyển, gần nguồn cá giống và gần nguồn điện.
Chỗ xây dựng ao nuôi phải gần vùng trung triều, biên độ thủy triều khoảng 2-3m để tiện cho việc cải tạo ao nuôi, tháo nước, lấy nước trong quá trình nuôi.
Thiết kế, xây dựng và chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi nên có diện tích vào khoảng 1.000 – 20.000 m2, tốt nhất là từ 2.000 – 5.000m2. Độ sâu mực nước từ 1,2 –1,5m, có cống cấp và thoát nước riêng, đáy cát hoặc cát bùn hơi dốc về phía cống thoát.
Tháo cạn nước, vét bùn, rửa đáy ao và rải vôi để loại bỏ các địch hại, mầm bệnh và các sinh vật cạnh tranh khác. Với những ao có độ pH từ 6.5 trở lên thì sử dụng vôi với liều lượng 10-20 kg/100m2; đối với những ao có độ pH thấp hơn 6 thì phải tăng liều lượng vôi cho ao khoảng 30-50 kg/100 m2.
Tiến hành đưa nước vào ao sau khi phơi đáy ao từ 3-5 ngày. Đưa nước đến khoảng 25-30 cm ao thì dừng lại và giữ nguyên trong 7-10 ngày để sinh vật phù du phát triển tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Cuối cùng tiến hành dẫn nước vào ao và thả cá giống.
Kỹ thuật chọn và thả cá giống
Cá giống để thả vào ao nuôi phải có kích thước đồng đều nhau, chiều dài toàn thân phải từ 6-8 cm. Cá không bị bệnh, da không bị xây sát, hoạt động linh hoạt, có màu trắng sáng.
Việc thả cá giống sẽ tùy thuộc vào việc người nuôi nuôi đơn hay nuôi ghép với các loại khác mà có hình thức thả khác nhau.
Nếu nuôi đơn thì sau khi dẫn nước vào ao là có thể thả cá vào nuôi ngay với mật độ thả từ 6.500-7.500 con/ha. Nếu nuôi ghép cá đối giống được thả với mật độ 3.000- 4.000 con/ha.
Chăm sóc và quản lý cá đối mục
Thức ăn và cách cho ăn
Cá đối ăn thức ăn tự nhiên là chủ yếu. Có thể bổ sung thêm thức ăn là các sản phẩm của các nhà máy xay và các nhà máy chế biến ngũ cốc. Trong nuôi ghép, có thể cho cá ăn thức ăn sản xuất trong các nhà máy chế biến thức ăn cá.
Thức ăn hiện nay dùng để nuôi cá đối mục là vấn đề không lớn, các nguồn nguyên liệu như cám gạo, bột ngũ cốc, bột cá, bột đậu nành... đều là nguồn thức ăn rất tốt dùng cho nuôi cá đối mục.
Quản lý các yếu tố môi trường
Trong quá trình nuôi, cần thường xuyên theo dõi màu nước để biết được thức ăn đang cho thừa hay thiếu để điều chỉnh cho hợp lý.
Ngoài ra xác định các yếu tố môi trường, theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh thức ăn. Theo dõi tình trạng sức khỏe, bệnh lý để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thay nước
Đối với ao nuôi đơn cần thường xuyên thay nước và cấp thêm nước cho ao. Lượng nước mỗi lần thay chỉ nên chiếm từ 20-30% lượng nước trong ao để đảm bảo yếu tố ổn định cho môi trường sống của cá.
Đối với ao nuôi ghép ăn thức ăn tự nhiên thì nên hạn chế thay nước, chỉ nên thay nước từ 3-5 ngày một lần để duy trì màu nước.
Phòng bệnh
Hệ thống ao nuôi, trang thiết bị, vật dụng, dụng cụ dùng để nuôi cá phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, xử lý mầm bệnh và tiệt trùng.
Cá giống trước khi thả để nuôi phải thực hiện xử lý bệnh, tắm trong dung dịch Oxytetracycline 5 ppm trong thời gian khoảng 30-60 phút.
Thức ăn cho cá nên là thức ăn tươi sống gây nuôi trong ao. Nếu thức ăn là bột cám gạo, cám ngũ cốc, thức ăn tổng hợp thì phải còn hạn sử dụng, không sử dụng những loại thức ăn đã cũ, bị ẩm mốc.
Cho cá ăn đúng liều lượng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cá. Định kỳ thay nước để cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.