Hiện nay, nhiều người dân lựa chọn nuôi cá lăng để phát triển kinh tế. Mô hình này cũng đạt hiệu quả khá cao, giúp bà con cải thiện được cuộc sống một cách đáng kể. Cá lăng chắc thịt, hương vị lại thơm ngon nên được nhiều người ưa thích và dùng chế biến làm nhiều món ngon và trở thành đặc sản vùng miền. Vậy kỹ thuật nuôi cá lăng hiện nay cần có những điều kiện nào? Kỹ thuật nuôi cá lăng hiện nay có những điểm tiến bộ gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Mô hình nuôi cá lăng như thế nào? nuôi cá lăng cho ăn gì?
Kỹ thuật nuôi cá lăng hiện nay ra sao?
Để nuôi được cá lăng, bạn nên chuẩn bị môi trường để nuôi cá. Cá lăng có thể được nuôi trong ao, hồ hoặc là nuôi bè. Tuy nhiên nếu được nuôi trong bè thì cá lăng sẽ nhanh lớn hơn, phát triển tốt hơn. Đồng thời người nuôi cũng dễ quản lý và theo dõi tiến trình lớn lên của cá mỗi ngày. Diện tích của ao nuôi cá lăng trung bình nên từ 1000 mét vuông trở lên. Ao rộng thì tạo được môi trường thoải mái, giúp cá bơi lội tự do hơn. Không những thế, độ pH cũng cần được cân nhắc và theo dõi. Hiện nay theo kinh nghiệm của nhiều người và nguồn kiến thức thực tế thì độ pH thích hợp nhất là ở mức 6 - 7.5. Trong giai đoạn này, bạn cũng cần kết hợp cải tạo ao trước khi nuôi, chuẩn bị được môi trường có nguồn nước, độ pH, độ rộng… thích hợp nhất để thả cá lăng.
Sau công đoạn chuẩn bị, bạn có thể thả cá lăng giống xuống nơi nuôi đã được chuẩn bị chu đáo. Để đạt được năng suất cao, bạn nên chọn cá có sưj tương đồng nhất định để thống nhất được kỹ thuật chăm sóc. Hơn hết thì bạn nên chọn những con cá có kích thước đồng đều, lưu ý râu cá không nên bị bạc màu. Và bạn cũng cần chọn những chú cá khoẻ mạnh, có thể bơi ở dòng nước một cách mạnh mẽ. Bạn có thể thả một mình cá lăng hoặc thả chung các loài cá khác nhỏ hơn để làm thức ăn cho cá.
Nguồn thức ăn cho cá lăng cũng đa dạng, dễ tìm kiếm chứ không quá khó. Bạn có thể cho cá lăng ăn cá tạp hay thức ăn viên đều được. Bên cạnh đó, cá lăng cũng có thể ăn các loài như giun hay ếch cắt nhỏ vừa với miệng cá. Để giúp cá sinh trưởng nhanh chóng, bạn có thể cho cá ăn mỗi ngày 3 lần bao gồm buổi sáng, buổi chiều và buổi tối. Trong đó, lượng thức ăn vào buổi tối sẽ chiếm phần lớn nguồn thức ăn. Không những vậy, bạn cũng có thể bổ sung thêm vitamin C hay các chế phẩm có lợi, men tiêu hóa… cho cá được cung cấp đủ các chất và khỏe mạnh, cho năng suất cao.
Việc chăm sóc khi nuôi cá lăng là vấn đề được nhiều người thắc mắc nhất. Khi nuôi cá lăng bạn nên có sự theo dõi sát sao, phát hiện kịp thời những tình huống phát sinh. Thời gian thay nước thì không có quy định bắt buộc, bạn có thể linh động được nhưng tốt nhất là từ 15 - 20 ngày thì thay nước hay vệ sinh nước một lần. Bạn cũng nên chuẩn bị để khử trùng nước kết hợp với khử khí độc ở đáy ao (nếu có). Điều này giúp hạn chế những tác nhân có thể gây cản trở quá trình lớn lên của cá lăng, đồng thời giúp chúng có được môi trường ưu việt nhất để phát triển theo thời gian.
Kỹ thuật phòng bệnh khi nuôi cá lăng
Bên cạnh việc chăm sóc, khi nuôi cá lăng người nuôi cũng nên có được những kiến thức cơ bản về các loài bệnh cá có thể mắc phải, nguyên nhân cũng như các cách xử lý thích hợp. Và kỹ thuật phòng bệnh khi nuôi cá lăng có những vấn đề cần biết như sau:
Nếu như nuôi cá lăng bằng ao hồ bạn có thể thay nước hay sử dụng hoạt chất để có thể tiến hành vệ sinh môi trường nước cho cá. Còn nếu nuôi bằng bè thì bạn cần vệ sinh sàn ăn cho cá. Thông thường thì cá lăng có thể mắc bệnh nấm và đường ruột là những bệnh phổ biến nhất.
Khi cá bị nhiễm nấm, cá sẽ bị xây xát và có dấu hiệu bơi lội không giống với lúc bình thường. Khi đó, bạn có thể tham khảo và áp dụng cách khử trùng nước cùng với việc trộn thêm kháng sinh vào thức ăn cho cá lăng.
Một số ít trường hợp cá lăng còn có thể bị mắc bệnh về đường ruột. Dấu hiệu nhận biết chính là bụng cá to, có thể có ban, hậu môn cá lồi ra và bị sung huyết. Lúc này, bạn nên có những chú ý nguồn thức ăn cũng như bổ sung thêm thuốc vào thức ăn, luôn giữ thức ăn sạch sẽ và kết hợp hoạt chất giúp cá mau khỏe mạnh trở lại.
Khi nào có thể thu hoạch đựợc cá lăng
Cá lăng bắt đầu thu hoạch được là ở thời điểm từ 5 tháng trở lên. Để việc thu hoạch được thuận lợi, bạn có thể cho cá ngừng ăn trước 01 ngày thu hoạch để vận chuyển cá được xa hơn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nuôi cá lâu hơn để thu hoạch thì cũng không vấn đề gì. Cá càng lớn thì thịt cá càng được gia tăng độ ngon và giá thành cũng cao hơn.
Hi vọng những nội dung tư vấn bên trên giúp được bạn trong quá trình tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá lăng tốt nhất. Chúc bạn có mùa vụ cá lăng bội thu!
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.