Cá ngọc đế đã trở thành một món ăn được ưa chuộng trên thị trường. Sở dĩ nó được ưa chuộng là bởi loại cá này giàu dinh dưỡng, thịt cá lại dai, thơm ngon. Không những vậy loại cá này còn chứa hàm lượng DHA cao hơn nhiều so với cá hồi. Vì kỹ thuật nuôi cá ngọc đế rất khó nên loại cá này thường được nhập khẩu từ Australia với chi phí vận chuyển cao và dễ phát sinh rủi ro. Vì vậy hãy thông qua bài viết này để tìm hiểu về cách nuôi cá ngọc đế để việc nuôi cá trở nên dễ dàng hơn.
Cá ngọc đế là cá gì? Mô hình nuôi cá ngọc đế như thế nào?
Cá ngọc đế là gì?
Cá ngọc đế thường được gọi là Barcoo grunter (Scrotum barcoo). Loại cá này là loại cá đặc hữu của Australia. Cá ngọc đế thích sống ở vùng nước đục hoặc bùn của các con sông có độ dốc thấp ở miền Trung Australia.
Chủ yếu được tìm thấy ở sông Barcoo và lạch Cooper, hệ thống thoát nước của hồ Eyre và Bulloo-Bancannia ở miền trung Australia cũng như sông Gilbert và các nhánh của nó ở phía bắc Queensland.
Cá ngọc đế có thân hình chắc chắn với một cái đầu nhỏ. Cơ thể có màu nâu với các đốm sẫm màu. Cá ngọc đế có thân hình dẹp, to ở phần thân. Vây lưng của cá cứng, vây ngực có tia mềm.
Cá ngọc đế thường bị nhầm lẫn với cá nhàu và cá rô bạc, tuy nhiên có thể phân biệt cá này với hai loại cá còn lạ bằng các đốm đen ở hai bên người của cá ngọc đế.
Cá ngọc đế là loại cá chịu nhiệt tốt, vẫn có thể sống sót ở nhiệt độ nước lên tới 40 độ C. Cá ngọc đế là loài ăn tạp, thức ăn rất đa dạng như động vật giáp xác, côn trùng, động vật thân mềm và cá con.
Cá ngọc đế có kích thước khá lớn, tối đa có thể lên đến 35cm, chiều dài trung bình là 25 cm. Cá ngọc đế thường sinh sản vào mùa lũ. Lũ lụt có thể kích thích sự sinh sản của loại cá này.
Chuẩn bị để nuôi cá ngọc đế
Chuẩn bị nơi để nuôi cá
Tại Úc, người chăn nuôi thường nuôi cá ngọc đế trong bể hoặc ao. Sản lượng thu hoạch được có thể đạt 5-10 tấn/ha nếu có thể quản lý tốt bể nuôi. Cá ngọc đế thích hợp nuôi trong hệ thống tuần hoàn và được quản lý tốt với quá trình sinh học hiệu quả.
Ao dùng để nuôi cá nên có kích thước phù hợp với kích thước của cá, có thể từ 0,2-0,5ha, với độ sâu 0,7-2,5m. Nên chuẩn bị ở nơi gần nguồn nước để dễ dàng thực hiện thay nước cho ao nuôi.
Nước để nuôi cá
Nước để nuôi cá phải đảm bảo là nước sạch, không bị ô nhiễm, không có ký sinh trùng và các loại vật hại. Nước để nuôi cá ngọc đế cần có mức oxi hòa tan từ 4 ppm trở lên. Mức độ này sẽ thích hợp cho sự phát triển và giúp cá đạt tỷ lệ sống tốt.
Cá ngọc đế có thể sống trong độ pH từ 6-9. Tuy nhiên để cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì độ pH của nước nên vào khoảng 6.5-8.5. Độ mặn 5ppt sẽ phù hợp giúp cho các phát triển. Ngoài ra độ mặn này sẽ thích hợp để điều trị ngoại sinh cũng như bệnh nấm trên da của cá.
Kỹ thuật nuôi cá ngọc đế
Nhân giống
Trong môi trường tự nhiên, cá ngọc đế thường sinh sản vào mùa lũ khi nhiệt độ nước trên 23 độ C. Tuy nhiên trong môi trường nuôi nhốt, cá bố mẹ sẽ được kích thích đẻ trứng bằng cách tiêm hormone.
Khi ấu trùng đạt kích thước 5mm thì có thể cho ấu trùng ăn. Tuy nhiên cần lưu ý các ngọc đế là loài ăn tạp, sẽ ăn thịt lẫn nhau vì vậy cần quan sát và cho ăn vào thời điểm thích hợp để bảo tồn số lượng.
Tỷ lệ sống của cá ngọc đế con sẽ tăng lên và đạt 30% khi ấu trùng dài 15mm. Cá giống phát triển khá nhanh, đạt 30-50mm trong vòng 2-3 tháng. Khi đạt đến kích thước này là có thể thả vào ao nuôi.
Tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc vào điều kiện cho ăn, nhiệt độ nước và chiến lược quản lý ao nuôi, bể nuôi. Để cá phát triển nhanh cá giống cần được phân loại thường xuyên và tách những con có kích thước đồng đều nuôi riêng để tăng cường sự chăm sóc cho những con nhỏ hơn.
Cá ngọc đế dễ nuôi và có tốc độ tăng trưởng nhanh, có thể đạt kích thước 300mm trong khoảng 18 tháng. Vì vậy nhiệt độ để nuôi loại cá này tốt nhất nên vào khoảng từ 18-27 độ C.
Trong môi trường nuôi nhốt nhiệt độ tối thiểu phải là 13 độ C, nếu thấp hơn cá có thể bị ức chế phát triển, thậm chí là chết.
Mật độ thả
Để đảm bảo cá có đủ oxi và không gian phát triển thì tỷ lệ thả tối đa là 15.000 con/ha. Trong các bể, mật độ thả phụ thuộc vào công suất của hệ thống nhưng mật độ thả nuôi loài này có thể thực hiện như mật độ nuôi cá chẽm.
Trong hệ thống tuần hoàn, cá ngọc đế có thể đạt kích thước 450g trong 4 tháng và 800g trong 7 tháng từ kích thước cá giống ban đầu. Do đó mật độ tối đa thường vào khoảng 40 – 50 kg/mỗi mét khối nước.
Thức ăn và cách cho ăn
Cá ngọc đế là loại ăn tạp. Vì vậy chúng có thể phát triển tốt với nhiều loại thức ăn. Có thể cho cá ngọc đế ăn các loại thực vật như rau diếp và các loại lá cây khác. Ngoài ra có thể cho ăn các thức ăn nhân tạo có trên thị trường.
Cần quan sát tốc độ ăn của cá để từ đó biết được sức ăn của cá mà có sự điều chỉnh phù hợp. Nếu lượng thức ăn ít hơn nhu cầu cá có thể chậm phát triển.
Nếu lượng thức ăn bị dư thừa thì nên giảm xuống để đảm bảo cá ăn hết, giúp cho nước không bị ô nhiễm, không tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển.
Nhiệt độ nước
Cá rô phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ 18 - 27 độ C. Nếu nước trong ao tăng nhiệt độ lên quá cao, vượt mức 30 độ thì nên thay nước và tăng cường sục khí.
Nếu nhiệt độ trong ao nuôi xuống dưới 16 độ thì nên ngừng cho cá ăn vì lúc này cá sẽ bị chán ăn và stress. Nhiệt độ dưới 17°C có thể gây chết cho cá và tỷ lệ chết tăng cao nếu như nhiệt độ trong ao dưới 13°C. Do đó, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp để bảo tồn số lượng và chất lượng của cá.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Nguyễn Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, tôi là Nguyễn Nam, 29 tuổi, là một bác sĩ thú y và chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê thế giới động vật và luôn có niềm yêu thích mãnh liệt dành cho những sinh vật này. Từ khi còn nhỏ, tôi đã bắt đầu khám phá và tìm hiểu về đa dạng của thế giới động vật. Với tư cách là một chuyên gia chăm sóc thú cưng, tôi có kinh nghiệm và kiến thức để giúp các loài vật nuôi của bạn tìm thấy sức khỏe trong cuộc sống của chúng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, tôi rất sẵn lòng hỗ trợ bạn. Hãy cùng nhau khám phá và yêu thương thế giới động vật nhé!