Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách nuôi một con vật khá đặc biệt đó là bọ cạp. Loài vật này đã gây ra khá nhiều tranh cãi khi chúng là loài động vật có nọc độc, gây nguy hiểm cho con người nhưng cũng có các thành phần trong cơ thể có thể làm các loại thuốc chữa bệnh rất hiệu quả, thậm chí còn có cơ hội chữa được cả bệnh liệt. Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cách nuôi bọ cạp nhé.
Hướng dẫn cách nuôi bọ cạp thương phẩm
Đặc điểm
Ngoại hình
Bọ cạp có cơ thể chia làm 2 phần , phần đầu và phần thân. Phần đầu bọ cạp bao gồm đầu và ngực, phần sau là phần thân và đuôi.
Bọ cạp có cơ thể nhìn rất đẹp mắt nhờ bộ giáp cấu tạo theo dạng lớp, toàn bộ cơ thể của bọ cạp gần như chỗ nào cũng có giáp khiến chúng nhìn như những cỗ máy đã được trang bị đầy đủ vũ trang và luôn trong trạng thái sẵn sàng ra trận,
Phần thân trước của bọ cạp là các mảnh giáp to bao phủ lấy đầu, ngực, chân , kìm còn phần sau chia thành 8 đốt bụng nhỏ, đuôi bọ cạp cũng được chia thành 6 đốt, đốt cuối cùng cong và nhọn, là nơi chứa nọc độc và cũng là hậu môn của bọ cạp.
Tập tính
Bọ cạp nhìn thì rất nguy hiểm nhưng chúng lại rất hiền lành, chúng thường chỉ tấn công khi bị ai đó tác động vào như dẫm, chạm vào một cách bất ngờ hay tiến vào lãnh thổ của chúng.
Bọ cạp là loài động vật thường sống về đêm, thích đào bới và tìm kiếm thức ăn. Ban ngày, chúng thích ẩn mình vào những nơi có nhiều bóng tối.
Điều kiện nhiệt độ
Bọ cạp thích sống trong môi trường nhiệt độ từ 20 - 37ºC. Những giới hạn tối đa mà bọ cạp có thể chịu được là 14 - 45ºC.
Các giống bọ cạp nuôi
Nếu như bạn tìm trên mạng sẽ có vô vàn các thông tin về các giống bọ cạp nguy hiểm chết người,... nhưng thật ra ở nước ta chỉ có 2 loài bọ cạp là bọ cạp đen và bọ cạp nâu và 2 loài bọ cạp này tuy cũng có nọc độc nhưng lại không thể gây chết người mà chỉ khiến người bị chích sưng và đau nhức , mẩn đỏ chỗ bị đốt. Thường thì chẳng cần bôi thuốc hay chữa trị gì mà chỉ cần để khoảng hơn 12 tiếng là hết hoàn toàn. Tuổi thọ của bọ cạp thường từ 4 đến 40 năm.
Cách phân biệt bọ cạp đực và cái
Thông thường khi xác định đâu là con đực và con cái, những người nuôi có kinh nghiệm thường xem phần càng và đuôi. Con đực thường có càng và đuôi to hơn, trong khi đó con cái có bụng to và mình đẹp hơn.
Chọn giống
Khi chọn con giống, mọi người nên chọn những con trưởng thành có màu sắc đẹp, khỏe mạnh, không gãy càng, không dị dàng, ăn uống bình thường, mọi người nên mua theo tỷ lệ 1 đực 2 cái đối với trường hợp muốn nuôi sinh sản nhân giống.
Còn với những trường hợp mua bọ cạp thương phẩm, thì mọi người nên chọn những nơi bán uy tín (trang trại giống bọ cạp tin cậy) để lưa chọn mua.
Chuồng nuôi bọ cạp
Chuồng nuôi bọ cạp cơ bản không quá phức tạp và bạn có thể tự làm ở nhà, nếu bạn chỉ nuôi một vài con để làm cảnh thì chỉ cần mua các hộp to bằng kính, nhựa có nắp đậy là được, về cơ bản chuồng nuôi cho bọ cạp chỉ cần là một hình hộp vuông hoặc chữ nhật làm bằng các chất liệu chắc chắn để chúng không thoát được ra ngoài.
Nền chuồng nên được lót xơ dừa, lá khô, các cành cây nhỏ,... cho sinh động, tùy theo sở thích mà bạn có thể trang trí tùy ý, nhưng chú ý phải có xơ dừa khô hay còn gọi là mùn dừa để giữ ấm cho bọ cạp. Nắp đậy cần có nhiều lỗ thoáng khí. Các bạn có thể tận dụng bể cá bỏ trống để nuôi bọ cạp.
Nếu nuôi để kinh doanh thì nên xây hẳn 1 bể nuôi bọ cạp, có thể xây bằng gạch hoặc làm bằng kim loại, diện tích bể nuôi tùy theo số lượng nuôi, xây thành bể khoảng 50 đến 60cm và không cần lát gạch hay trát xi măng mà có thể để gạch không, gần miệng bể nuôi ốp gạch men trơn để tránh bọ cạp chui ra ngoài. Nền bể nuôi để đất không nhưng vẫn lót các thứ tương tự như chuồng nuôi trên. Hoặc có thể đào đất, làm hang và cho nhiều các loại đá, gốc cây,... vào để bọ cạp chui rúc , sinh hoạt như ở ngoài tự nhiên.
Nếu nhà có vườn thì quây 1 góc vườn bằng gỗ hoặc sắt, xây gạch sao cho kín rồi đặt các gáo dừa, cành cây vào rồi thả bọ cạp vào nuôi.
Với diện tích:
1m²: Với diện tích này, mọi người có thể nuôi được 50 - 100 con giống bọ cạp hoặc 200 bọ cạp thương phẩm loại nhỏ.
Thức ăn của bọ cạp
Nuôi bọ cạp khá dễ và chúng là loài ăn tạp, bạn có thể cho chúng ăn các loại cây mềm, các con côn trùng và cả tôm, ốc, các loại thịt,.... khi cho ăn nên băm nhỏ thức ăn ra rồi cho vào chuồng bọ cạp, không nên cho quá nhiều vì nếu cho nhiều bọ cạp không ăn hết được sẽ gây bốc mùi hôi thối , có thể bắt các con côn trùng hay ốc sên, ốc bươu,.. thả vào chuồng bọ cạp cho chúng tự giết con mồi và ăn thịt.
Về nước uống thì chỉ cần dùng 1 khay đựng nước rồi cho nước vào cho bọ cạp là được.
Bọ cạp sinh sản thế nào?
Bọ cạp trên 6 tháng là có thể sinh sản, mỗi con bọ cạp có thể đẻ lên đến 60 đến 80 con, bọ cạp khi mang thai bụng sẽ to lên , khi sinh các con bọ cạp con sẽ có màu trắng và bám trên người con mẹ, sau khoảng 10 ngày mới có thể bắt đầu trèo xuống và đi lại.
Cần lưu ý là, khi bọ cạp mẹ sinh ra, người dân nên tách khỏi đàn bọ cạp, đề ngăn cách việc những con bọ cạp khác ăn trứng và những con non.
Phòng bệnh
Bọ cạp là loài vật sống hoang dã, có sức đề kháng cao nên vì vậy chúng hầu hết ít khi bị bệnh. Nhưng nếu không biết cách chăm sóc đúng, bọ cạp có thể sẽ bị sình bụng, đạu bụng, tiêu chảy.
Chính vì vậy, khi người dân nuôi bọ cạp, cần phải thường xuyên kiểm tra chuồng nuôi, đảm bảo môi trường sống được sạch sẽ, không ẩm mốc hay những nơi vi khuẩn có thể phát triển sinh sôi.
Thu hoạch bọ cạp
Nếu bạn nuôi để kinh doanh với số lượng lớn thì đây là cách thu hoạch
Cứ con nào đang không trong quá trình mang thai hay đẻ là có thể đem bán, thường thì bọ cạp con sau khoảng 60 - 65 ngày tuổi là đã có thể bắt để đem bán hay kinh doanh.
Bắt bọ cạp bỏ vào 1 thùng kín có lỗ thông khí để vận chuyển, khi bắt nên đeo 1 bao tay da dày để tránh bị đốt.
Lời kết
Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách để nuôi bọ cạp cả để kinh doanh, cả để nuôi làm cảnh, nếu các bạn thấy hay hãy đón đọc các bài viết mới nhất của chúng tôi trên wikifarm nhé.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Tiến Thành
Tôi là Tiến Thành, hiện nay đã 25 tuổi và đang là sinh viên tại trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài Y Khoa, tôi luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho động vật, đặc biệt là với những chú mèo đáng yêu.
Tôi cũng là một cộng tác viên trên trang hướng dẫn nuôi trồng trực tuyến WikiFarm. Tôi luôn mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người về việc chăm sóc động vật. WikiFarm đã mang lại cho tôi cơ hội để góp phần mang lại những thông tin hữu ích và bổ ích cho những người yêu thú cưng.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để tìm hiểu về tôi. Tôi luôn sẵn sàng để học hỏi và chia sẻ, và hy vọng rằng tôi có thể đóng góp nhiều điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng trong tương lai.