Xin chào các bạn, ngỗng hay vịt , ngan,… đều là các con gia cầm khá giống nhau về mặt cấu tạo, cách nuôi hay môi trường sống, chuồng cũng không quá khác nhau, hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm chuồng nuôi ngỗng nhé. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nuôi được lý do tôi sẽ nói cụ thể trong bài viết, chúng ta cùng bắt đầu nhé.
Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi ngỗng dễ chăm sóc
Vị trí xây chuồng
Chuồng nuôi ngỗng cần được xây ở một khu đất khá rộng, thoáng mát, nhiều cây xung quanh, cao ráo không bị mưa ngập. Thường là đất ở các vùng nông thôn hay rìa ngoại ô. Phải xa khu tập trung đông dân cư để tránh làm ảnh hưởng đến các hộ gia đình khác.
Chuồng nuôi ngỗng
Chuồng nuôi ngỗng sẽ được xây dựng với diện tích khoảng một nửa diện tích khu đất nuôi ngỗng, đây sẽ là chuồng để nuôi nhốt, cho ngỗng trú ẩn có mái che và các thiết bị hỗ trợ như đèn sưởi,… còn phần còn lại là sân chơi cho ngỗng ra ngoài tắm nắng, hoạt động. Nên chia chuồng nuôi ngỗng ra 3 khu là khu nuôi ngỗng trưởng thành đợi xuất chuồng, ngỗng đẻ trứng và ấp trứng và khu còn lại là khu nuôi ngỗng con. Mỗi khu đều nằm trong cả 2 phần nuôi nhốt và nuôi thả và được ngăn cách với nhau.
Xây dựng chuồng nuôi ngỗng
Phần chuồng nhốt
Nền chuồng có thể lát gạch, xi măng hoặc để nền đất nhưng phải cao hơn và dốc so với phần sân chơi của ngỗng để tránh ngập nước khi mưa, phải làm các rãnh thoát nước ở nền chuồng để dễ vệ sinh và thoát nước thải khi vệ sinh chuồng. Xây tường bao quanh cả khu bằng gạch ( hoặc gỗ cũng được ) còn tường ngăn giữa các khu chỉ xây khoảng 30 đến 40cm bằng gạch làm chân tường còn dùng lưới thép để làm vách tường. Diện tích mỗi khu sẽ khác nhau tùy vào số ngỗng bạn nuôi, ở khu nuôi ngỗng con thì mật độ khá đông nên làm nhỏ cũng được, thường thì 1 mét vuông sẽ nuôi được khoảng 25 đến 30 con ngỗng con. Ở khu nuôi ngỗng trưởng thành thì khoảng 3 đến 5 con trên 1 mét vuông. Ở khu nuôi ngỗng đẻ thì khoảng 2 đến 3 con trên 1 mét vuông. Phần mái chuồng có thể lợp tôn, các tấm Fibro,… chỉ cần đảm bảo không dột, các cột chống mái có thể làm bằng gỗ hoặc sắt, inox, thép,… Nên làm cửa ở mỗi khu nuôi thông ra phần sân thả để dễ lùa ngỗng ra vào.
Về phần sân thả
Nên để nền đất tự nhiên, trồng thêm cỏ , các loại cây nhỏ để thêm đa dạnh sinh học. Phần sân thả nên có lưới ngăn cách giữa các khu thả ngỗng, nếu như trong chuồng nhốt ngăn cách bằng tường gạch và lưới thép thì ở phần sân thả chỉ cần ngăn bằng vải màn là được. Dùng các cọc và lưới thép để quây bên ngoài chuồng tránh ngỗng đi ra khỏi phạm vi đất chuồng , lưới nên làm cao từ 1m2 đến 1m5 tránh ngỗng bay ra.
Các thiết bị cần thiết khi nuôi ngỗng
Các máng ăn, uống có thể mua hoặc làm bằng gỗ, nhôm, inox,…. máng thường hình hộp chữ nhật và dài, chiều rộng nhỏ thường thì sẽ dài 1m đến 1m2 và rộng 40cm sâu từ 10 đến 20cm. Các máng ăn uống có thể đặt trong chuồng hay ở khu sân thả đều được.
Đèn sưởi là thứ rất quan trọng giúp ngỗng sống sót trong mùa đông lạnh nước ta, đặc biệt là ở khu nuôi ngỗng con bắt buộc phải bố trí đèn sưởi.
Nếu có điều kiện thì lắp đặt thêm 1 số thiết bị giúp thoáng khí như quạt hút , quạt thông gió để ngỗng tránh nóng vào mùa hè.
Nền chuồng nhốt nên lót thêm 1 lớp vỏ trấu hoặc mùn cưa dày khoảng 10cm để dễ vệ sinh cũng như giúp ngỗng giữ thân nhiệt, chính vì việc này mà khi xây chuồng nhốt chúng ta nên xây chân tường bằng gạch.
Lời kết
Nói chung thì xây chuồng cho ngỗng khá đơn giản nhưng cũng khá tốn kém và mất thời gian vì xây gạch và các lưới thép to, dài không quá rẻ nhưng so với việc kinh doanh ngỗng số lượng lớn thì lợi nhuận cũng rất tiềm năng, vừa xong chúng ta đã cùng tìm hiểu về cách làm chuồng cho ngỗng, chúc các bạn áp dụng thành công và nếu thấy hay các bạn nhớ chú ý đón đọc các bài viết mới nhất tại wikifarm để ủng hộ chúng tôi nhé.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Tiến Thành
Tôi là Tiến Thành, hiện nay đã 25 tuổi và đang là sinh viên tại trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài Y Khoa, tôi luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho động vật, đặc biệt là với những chú mèo đáng yêu.
Tôi cũng là một cộng tác viên trên trang hướng dẫn nuôi trồng trực tuyến WikiFarm. Tôi luôn mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người về việc chăm sóc động vật. WikiFarm đã mang lại cho tôi cơ hội để góp phần mang lại những thông tin hữu ích và bổ ích cho những người yêu thú cưng.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để tìm hiểu về tôi. Tôi luôn sẵn sàng để học hỏi và chia sẻ, và hy vọng rằng tôi có thể đóng góp nhiều điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng trong tương lai.