Làm chuồng để nuôi chim bồ câu sẽ không khó nếu bạn biết cách. Chim bồ câu được xem là giống gia cầm, chúng được nuôi rất lâu đời ở nước ta. Việc làm chuồng và nuôi chim bồ câu cần người nuôi phải có sự hiểu biết về cách làm chuồng cũng như cách nuôi chim. Bài viết dưới đây, WiKi Farm sẽ giới thiệu cho bà con làm chuồng chim bồ câu chi tiết để là cơ sở quan trọng giúp bà con tìm hiểu, áp dụng để mở rộng thêm quy mô trang trại, đồng thời góp phần giúp bà con tạo công ăn việc làm. Hãy cùng đọc kĩ, sau đó bắt tay vào làm để có những mô hình chuồng thật đẹp nhé!
Hướng dẫn cách làm chuồng chim bồ câu đơn giản
Hướng dẫn cách làm chuồng chim bồ câu thả
Chim bồ câu thả là mô hình chuồng kết hợp giữa chuồng chim bồ câu và không gian tự nhiên. Đây là mô hình được nhiều người làm ở các vùng quê, vì không quan rộng, chim tự do bay.
Bước 1: Xác định vị trí đặt chuồng
Xác định vị trí đặt chuồng để biết nên làm chuồng kích cỡ như thế nào trước khi thực hiện các bước khác. Nếu bạn đặt chuồng ở trong sân nhà, bạn có thể làm chuồng với kích cỡ nhỏ. Khi đặt chuồng ngoài vườn tùy theo số lượng nuôi mà lựa chọn kích cỡ phù hợp.
Bước 2: Lên ý tưởng thiết kế chuồng chim bồ câu
Để xây dựng một chuồng chim bồ câu, đầu tiên chắc hẳn bạn phải nghĩ trong đầu chuồng để thiết kế chim bồ câu. Nên xác định trước bạn sẽ nuôi tầm bao nhiêu con và xây bao nhiêu tổ. Thực hiện thiết kế diện tích cho chuồng, hình dáng cũng như kích thước.
Chuồng chim bồ câu được thiết kế kiểu dáng hình chữ nhật, có mái che chắn, một tầng hoặc hai tầng, mỗi tầng có 5 – 6 ổ. Chuồng có 4 bức tường, sàn, chuồng, tổ, lỗ thông hơi và mái che.
Bước 3: Chuẩn bị vật dùng để xây chuồng
Chuẩn bị về vật liệu: Khi đã lên ý tưởng thiết kế chuồng, việc tiếp theo bạn nên chuẩn bị là xác định số lượng chim bồ câu bạn sẽ nuôi. Chuẩn bị vật dụng để xây chuồng như ván ép, đinh, mái nhà và vít để xây dựng và đóng khung cho chuồng. Để làm chuồng chim bồ câu bạn nên sử dụng vật liệu bằng gỗ tự nhiên để chuồng được bền, đảm bảo được độ chắc, nhiệt độ trong chuồng sẽ ấm và tránh bị hư hỏng.
Chuồng chim sẽ có các ổ riêng, cổng của ổ nên vừa để chim có thể ra vào thoải mái, không nên quá rộng hoặc quá hẹp. Mái chuồng cho chim bồ câu nên được lợp bằng gỗ hoặc tôn. Mỗi ô trong chuồng là chỗ ở của 1 cặp chim.
Bước 4: Trang trí cho chuồng
Sơn chuồng: Sau khi đóng chuồng xong, là đến giai đoạn sơn chuồng, sơn chuồng sẽ giúp chuồng đẹp lên, tăng độ thẩm mĩ cho chuồng, thu hút chim bay đến.
Lót ổ đẻ cho chim bồ câu: Nên chuẩn bị hai ổ để riêng trong một tổ bởi đặc tính của chim bồ câu là đẻ trứng trong quá trình nuôi con. Ổ đẻ nên lót bằng rơm, vỏ trấu, mùn cưa để giữ được nhiệt.
Chuẩn bị máng thức ăn và nước: Nếu bạn nuôi chim bồ câu đặt chuồng phía ngoài vườn, bạn nên đặt máng thức ăn và nước ngay cạnh chuồng để chim có thể ra ăn thức ăn và uống nước khi đói. Điều này cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức chăm sóc chim.
Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi bồ câu công nghiệp
Hiện nay, ngoài mô hình làm chuồng chim bồ câu thả, cũng rất nhiều người lựa chọn nuôi chim bồ câu với mô hình công nghiệp và bán công nghiệp.
Mô hình công nghiệp là mô hình làm chuồng chim bồ câu bằng cách nhốt hoàn toàn chim với mục đích nuôi thương phẩm. Tuy nhiên mô hình này chủ yếu ở bên nước ngoài, mô hình này ở Việt Nam chưa được áp dụng nhiều, chỉ áp dụng chủ yếu ở miền Nam.
Để làm chuồng chim bồ câu công nghiệp, cần các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu
Vật liệu làm chuồng bồ công công nghiệp đa dạng, thường là các vật liệu như sắt, nhựa, bê tông cốt thép…
Bước 2: Đo lường để làm kích thước chuồng
Trong mô hình nuôi chim bồ câu công nghiệp, làm chuồng bằng khung thép là cách làm chuồng ưa chuộng nhất. Mỗi ô vuông sẽ là các khung thép gắn lại. Với mô hình này, người nuôi có thể làm nhiều tầng chuồng, mỗi chuồng sẽ có 7 – 10 ngăn, ngăn cách bởi những lưới thép.
Một ô chuồng sẽ là một ổ, mỗi ổ nên có 1 cổng để bồ câu ra vào. Mỗi ô chỉ nên có kích thước 20 x 20 cm để thuận tiện cho việc bắt chim khi thu hoạch.
Bước 3: Lắp đặt ổ chuồng
Sau khi đo lường kích thước, hãy tiến hành lắp đặt ô chuồng, chia chuồng nuôi thành các ô. Với môi cửa ô chuồng, nên để kích thước ít nhất là 15 – 20cm, cửa chuồng thiết kế sao cho dễ mở, mở ra mở vào để có thể bắt chim. Không nên lắp cửa chuồng quá thô vì có thể sẽ làm đau chim.
Bước 4: Thêm máng ăn, máng uống
Trong ổ chuồng nên để thêm máng nước và máng đựng thức ăn để bạn có thể tiết kiệm thời gian trong việc cho chim ăn.
Máng ăn của chim bồ câu có kích thước nhỏ, có thể được là từ gỗ, tre hoặc tôn. Kích thước máng ăn chỉ nên dài từ 12 – 15cm, rộng 5cm, độ sâu máng từ 5 – 7cm.
Bước 5: Kho thức ăn của chim bồ câu nuôi kiểu bán công nghiệp
Bà con nên làm một kho thức ăn riêng dự trữ cho chim bồ câu để có thể cung cấp thức ăn thường xuyên cho chim, không lo bị động trong việc chuẩn bị thức ăn cho chim.
Hướng dẫn cách làm chuồng chim bồ câu bán công nghiệp
Đây là hình thức không phải nhốt hoàn toàn và cũng không phải thả để chim bay tự do hoàn toàn. Chim có chuồng riêng và đồng thời cũng có thể tự do bay nhảy. Đây là một trong những hướng đi lý tưởng và phù hợp hiện nay đối với người chăn nuôi.
Để làm chuồng chim bồ câu bán công nghiệp, cần chuẩn bị theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu
Việc làm chuồng bán công nghiệp cũng khá đơn giản, tùy vào yêu cần của bà con mà quyết nên chuẩn bị như thế nào cho đúng, bà con có thể chuẩn bị gỗ tự nhiên, lưới thép, tre, các loại gỗ tạp, hoặc có thể là sắt… Tuy nhiên nên đảm bảo tính chắc chắn, sử dụng lâu dài.
Bước 2: Thiết kế chuồng
Chuồng bán công nghiệp gồm 2 khu vực: khu sân vườn và khu lồng để nhốt.
Với kiểu nuôi bán công nghiệp, bà con nên xếp các tủ chuồng theo kiểu hình chữ U.
Bước 3: Thiết kế và làm lưới vây
Lưới vây là dụng cụ được dùng để vây quanh khu vực chuồng, không để bồ câu bay lung tung, lưới vây càng rộng, càng cao thì chim bồ câu sẽ thoải mái bay được cao hơn. Thông thường diện tích khu vực vườn sẽ rơi vào khoảng 180m2, với diện tích ấy, bạn có thể nuôi được từ 200 – 250 đôi chim.
Bước 4: Làm máng thức ăn, máng nước
Vì là mô hình bán công nghiệp nên bà con có hai cách để bố trí máng thức ăn và máng nước: máng thức ăn, máng nước bố trí theo kiểu chung cho cả đàn hoặc đặt riêng cho từng ô. Nhưng chúng tôi vẫn khuyến khích bà con làm máng thức ăn, máng nước theo kiểu đặt riêng lẻ từng ô để mang lại hiệu quả cao hơn.
Bước 5: Làm giàn cho chim đậu
Trong không gian khu sân vườn, bạn có thể làm thêm giàn để chim bồ câu đậu. Giàn được làm từ các ống nhựa, tre, nứa có đường kính tầm 1,5cm.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Cát Phượng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Cát Phượng, một bác sĩ thú y với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong suốt sự nghiệp của mình, mình đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ những con chó và mèo đến các động vật hoang dã như hổ, sư tử và voi. Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho các loài động vật, mình còn đam mê nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng. Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động như giảng dạy và đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với cộng đồng. Ngoài công việc, mình thích du lịch, đọc sách và tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mình cũng rất yêu động vật và luôn mong muốn góp phần giúp cho các loài động vật được sống và phát triển tốt hơn.