Xin chào các bạn, gà là con động vật đã được người dân ta nuôi từ những ngày xửa ngày xưa và là một trong những con vật phổ biến nhất thế giới, gần đây tự nhiên nhiều bạn trẻ và các bà con nông dân từ thành phố đến nông thôn lại quan tâm nhiều đến việc nuôi gà thả vườn nên hôm nay tôi sẽ viết 1 bài về cách làm chuồng gà thả vườn đơn giản, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Cách làm chuồng gà thả vườn đơn giản, dễ thực hiện
Chuồng gà thả vườn đơn giản
Tôi sẽ hướng đến sự đơn giản và tiết kiệm nhất để dành cho những người mới tìm hiểu về nuôi gà thả vườn nên đây sẽ là cách làm chuồng gà quy mô nhỏ, số lượng không quá nhiều để dễ kiểm soát cũng như dễ dàng khắc phục hoặc nếu có sự cố thì cũng không thiệt hại quá nặng về kinh tế.
Vị trí xây dựng
Như đã nói thì chúng ta đang tìm hiểu về cách làm chuồng cho gà thả vườn nên để hiệu quả nhất thì nếu nhà bạn có vườn rộng thì rất tuyệt vời còn không thì cũng phải sở hữu 1 khu đất trống, chú ý không làm chuồng hay nuôi gà nếu ở gần trường học, nguồn cấp nước sinh hoạt, khu vực đông dân cư hay nói chung là ở các trung tâm thành phố, để xây dựng chuồng và nuôi gà thì phù hợp với những bạn ở ngoại ô hay các khu vực nông thôn.
Khu vực xây chuồng cũng phải gần nguồn điện, thoáng khí và nên để cửa chuồng ở hướng đông nam hoặc nam.
Xây dựng chuồng
Gọi là chuồng gà thả vườn nhưng để dễ hình dung thì các bạn cứ tưởng tượng đây như là 1 cái nhà tù cho gà vậy, sẽ có chỗ cho gà đi ngủ, ăn, ở và chỗ cho gà hoạt động, chạy nhảy, ….
Phần chuồng : thường được xây dựng xung quanh hoặc 1 phần ở tập trung ở khu vực nuôi gà, đây sẽ là nơi gà bị nhốt và ăn uống. Thường chuồng sẽ được xây tường bằng gạch, xây cột cao 2,5 đến 3 mét, các vách tường chỉ xây khoảng 50cm còn đâu làm vách ngăn bằng lưới sắt hoặc các que tre, nứa nhưng thời đại bây giờ nên bắn lưới sắt cho thoáng và dễ dàng thực hiện hơn. Làm cách này sẽ rất tiện lợi vì những ngày trời nóng thì chuồng sẽ thoáng khí còn vào mùa đông chỉ cần che bạt vào các lưới sắt là có thể giữ ấm và tránh gió cho chuồng gà.
Nên thiết kế các vách theo kiểu các ô hình chữ nhật dài để chia chuồng gà ra làm nhiều chuồng nhỏ ở trong, nuôi được nhiều loại gà hơn, ví dụ gà con cho vào 1 chuồng còn gà đẻ cho vào 1 chuồng,…
Tùy theo số lượng gà bạn nuôi mà kích thước chuồng sẽ khác nhau, thường là từ 3 đến 5 con trên 1 mét vuông. Tuy nhiên cũng phải phụ thuộc với kích thước khu đất bạn sử dụng để nuôi gà, thường thì khu vực chuồng sẽ chỉ xây khoảng 1/3 diện tích khu đất còn 2 phần kia là phần thả gà, vì chúng ta nuôi gà thả vườn mà nên là phần vườn để thả gà kia rất quan trọng. Cách để tận dụng tốt nhất là nuôi số lượng gà phù hợp với diện tích chuồng đã xây.
Nền chuồng gà có thể lát gạch hoặc đổ bê tông trơn để dễ vệ sinh và nên làm hơi dốc 1 chút thôi để khi vệ sinh nước có thể thoát ra dễ dàng. Bố trí máng ăn , máng uống nước ở quanh vách tường cho gà, nên làm ở phía ngoài vách để dễ cho thức ăn cho gà hơn, làm như vậy thì gà chỉ cần thò đầu qua các ô mắt của lưới sắt là ăn được.
Hoặc cũng có thể làm khay thức ăn dạng treo để giữa các ô chuồng nuôi gà. Khay uống nước cũng vậy và nên đặt gần khay thức ăn.
Trong chuồng phải bố trí hệ thống rãnh thoát nước đi qua toàn bộ các chuồng nhỏ để khi vệ sinh lau dọn, nước thải dễ dàng được thoát ra.
Phần mái chuồng có thể làm bằng bê tông, tôn, các tấm Fibro,… và nên làm chìa ra ngoài vách chuồng 1 mét để tránh mưa gió.
Phần sân vườn thả gà : nên là nền đất thì tốt nhưng nếu không thì có thể phủ 1 lớp cát khá dày lên mặt sân, lớp cát nên dày khoảng 20 đến 30cm.
Mặt sân thả gà nên thấp hơn khu vực chuồng nhốt 1 chút thường là 50cm đến 1 mét để ngăn cách 2 lớp nền cát và nền bê tông hoặc gạch giữa 2 khu vực và cũng để tránh mưa ngập.
Khu vực vườn thả như đã nói thì nên to gấp đôi khu vực nhốt, nếu khu vực nhốt là 4 đến 5 con 1 mét vuông thì ở khu vực thả diện tích nên là 1 đến 2 con 1 mét vuông.
Bố trí thêm các máng ăn để có thể cho gà ăn ngoài khu vực vườn thả. Các máng uống nước cũng bố trí tương tự và nên đặt cạnh máng ăn.
Chú ý thiết kết rãnh thoát nước ở dưới lớp cát và phủ lưới nhỏ lên rãnh để không bị ứ đọng nước khi mưa lớn hay ngập lụt cũng như không cho cát bị trôi đi khi bị ngập nước mưa.
Cứ tầm 2 ngày lại vệ sinh, quyét dọn chuồng gà 1 lần. Ở khu vực vườn thả thì quyét lớp cát ở trên để loại bỏ phân gà cát bẩn, khi lớp cát bị vơi đi khoảng 5-7cm thì thay cát hoặc đổ thêm cát lên. Khi có các dịch bệnh như cúm gà thì chỉ cần rắc vôi bột lên cát ở khu vườn thả là có thể phòng tránh phần lớn các vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy khu vực thả dù nền đất hay xi măng, gạch cũng nên lót lớp cát lên trên.
Có thể làm thêm các thứ như sạp đậu hay trồng cây ở trong khu vực sân thả để gà bay nhảy, hoạt động,… Có thể làm sạp đậu hình bậc thang, cách làm thì đơn giản thôi, lấy các thanh tre gắn lại với nhau như cái thang chữ A ấy là được.
Một số thiết bị cần thiết khi làm chuồng gà thả vườn
- Đèn sưởi cho gà vào mùa đông, nếu chỉ dùng bạt để ngăn gió vào mùa đông thì có thể chưa đảm bảo độ ấm cho gà nên bạn hãy bố trí đèn sưởi cho gà ở trong chuồng nhốt và hạn chế cho gà ra ngoài vào những ngày đông lạnh.
- Trồng thêm các cây dây leo ở trên mái chuồng để cho mát, cách này có thể giảm được một chút sức nóng của mùa hè trong chuồng gà, phần lớn các chuồng gà ở nước ta đều được lợp tôn nên vào mùa hè sẽ rất nóng.
- Lắp thêm thiết bị phun mưa hay các vòi phun nước ở trên mái để làm mát, công dụng tương tự như cách trên nhưng tác dụng sẽ tốt hơn nếu kết hợp cả 2. Có nghĩa là bạn vừa trồng các cây dây leo và vừa bố trí vòi phun nước ở trên mái để vòi phun nước còn cây giữ nước giúp chuồng gà mát mẻ hơn rất nhiều.
Lời kết
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Tiến Thành
Tôi là Tiến Thành, hiện nay đã 25 tuổi và đang là sinh viên tại trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài Y Khoa, tôi luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho động vật, đặc biệt là với những chú mèo đáng yêu.
Tôi cũng là một cộng tác viên trên trang hướng dẫn nuôi trồng trực tuyến WikiFarm. Tôi luôn mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người về việc chăm sóc động vật. WikiFarm đã mang lại cho tôi cơ hội để góp phần mang lại những thông tin hữu ích và bổ ích cho những người yêu thú cưng.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để tìm hiểu về tôi. Tôi luôn sẵn sàng để học hỏi và chia sẻ, và hy vọng rằng tôi có thể đóng góp nhiều điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng trong tương lai.